K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1,0 điểm) Hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng một đoạn văn 5 - 7 dòng. Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa trong thời đại ngày nay. Bài đọc: “NHẬN” VÀ “CHO” TRONG HỘI NHẬP VĂN HÓA          Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Ủy ban văn hóa, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng một đoạn văn 5 - 7 dòng.

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa trong thời đại ngày nay.

Bài đọc:

“NHẬN” VÀ “CHO” TRONG HỘI NHẬP VĂN HÓA

         Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Ủy ban văn hóa, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã khuyến cáo: Bước sang thế kỷ 21, nền khoa học của nhân loại có những bước tiến như vũ bão, làm đảo lộn nhiều giá trị tưởng như đã ổn định. Những thành tựu kì diệu của khoa học, công nghệ,... sẽ kéo theo những thay đổi về văn hóa, tác động sâu sắc đến các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

         Vì vậy, các dân tộc cần chuẩn bị cho quá trình hội nhập một cách thông minh, trên cơ sở bảo tồn vững chắc những tinh hoa truyền thống của nền văn hóa dân tộc mình, góp phần làm phong phú nền văn hóa chung của nhân loại.

         Từ trước tới nay, Đảng ta luôn luôn đề cao vai trò của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng xác định văn hóa là động lực và nền tảng của phát triển bền vững, “Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế” là cốt lõi của “Văn hóa hội nhập” Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, vì văn hóa không đứng ngoài chính trị và kinh tế. Hội nhập văn hóa đồng thời diễn ra trong quá trình hội nhập kinh tế.

         Nếu hội nhập kinh tế diễn ra theo xu hướng hòa đồng các giá trị thì hội nhập văn hóa - vấn đề cốt tử là phải bảo tồn cho được các giá trị riêng biệt, đó chính là bản sắc văn hóa của dân tộc. Hội nhập văn hóa là sự thống nhất giữa “nhận” và “cho”. “Nhận” cái mới của nước ngoài và “cho” thế giới, đóng góp cho thế giới những điều đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Tức là, quá trình hội nhập, chúng ta không chỉ tiếp biến văn hóa nhân loại để làm giàu có thêm kho tàng văn hóa Việt Nam, mà văn hóa Việt Nam có thể đóng góp những giá trị đặc sắc của mình vào văn hóa chung của nhân loại. Văn hóa Việt Nam có đủ tầm vóc, bản lĩnh, tự tin để tham gia định hình những giá trị chung trong văn hóa của nhân loại. Đó là một nội dung quan trọng của tiến trình hội nhập văn hóa.

         Giao lưu và hội nhập văn hóa có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhưng hội nhập bao giờ cũng có hai mặt. Mặt tích cực là giao lưu và hội nhập sẽ giúp cho văn hóa mỗi dân tộc luôn phát triển, tiếp nhận được những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để bồi đắp thêm cho văn hóa của dân tộc mình, đồng thời, quảng bá được những giá trị văn hóa của dân tộc mình cho các dân tộc khác. Tuy nhiên, cùng với đó là nguy cơ “đồng hóa” các hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa dân tộc, đe dọa tính sáng tạo của các nền văn hóa dân tộc, dẫn đến tình trạng “vong bản”, thậm chí thủ tiêu các giá trị văn hóa dân tộc.

         Bản sắc văn hóa của một dân tộc chính là cốt cách của dân tộc ấy. Cốt cách dân tộc là những phẩm chất tương đối ổn định và bền vững, bởi nó được hình thành và tồn tại trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc. Đồng thời, cốt cách dân tộc được thể hiện rất rõ ở lĩnh vực văn hóa, làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì vậy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là giữ gìn cốt cách của dân tộc. Một nền văn hóa giữ được cốt cách dân tộc sẽ là một nền văn hóa có đủ nội lực đề kháng, chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” từ bên ngoài. Một nền văn hóa như vậy mới đủ tự tin và bản lĩnh để tiếp nhận chọn lọc những giá trị văn hóa của các dân tộc khác, “dân tộc hóa” những giá trị văn hóa nhân loại để đồng hành cùng nhân loại.

