K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2020

Cây phượng là loài cây đẹp có ở khắp mọi nơi. Hoa phương màu đỏ thắm tượng trưng cho sự tinh nghịch, sự hồn nhiên, vẻ ngây thơ của những cô cậu học trò đang đẹp tuổi trăng rằm. Và chỉ có cây phượng mới có thể hiểu được một cách kín đáo những tâm sự của người học sinh. Và học sinh chúng tôi những khi rảnh là lại sà vào gốc phượng thủ thỉ, tâm sự, trút đi nỗi căng thẳng, lo sợ, chán nản. Tôi coi cây phương như một người bạn tri kỉ của tôi và có thể nói rằng tôi đã khắc sâu những kỉ niệm với phượng vào lòng mình. Và sắp rời xa ngôi trường đỏ rực màu hoa phượng này, tôi lại thấy lòng mình buồn thắt đứt ruột, tôi không muốn xa ngôi trường, bạn bè, thầy cô và đặc biệt là cây phượng. Tôi thường lấy cánh hoa phượng ép vào quyển sổ nhỏ bé để gợi tưởng về phượng và làm vật kỉ niệm. Và giờ, tôi đã rời trường, mong rằng cây phưỡng này sẽ luôn xanh tốt tươi đẹp như ngày hôm nay.

26 tháng 4 2020

"Tùng…. tùng…." Đã đến giờ tan học. Gương mặt của học sinh chúng tôi rạng rỡ hẳn lên. Sau một buổi học không ngắn ở trường, giờ đây chúng tôi đã được về nhà với ba mẹ.

Sau hiệu lệnh trống trường báo hiệu giờ tan tầm, học sinh chúng tôi nhanh chóng sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình để ra khỏi lớp học. Chỉ ít phút, học sinh từ các lớp ùa ra, ào ra, đông nghịt. Ai ai cũng muốn về nhà nhanh chóng. Buổi trưa đầu hè nắng nóng, bụng đói cồn cào, chỉ muốn nhanh chân về nhà ăn bữa cơm mẹ nấu. Cảm giác ấy càng thúc giục những đứa học trò tham ăn nhác học chúng tôi bước nhanh chân ra khỏi cổng trường. Vì thế mà, giờ tan tầm, cổng trường to đùng kia lúc nào cũng không chịu được sức ép của học sinh. Hàng trăm học sinh ùa ra khiến cho không gian rộng của cánh cổng cũng không đủ sức để chứa chúng. Không gian chen lấn, xô đẩy để được ra ngoài luôn là điều dễ thấy vào giờ tan tầm của trường tôi. Các bậc phụ huynh đã dàn hết ngoài cổng, chờ con ra để đón về. Học sinh từ các trường kế bên cũng trào ra khiến bỗng dưng đông đúc người hơn hẳn dồn về phía con đường qua trường. Giao thông luôn trong tình trạng tắc nghẽn. Học sinh lớp trên đã tự đi xe đạp đến trường cũng khó khăn hơn trong việc di chuyển. Nhiều bạn, tan trường còn tụ tập đợi nhau, chờ vãn người thì về. Chỉ tầm 20 phút sau tiếng trống tan trường, sân trường đã vắng tanh chỉ còn lác đác vài em bố mẹ chưa đến đón kịp hoặc vài bạn còn tám chuyện với nhau.

Âm thanh ồn ã của tiếng còi xe, của tiếng cười đùa đã biến mất trong phút chốc, giờ chỉ còn là tiếng gió, tiếng ve ngắt quãng mà thôi. Sân trường lại im lìm trong nắng chờ đến buổi học tiếp theo của những cô cậu học trò.

27 tháng 4 2020

Tả quang cảnh trường em lúc tan học mẫu 1

Nắng chiều đã nhạt, những tia nắng vàng ong rải nhẹ trên sân trường. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ tan học, học sinh các lớp lần lượt ra về.

