Các bạn học ở trường THCS Vĩnh Tường khối 6 ơi!Các bạn có thể cho mình biết đề kiểm tra LỊCH SỬ 45 phút cần ôn những gì không??????????????
GIÚP MÌNH NHANH NHÉ!MAI MÌNH KIỂM TRA RỒI!!!!!!!
AI NHANH MÌNH SẼ TÍCH
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. Ở trường có nhiều nơi để chúng em vui chơi và học tập nhưng em thích nhất là thư viện.
Thư viện nằm dưới tầng một, bên cạnh là phòng Tài vụ. Thư viện khá rộng, bên ngoài là hai chiếc giá để giầy,dép. Một chiếc giá để dép nam, một chếc giá để giầy nữ, phía trên là chiếc biển có in dòng chữ trắng “Thư viện.Ngoài ra còn có bản nội quy trước khi vào thư viện. Góc tường bên phải được vẽ lên một khu rừng với những chứ nai đang uống nước, những cô bé thỏ, những cậu bé gấu đang ngồi câu cá dưới dòng suối trong xanh, trên cành cây bác cú đang ngồi thơ thẩn,…Bức tranh thật sinh động,nó đã làm cho thư viện gần gũi, thân thiện hơn. Bên trong là vô vàn chiếc gía sách tương ứng với hàng ngàn cuốn truyện li kì, thú vị.Trong thư viện có một bàn và máy vi tính dành cho các thầy cô tra cứu.Có rất nhiều bàn ghế đanh cho học sinh trong thư viện.giáo viên trông thư viện là cô giáo rất hiền dịu tên cô là Hoa.Thư viện như một kho tàng chứa đựng bao người bạn, kể cho ta nghe muôn vàn kiến thức về vũ trụ,động vật, thực vật.Sách truyện – những người bạn răn đe ta không làm điều xấu.Ngoài lớp học ra, thư viện cho ta kho tàng kiến thức về khoa học, lịch sử xã hội.
Em rất thích thư viện – nó là thứ không thể thiếu trong ngôi nhà thứ 2 – trường Tiểu học Tân Mai thân yêu của em.
Trường tôi nằm trên con phố nhỏ của một thành phố nhộn nhịp. Tháng ngày vẫn êm đềm trôi qua với tiếng giảng bài của thầy cô và những trò nghịch ngợm vang trời của lũ học trò “nhất quỷ, nhì ma...”. Tôi cũng chẳng buồn quan tâm khái niệm “thư viện” làm gì nếu không có chuyện trong một lần thi cuối kỳ cả lớp tôi hầu hết bị điểm kém. Nếu đề bài cứ như mọi khi thì chẳng cần đọc quyển sách nào học sinh chúng tôi cũng đều làm được hết, vì đáp án đã nằm sẵn trong vở rồi, cứ thế mà bê nguyên si. Đằng này, đề bài lại mở rộng, yêu cầu học sinh phải thực sự chịu khó tìm tòi, tham khảo thêm tài liệu liên quan đến vấn đề đó thì mới đạt yêu cầu. Chúng tôi ngớ hết cả ra khi đọc đề bài. Cô giáo cũng đã dặn chúng tôi lên thư viện trường đọc thêm sách, nhưng chẳng đứa nào chú tâm đến. Sau lần điểm kém nhớ đời ấy, chúng tôi đã ý thức được tầm quan trọng của việc đọc và học, nhưng biết bắt đầu như thế nào khi chúng tôi chẳng có điểm đến thực sự tạo hào hứng, say mê cho những học trò hiếu động thích bay bổng, thích mới mẻ và năng động.