         Trong quá trình giao lưu văn hóa hiện nay, sự xâm nhập, thẩm thấu các giá trị văn hóa ngoại lai vào nước ta diễn ra thông qua nhiều hình thức, con đường rất tinh vi, thông qua các loại hình nghệ thuật phức hợp. Chưa kể, đang có những âm mưu “xâm lăng” văn hóa, làm mờ nhòe ranh giới, làm “mù nhận thức” của người tiếp nhận. Nguy cơ ấy đòi hỏi dân tộc ta phải trang bị cho nền văn hóa truyền thống một sức đề kháng đủ mạnh, để cốt cách văn hóa Việt Nam thẩm thấu và di truyền vào con tim, khối óc, huyết quản,... của mỗi con dân nước Việt, để trong công cuộc hội nhập, văn hóa chỉ hòa nhập chứ không bị “hòa tan”.

(Theo Mai Nam Thắng,

baotainguyenmoitruong.vn, ngày 02/3/2023)

1
22 tháng 5 2024

ohotôi ko bt

 

Câu 9. (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết”. Câu 10. (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất em rút ra được từ văn bản trên là gì? Vì sao? (Viết đoạn văn khoảng 7 - 10 dòng trình bày suy nghĩ của em, đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy) Bài đọc:           (…)Từ...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết”.

Câu 10. (1,0 điểm)

Thông điệp sâu sắc nhất em rút ra được từ văn bản trên là gì? Vì sao? (Viết đoạn văn khoảng 7 - 10 dòng trình bày suy nghĩ của em, đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy)

Bài đọc:

          (…)Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.

         

Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (…)

       

Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:

        

- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.

          Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:

        - Mất bớt đi cho nó đỡ tội!

        Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.

(Trích Nhà mẹ Lê, Thạch Lam,

NXB Hội Nhà văn, 2008)

1
22 tháng 4 2024

Câu 9. (1,0 điểm) 

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh: “da thịt thâm tím vì rét như thịt con trâu chết.”

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Nhấn mạnh nội dung diễn đạt: Khắc họa rõ cuộc sống đói rách cùng cực của gia đình bác Lê.

+ Qua đó, cũng cho thấy sự cảm thương, chia sẻ của nhà văn với cuộc sống của người nông dân.

Câu 10. (1,0 điểm)

- Học sinh trình bày được 01 thông điệp sâu sắc nhất theo quan điểm cá nhân và có lí giải hợp lí, thuyết phục.

Một số thông điệp gợi ý:

     + Tình yêu thương

     + Tình mẫu tử

Yêu cầu:

- Viết đúng dung lượng 7 - 10 dòng.

- Sử dụng hợp lí dấu chấm phẩy.

- Viết đúng hình thức đoạn văn.

- Nêu được cảm nhận về thông điệp.

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc  đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi      Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà      Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm như của tiếng bà năm xưa      Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời...  …Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe. (Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa) Câu...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc  đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
     Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
     Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như của tiếng bà năm xưa
     Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời...
 …Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe.
(Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Hãy ghi lại 2 hình ảnh thiên nhiên được tác giả sử dụng để miêu tả tiếng thơ thầy đọc? (1,0 điểm)
Câu 2. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong dòng thơ“Mái chèo nghe vọng sông xa/ Êm êm như tiếng của bà năm xưa”? (1,5 điểm)
Câu 3. Đọc đoạn thơ anh, chị hiểu thế nào về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình? (1,0 điểm)
Câu 4. Ghi lại suy nghĩ (khoảng 5-7 câu văn) của bản thân về những công ơn của thầy cô trong cuộc đời mỗi con người? (2,5 điểm).
II.  PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):  
Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tôn sư trọng đạo trong xã hội ngày nay
Câu 2 (10,0 điểm):  
Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: Mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.
Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.
Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người.
Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo."Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên.
Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều mình đã làm."Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời.
( Hạt giống tâm hồn)
Câu 1. (1,0 điểm) Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. (1,0 điểm) Tìm các cụm danh từ, số từ, lượng từ trong câu văn “Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên.
Mọi người đều sợ và không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó”
Câu 3 (2,0 điểm)
Khi thấy mẹ có vết sẹo dài trên mặt, cậu bé cảm thấy như thế nào? Việc cậu cảm thấy như thế là nên hay không nên? Vì sao?
Câu 4 (2,0 điểm) Trong truyện, mẹ cậu bé là người thế nào? Truyện đã gửi tới chúng ta thông điệp gì?
II.  PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Tưởng tượng cuộc thi của các loài hoa và trong vai một loài hoa, em hãy kể lại cuộc thi đó.