Trên các hành lang, học sinh đi từng hàng một ra sân, rồi tiến ra phía trước. Cổng trường đã rộng mở, một số phụ huynh đã đến trước cổng để đón con, ai cũng đăm đăm nhìn vào đám học sinh đã lũ lượt đi ra. Trong phút chốc, cổng trường chật ních. Bạn dắt xe, bạn hôi hả đi bộ, vai mang cặp, mắt nhìn về phía trước. Có bạn tươi tỉnh và phấn chấn vì được điểm cao. Có bạn thì buồn rượi vì bị điểm kém. Có người khoe với bố: "Hôm nay con được điểm mười". Có bạn khoe với mẹ: "Hôm nay con được cô giáo khen"... Tiếng cười, nói vang vọng. Tiếng còi xe píp! píp! Tiếng xe nổ trước cổng trường. Tất cả như một bán hòa âm sôi động. Làn gió mát rượi thổi đến, những chiếc lá bàng lắc lư như vẫy chào chúng em, những lá phượng xòe ra đưa đẩy trong làn gió nhẹ đả làm cho quang cảnh trường em thêm đẹp. Trời chiều một màu xanh trong, thoáng đãng. Anh nắng dịu nhẹ ngả dài trên mái ngói, đọng trên hàng hiên. Nắng mỗi lúc nhạt dần rồi hòa vào dòng người đang tấp nập đi về. 

Mười phút trôi qua, học sinh và thầy cô giáo đã lần lượt ra về. Bầu không khí tĩnh lặng lại đến với trường, với lớp. Lúc này, sân trường chỉ còn mỗi bác bảo vệ cần mẫn, thân quen.

Buổi tan học diễn ra thật náo nhiệt và nhanh chóng. Chúng em ra về với mái ấm gia đình trong niềm hân hoan, phấn chấn. Hình ảnh ngôi trường với bao ước vọng luôn in mãi trong em.

Tả quang cảnh trường em sau buổi học số 2

Trời đã về chiều, nắng trên sân trường đã tắt. Chỉ còn gió lao xao trên những tán cây bàng, cây phượng. Ngoài quốc lộ động cơ xe máy ì ầm vọng vào. Chúng em đang học tiết cuối của buổi học hôm nay.

Một hồi trống dài bỗng vang lên rồi tắt lịm trong không gian. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Màu áo đồng phục trắng cả sân trường. Tiếng bước chân xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Những tốp năm, tốp ba... vừa hướng rà cổng trường vừa chuyện trò sôi nổi. Những bạn có điểm cao trong buổi học hôm nay vẻ mặt hớn hở nói cười tíu tít. Mấy bạn nam hiếu động rượt đuổi nhau huỳnh huỵch. Dòng người tuôn ra cổng trường mỗi lúc một đông. Hai cánh cửa sắt đã mở rộng. Phía bên ngoài rất đông phụ huynh đang chờ sẵn để đón con em của mình. Tổ trực cùng thầy chủ nhiệm ôm mấy cái biển hiệu và hai đoạn dây giăng ngang cho học sinh đi qua. Xe cộ hai đầu dừng cả lại nhường đường cho tụi nhỏ chúng em. Từ trong cổng trường, các khối lớp theo trình tự tiến ra cổng rồi. tỏa ra hai phía. Cuối cùng là những bạn đi xe đạp. Khi học sinh đã thưa dần, con đường được khai thông, và dòng người cùng xe cộ lại tấp nập ngược xuôi. Em cùng bạn Đức thong thả đạp xe, khoan khoái tận hưởng niềm vui sau một buổi học đạt kết quả tốt. Chúng em luôn nhớ lời cô giáo dặn, phải nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông, không dàn hàng ba, hàng bốn trên đường, không lạng lách đánh võng gây tai nạn cho người đi đường. Hai đứa chúng em vui vẻ chuyện trò một cách rôm rả, đến ngã ba, hai đứa mới chấm dứt để chia tay nhau, hẹn trưa mai sẽ gặp lại.

Chỉ vài phút nữa thôi, chúng em đã về tới nhà, về với mái ấm gia đình. Trong bữa cơm tối quây quần bên mâm cơm sốt dẻo, em sẽ khoe với cả nhà điểm mười môn Toán mà cô Hạnh đã cho cùng với lời tuyên dương trước lớp.
 

Tả quang cảnh trường em lúc tan học số 3

Khi ông mặt trời chuẩn bị đi nghỉ ngơi, lấp ló sau chân núi cũng là lúc trống tan trường đã điểm. Chúng em sắp lại sách vở ngay ngắn rồi cho vào cặp sau khi kết thúc một buổi học căng thẳng.