Trường có 6 máy vi tính để phục vụ cho tra cứu sách, mỗi năm thường được các tổ chức nước ngoài tặng sách, nên thường xuyên có nhiều sách mới, sách hay cho học sinh tham khảo... Còn trường tôi thì sao? Đã quá quen với ý nghĩ thư viện trường là nơi có cô thủ thư nghiêm khắc với một mớ sách cũ rích, lũ học trò chúng tôi đâm ngại vào thư viện. Bạn nào chăm lắm thì một tuần đến thư viện một lần, chủ yếu đến tìm các tác phẩm văn học, tiểu thuyết kinh điển khi được giáo viên hướng dẫn hay ra đề kiểm tra, thi cử. Số đầu sách thì nghèo nàn, ít cập nhật sách mới. Sách tham khảo chất lượng cao, phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức còn thiếu. Sách không cần thì nhiều, sách muốn đọc lại không có. Thủ tục mượn sách thì rườm rà. Đứng chờ cả buổi có khi chỉ mượn về được quyển sách giấy đen, mối xông lỗ chỗ. Thường xuyên sẽ phải nghe câu trả lời khô khan của cô thủ thư, nào là “sách bạn khác mượn rồi”, “sách này không có” mặc dù tên sách vẫn có trong các phích mục lục của thư viện. Bàn ghế thì lèo tèo vài cái. Nếu cả lớp chúng tôi mà hứng chí kéo lên thư viện học hết thì chắc chắn phải mang theo ghế mà ngồi.
Và tôi chắc rằng sẽ còn nhiều bạn nữa cũng chưa bao giờ bước chân vào thư viện trường mình, chưa bao giờ ý thức được việc đến thư viện là một việc quan trọng và cần thiết. Theo cảm nhận của riêng tôi, tuy đã có nhiều thư viện trường học được quan tâm đầu tư, nhưng phần lớn các thư viện trường chỉ là hình thức, cứ mở cửa mỗi sáng rồi đóng cửa mỗi chiều, hầu như chẳng mấy ai ngó ngàng đến.
Học sinh chúng tôi nhiều khi rất thụ động trong việc nghe giảng, thầy cô cứ đọc, học sinh cứ chép. Giá như trong các buổi học, thầy cô giáo nói nhiều hơn về phương pháp học, hướng dẫn cho chúng tôi đọc những quyển sách tốt tại thư viện, rồi vào những buổi học sau cô kiểm tra kết quả của việc đọc đó. Chúng tôi sẽ được thỏa sức nói về những cái mình đã được đọc, nói về suy nghĩ và cảm nhận của mình cùng những bài học bổ ích từ sách. Chúng tôi rất muốn được tham dự những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt khối có chủ đề bàn luận, thuyết trình, kể chuyện về những cuốn sách đã đọc ở thư viện trường. Như thế chúng tôi sẽ được thể hiện khả năng hùng biện của chính mình, sẽ có bản lĩnh hơn trong bước đường phía trước và hơn hết sẽ có động lực trong việc đến thư viện trường đọc và học một cách say mê. Tôi còn nhớ những lần được theo mẹ đi xem triển lãm sách ở thư viện trung ương, được xem triển lãm báo xuân mỗi khi Tết đến. Những quyển sách, tờ báo được trưng bày theo chủ đề đã rất hấp dẫn tôi. Mong rằng trường chúng tôi cũng sẽ tổ chức những buổi trưng bày nhỏ để học sinh được tham gia, được khuyến khích nâng cao tri thức từ sách báo qua cầu nối thư viện trường mình.
Trường chúng tôi, có lẽ nguồn kinh phí dành cho thư viện còn thấp nên cơ sở vật chất, sách báo và cả cán bộ thư viện đều thiếu. Nhưng nhìn sang trường bạn tôi, cũng khó khăn nhưng vì các thầy cô đã vận động học sinh "Góp một cuốn để đọc nhiều cuốn sách" nên các bạn vẫn có sách đọc thường xuyên và càng có ý thức đóng góp cho tủ sách chung đó thêm phong phú. Thực ra chúng tôi cũng thật lắm đòi hỏi trong khi chính mình còn chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng. Có nhiều bạn được học ở những trường có thư viện tốt nhưng chưa biết khai thác triệt để nguồn sách báo dồi dào. Nếu như chúng tôi có thể được mượn sách một cách nhanh chóng, ít thủ tục rườm rà thì chắc chắn sẽ rất tích cực vào thư viện. Chúng tôi tìm đến sách và cũng mong được sách tìm đến. Chẳng hạn ở trường có bảng tin, nếu có thông tin sách hay, sách mới trên đó, nhất định chúng tôi sẽ quan tâm ngay. Hoặc thầy cô giáo mỗi ngày nói với học sinh về một cuốn sách, một bài thơ, bài văn ý nghĩa thì chúng tôi chắc sẽ thấy hứng thú hơn để tìm đọc sách. Mấy đứa bạn tôi bảo rằng, giá như thư viện trường mình có nhiều sách truyện hay, nhiều sách hướng dẫn học tốt, sách được đọc thoải mái không cần mất thời gian mượn lâu thì các bạn sẽ lên thư viện đều đều.