0
12 tháng 4 2024

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

12 tháng 4 2024

Hàng tuần vào chiều thứ sáu, lớp tôi sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt tổng kết thi đua. Buổi sinh hoạt này diễn ra trong tiết học cuối cùng và được cô giáo chủ nhiệm giám sát.

Cô giáo yêu cầu lớp trưởng tổng kết lại kết quả thi đua của các tổ, và bạn Hòa lớp trưởng đã đại diện cho cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô giáo yêu cầu Hòa lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Một câu hỏi của Hòa đưa ra đã khiến cả lớp im lặng. Một vài phút sau, Lan Anh - tổ trưởng của tổ ba - đã đưa ra ý kiến của mình về bạn Tùng, một học sinh mới trong lớp. Lan Anh cho rằng Tùng là một cậu bạn nghịch ngợm, thường xuyên bị thầy cô nhắc nhở và ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lan Anh đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Tùng.

Sau ý kiến phát biểu thẳng thắn của Lan Anh, cả lớp bắt đầu tranh luận. Có bạn đưa ra ý kiến tán thành, có bạn lại phản đối. Trong ấn tương của riêng tôi, dù Tùng có tính cách khá nghịch ngợm, nhưng cậu bạn lại rất tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Đúng lúc này, lớp trưởng đề xuất việc giải quyết vấn đề này:

- "Thưa các bạn cùng cô giáo, trước khi bàn luận tiếp về vấn đề này, tôi xin ghi nhận ý kiến của bạn Lan Anh, và đồng ý với một số quan điểm của bạn. Tùng là một học sinh mới chuyển đến lớp chúng ta không lâu. Quả thật bạn Tùng có tính cách nghịch ngợm, nhưng cậu ấy lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Tùng có thành tích khá nổi trội và thường xung phong trả lời những câu hỏi, bài tập khó của giáo viên. Đối với bạn bè, Tùng cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ như giảng bài cho các bạn học kém, giúp một số bạn đến muộn trực nhật... Nên tôi nghĩ bên cạnh những khuyết điểm, Tùng cũng có rất nhiều ưu điểm cần được ghi nhận và chúng ta nên cho bạn một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm."

Nhờ những dẫn chứng vô cùng thuyết phục của lớp trưởng Hòa, cả lớp bắt đầu tranh luận sôi nổi và những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, Tùng đã tự mình đứng lên kiểm điểm và hứa sẽ cải thiện tình hình.

Cuối cùng, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu cả lớp bỏ phiếu để đưa ra quyết định. Tất cả thành viên trong lớp đều đồng ý cho Tùng một cơ hội sửa chữa. Lan Anh cũng đã thay đổi quan điểm của mình.

Để kết thúc buổi sinh hoạt, Hòa đã trình bày các mục tiêu của tuần mới và buổi sinh hoạt đã kết thúc một cách tốt đẹp.

12 tháng 4 2024

Bạn ghi TK vào nhé vì đây là bài làm trên mạng, nếu ko ghi sẽ bị xóa ctrl đó bn!

12 tháng 4 2024

Thược dược là một từ Hán Việt. Nó có nhiều nghĩa khác nhau:
1. Thuốc: Được sử dụng để chỉ các loại thuốc. Ví dụ: “tây dược” (thuốc tây), “thảo dược” (thuốc dùng cây cỏ chế thành).
2. Thuốc nổ: Được sử dụng để chỉ các loại thuốc nổ. Ví dụ: “tạc dược” (thuốc nổ), “hỏa dược” (thuốc nổ).
3. Bờ giậu, hàng rào: Ví dụ: “dược lan” (lan can bờ giậu).
4. Tên gọi tắt của “thược dược”: Hoa thược dược.

12 tháng 4 2024

Ko

Câu 9. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Rượu được rót tràn bát, như tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ.” Câu 10. (1,0 điểm) Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra khi đọc văn bản trên là gì? Trình bày dưới hình thức đoạn văn từ 5 - 7 dòng. Bài đọc: CHỢ TÌNH KHAU VAI        Chợ tình Khau Vai thuộc xã Khau Vai, huyện Mèo...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Rượu được rót tràn bát, như tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ.”

Câu 10. (1,0 điểm)

Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra khi đọc văn bản trên là gì? Trình bày dưới hình thức đoạn văn từ 5 - 7 dòng.

Bài đọc:

CHỢ TÌNH KHAU VAI

       Chợ tình Khau Vai thuộc xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là một phiên chợ tình độc đáo của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

       Mới 3 giờ chiều ngày 26/3 (âm lịch), phiên chợ Khau Vai nằm trong làng người Nùng, trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng đã chật người. Đủ màu sắc phục trang của các dân tộc H’Mông, Dao, Giáy, Tày, Nùng,… khiến cả phiên chợ cứ rực lên như rừng hoa chuối. Các cô gái, chàng trai thậm chí cả người già, người trung tuổi ai nấy đều không giấu nổi được nét rạo rực, bồn chồn trên khuôn mặt, trong bộ quần áo mới phẳng phiu, có lẽ đã được dành cất cả năm đến phiên chợ trọng đại này mới đem ra dùng.

        

Từ ngày hôm trước, lều quán đã được dựng khắp thung lũng nhưng nhiều nhất vẫn là những quán rượu ngô, thắng cố, nơi dừng chân đầu tiên của những cặp tình nhân trẻ cũng như già, mới cũng như cũ. Và cũng ngay từ chiều hôm trước, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân vì đường xa, đã “xôi đùm, ngô nắm” lên yên ngựa hoặc thong thả theo đường núi cho kịp chợ tình trong tiếng khèn, tiếng sáo réo rắt suốt ngày đêm không tắt trên các triền núi xa xa dẫn đến Khau Vai ngày chợ.

      Cuộc sống ở vùng cao thường rất buồn tẻ. Cả năm mới có một phiên chợ, lại là phiên chợ tình, bởi vậy, có nhiều gia đình cả bố, mẹ, con dâu, con trai dắt díu nhau đến chợ vui như trảy hội. Thậm chí có nhiều cặp vợ chồng lấy nhau từ hơn chục năm nay, đã có với nhau bốn mặt con và sống cách chợ Khau Vai gần hai ngày đường cũng lặn lội đến đây tìm niềm vui…

       Bóng chiều chạng vạng bắt đầu đổ xuống thung lũng Khau Vai trong thanh âm nhộn nhịp tiếng nói cười, đi lại, gọi nhau và cả tiếng lục lạc, vó ngựa của phiên chợ lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui nhất. Đó đây trong các lều quán bắt đầu xuất hiện các cặp tình nhân ngồi sát bên nhau, vừa chụm đầu trò chuyện vừa nhắm thức ăn và… uống rượu. Rượu được rót tràn bát, như tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ. Họ uống cho ngày gặp lại sau một năm xa cách, có thể đằng đẵng, đầy nhớ nhung, đến khi nào không thể uống và không nên uống nữa, họ sẽ dắt tay nhau ra ngọn núi phía xa kia để tự tình thâu đêm đến sáng mới trở về với vợ, chồng mình.

       Những người già nhất xã Khau Vai bây giờ cũng không ai biết chợ tình Khau Vai có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, từ lúc còn để chỏm họ đã thấy có chợ tình rồi. Truyền thuyết bắt nguồn phiên chợ là câu chuyện tình của một người con trai H’Mông và một người con gái Giáy yêu nhau. Song, tình yêu của họ đã gây ra hiềm khích giữa hai bộ tộc. Để tránh cuộc đối đầu đẫm máu, họ buộc phải rời xa nhau. Tuy nhiên, chàng trai và cô gái thề nguyền rằng, dù không lấy được nhau và phải lập gia đình với người khác thì mỗi năm họ sẽ gặp nhau một lần vào đêm 26/3 tại chợ Khau Vai bây giờ. Chợ tình Khau Vai được hình thành từ đó, mới đầu chỉ là nơi hẹn hò của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc H’Mông nhưng sau đó được các dân tộc khác hưởng ứng. Đến bây giờ, Khau Vai đã trở thành phiên chợ hẹn hò, tìm kiếm tình yêu của tất cả mọi người từ thanh niên cho đến người đã có gia đình.

       Du khách dẫu một lần đến với chợ tình Khau Vai hẳn sẽ không quên được những phút giây đầy thi vị này.

          (Theo Lễ hội văn hoá và du lịch Việt Nam,

NXB Lao Động, 2009, tr.131 - 133)

0