Mong sao chúng tôi sớm có một thư viện luôn tràn ngập ánh sáng, luôn mở rộng cửa đón học sinh với nhiều thân thiện và gần gũi. Các thầy cô hãy cập nhật nhiều sách hơn để chúng tôi được mở mang trí tuệ, được bay đi khắp nơi trên thế giới, đến các vùng đất lạ, học những bài học mới, hái trái thơm của miền rừng núi, được sống nhiều đời sống, được chia sẻ và cảm thông với nhiều số phận. Khi đó nhất định học trò chúng tôi lại càng say mê sách hơn, và thư viện chắc chắn là nơi bước chân đến sẽ chẳng muốn rời.
Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.
Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.
Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.
Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cĩng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.
Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.
Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.
Trường tôi là trường tiểu học của xã nằm ngay trên đường chính cùng những hàng cây xanh mướt trong lành. Trường có ba dãy phòng học hình chữ U ôm trọn vẹn nguyên khoảng sân gạch đỏ au như muốn vỗ về cưng nựng của một người mẹ dành cho đứa con của mình. Sân trường em rộng lắm và được lát những viên gạch đỏ ngay ngắn thẳng hàng. Từ cổng vào được trồng những hàng cây thẳng tắp để lấy bóng râm và làm cho không khí được mát mẻ hơn. Trên sân trường là anh cột cờ đứng nghiêm trang trong gió dù là nắng hay mưa anh vẫn đứng đó và làm tròn nghĩa vụ của mình. Trên sân trường dưới những tán cây là những chiếc ghế đá xinh xắn để mỗi khi giờ ra chơi đến là lại có thể bắt gặp bóng dáng một cô cậu học trò đang cười khúc khích khi đọc được một cuốn truyện hay. Góc sân trường là những cây hoa giấy và hoa mười giờ với đủ các sắc màu: đỏ, vàng, hồng đang đua nhau khoe sắc trong nắng. Bác trống trường đang nằm lim dim ngủ nơi góc hiên phòng bảo vệ. Đâu đó trên những cành cây giữa sân trường ta có thể cảm nhận được những tiếng hót líu lo của chú chim chích bông, hay lời thì thầm của cô nàng gió tinh nghịch khi cố tình trêu đùa một chị lá mỏng manh. Thích nhất là mỗi buổi sáng thứ hai đầu tuần khi trên sân trường tất cả các bạn học sinh đứng nghiêm trang chào cờ và cùng nhau hát vang bài Quốc ca dưới lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Và sân trường cũng mang một vẻ trầm tư buồn bã khi tan học học sinh về hết chỉ còn sân trường đứng đó bơ vơ. Sân trường đẹp lắm mỗi khi hè về khi những cây phượng đỏ thắm cả một góc sân cùng những giàn hòa ca ve sầu bất tận vang lên khiến sân trường trở nên náo nhiệt và ồn ã hơn bao giờ hết.
Chúng em luôn được dạy dỗ và nhắc nhở phải biết giữ gìn và bảo vệ ngôi trường cũng như mọi tài sản của trường nên không ai vất hay xả rác bữa bãi trên sân trường và luôn nhắc nhở phải yêu quý và có ý thức xây dựng trường học của mình.
Cuộc đời mỗi người của chúng ta ai cũng có một quê hương để mà yêu để mà nhớ. Với em, sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất vẫn là cảnh đẹp mê hồn của buổi bình minh trên quê hương.
Khi chú gà trống cất tiếng gáy xé toạc không gian yên tĩnh bằng tiếng gáy :''Ò...Ó...O''cũng là lúc em đã thức dậy chạy ra sân tập thể dục , ngắm cảnh bình minh quê em. Khí trời se lạnh, gió thoảng, khẽ lay động những chiếc lá mỏng , yếu ớt. Về phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau hàng bạch đàn, toả ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm đã vôi vã tắt. Khói bếp lại bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rộng rồi lan toả nhanh cả khắp cành đồng. ở đây lúa bắt đầu chắc hạt, trĩu bông, ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn ra xa, cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu vàng nhạt, nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng buổi bình minh, sương tan, ánh nắng chan hoà. Đến khi vầng đông đã thực sự hiện ra giữa màn mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống mọi vạn vật thì làng xóm như bừng lên dưới ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập nắng và rộn ràng mọi âm thanh, tiếng động. Em say sưa ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành mà đã lâu chưa được thưởng thức. Tất cả tạo nên một bức tranh quê tuyệt vời.
Được thưởng thức buổi bình minh trên quê hương thân yêu, tâm hồn em thêm vui khoẻ, lạc quan và yêu cuộc sống. Em hứa sẽ cố gắng học giỏi, rèn luyện tốt để mai này góp phần xây dựng quê hương , đất nước , làm cho đất nước Việt Nam ta phát triển hơn nữa!
giống nhau: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
khác nhau:
+so sánh: có sự vật được so sánh(vế A) và sự vật dùng để so sánh(vế B)
+ẩn dụ: chỉ có sự vật dùng để so sánh(vế B), ẩn đi sự vật được so sánh(vế A)
Có sai sót gì mong bạn bỏ qua, chúc học tốt
Bài làm :
Không sợ đạn kẻ thù, Lượm đã dũng cảm băng qua mặt trận để làm tốt nhiệm vụ của mình. Hai chữ ''vụt qua'' thể hiện quyết tâm chiến đấu, hành động nhanh nhẹn, quả cảm của người chiến sĩ, coi cái chết tựa như lông hông. Nhưng không may một viên đạn đã bắn trúng vào em và em đã hi sinh ngã xuống như bao chiến sĩ khác trong cuộc khánh chiến. Dòng máu tươi của Lượm đã đổ ra nhuộm thêm thẫm màu cờ tổ quốc. Các từ ''nằm, nắm chặt, bay'' vừa gợi tả lí tưởng chiến đấu cao đẹp, vừa thể hiện sự hi sinh thanh thản của người anh hùng dám xả thân vì đất nước quê hương. ''Lúa thơm mùi sữa'' của quê hương như đang ôm ấp, ru một giấc ngủ ngon cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ của người chiến sĩ nhỏ bé này đã hóa thân vào quê hương, đất nước.
Nhiệm vụ của Lượm được giao hàng ngày đó là làm liên lạc, đảm bảo thông tin luôn được thông suốt. Hôm nay vẫn như mọi lần em nhận thư và giao đến các đơn vị, con đường đi của Lượm không bình yên khi phải băng qua những những mặt trận ác liệt được diễn tả bằng cảnh “đạn bay vèo vèo” nhưng chú vẫn can đảm “Sợ chi hiểm nghèo”, Chiếc đầu nhỏ nhắn đội mũ ca lô nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông của những cánh đồng ruộng vàng, Lượm luôn dặn lòng phải dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Bỗng từ đâu một viên đạn xuyên qua người, một dòng máu tươi tuôn ra, em đã trúng đạn. Đôi mắt nhắm nghiền, đôi tay vẫn còn nắm chặt những bông lúa thơm mùi sữa, em ngã xuống trên những bông lúa như một chiếc nệm êm đưa em vào giấc ngủ say nồng.
Cậu bé Lượm ngã xuống một sự hi sinh vì độc lập, sự hi sinh khi làm nhiệm vụ. Không còn cậu bé Lượm vui đùa, nhí nhảnh, đáng yêu không còn chú bé lượm với chiếc xắc xinh xinh sẵn sàng băng qua mưa bom bão đạn nữa.
Sự hi sinh cao cả của Lượm khi làm nhiệm vụ đó là tình yêu nước, sự dũng cảm, dù ngã xuống nhưng Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.Tham khảo#
Tác dụng cua các nút lệnh (save),(coppy),(cut):
Save : Lưu văn bản
Cut : Cắt văn bản hoặc di chuyển văn bản
Coppy : Sao chép văn bản
cô ko cho ôn à