Trước của lớp, các bạn học sinh xếp thành hai hàng ngay ngắn, quay đầu rồi cùng nhau hướng về phía cổng trường. Các bạn cười nói vui vẻ, kể về những vấn đề trong buổi học. Người bàn về bài toán khó, người lại lo lắng về đề văn cô giao về nhà. Mấy bạn nam tinh nghịch ý ới nhau ra về ở lại đá bóng. Trước khi về, cô giáo chủ nhiệm không quên nhắc các lớp về lịch trực tuần ngày mai. Cô tươi cười vẫy tay chào tạm biệt học sinh. Các bạn cũng khoanh tay chào cô rất lễ phép.

Bác bảo vệ đã mở cổng trường từ trước, các bạn chạy ào về phía bố mẹ đang đứng ở cổng chờ sẵn. Trong phút chốc, sân trường náo động như một đàn ong vỡ tổ. Bố mẹ các bạn phải chăm chú nhìn về phía con mình, liên tục vẫy tay ra hiệu để các bạn nhìn thấy. Tiếng còi xe, tiếng nổ máy vang vọng khắp cổng trường. Tất cả hòa với nhau thành một bản giao hưởng sôi động. Làn gió chiều thổi bay cái nắng nóng, mệt mỏi của tất cả mọi người. Vạn vật được bao trùm một màu vàng cam mờ ảo thật nên thơ.

Khi chúng em về đã vãn, bác bảo vệ đóng cánh cổng trường lại. Chỉ còn thấp thoáng bóng dáng bác lao công đang cần mẫn dọn dẹp lại bàn học, quét những chiếc lá cây vương trên sân trường. Sân trường lại trở về vẻ im lặng, trầm ngâm như buồn buồn chờ đón chúng em vào ngày mai.

Buổi tan học diễn ra náo nhiệt mà thật nhanh chóng. Chúng em lại trở về với ngôi nhà thân thương cùng bố mẹ sau một ngày học tập vất vả. Sau bữa tối, em ngồi vào bàn học để chuẩn bị thật tốt bài học ngày mai. Sân trường ơi, lớp học ơi, ngày mai gặp lại!


Tả quang cảnh trường em lúc tan học ngắn gọn mẫu 4

Chiều tối. Nắng vàng đã nhạt dần trên bông phượng đỏ còn sót lại. Cả ngôi trường chìm trong cái tĩnh lặng, đâu đó vang vọng tiếng đọc bài của học sinh, tiếng giảng trầm ấm của thầy cô hay tiếng gió chơi đùa cùng tán lá, tiếng lá khô xào xạc nơi góc sân trường. Tùng... Tùng... Tùng... Tiếng trống trường giòn giã vang lên báo hiệu đã kết thúc một buổi học. Cảnh ngôi trường lúc tan học thật nhộn nhịp.

Sau hồi trống tan học, từ các lớp tiếng học sinh chào thầy cô đi về vang lên rộn rã. Những học sinh ùa ra sân như bầy ong vỡ tổ. Sân trường tĩnh lặng bỗng chốc tràn ngập tiếng nói cười, vang động cả một khoảng trời đỏ rực. Cánh cổng trắng mở rộng, những bậc phụ huynh đã đứng sẵn chờ đón con em mình. Những ánh mắt ngóng trông, tìm kiếm con trẻ từ những đám học sinh đang chạy tới cổng trường. Những lời hỏi thăm ân cần về bài giảng hôm nay, về những câu chuyện vui vẻ đã xảy ra. Tiếng nổ máy, tiếng còi xe làm nhộn nhịp một đoạn đường trước cổng trường. Những em học sinh ngồi sau xe bố mẹ tíu tít kể về buổi học bổ ích,về con điểm chín, điểm mười đỏ chói đã đạt được. Tiếng trò chuyện vui vẻ, nụ cười đỏ thắm nở trên môi xua đi những vất vả, mệt nhọc của một ngày học tập, làm việc cần mẫn.

Nắng ngày càng nhạt dần, mặt trời đang từ từ khuất bóng sau rặng tre. Trên bầu trời xanh, những đám mây trắng xốp đã đổi cho mình chiếc áo choàng đỏ thắm, đang bồng bềnh dạo chơi. Nàng gió thu dịu mát đang sà xuống ngôi trường làng nho nhỏ, hòa vào sự náo nhiệt của buổi tan trường. Những bạn học sinh đang dắt xe trên làn đường nhỏ, cố gắng tránh những chiếc xe máy đang phóng đi. Có những tốp học sinh lại từ từ đi bộ dọc theo con đường làng quanh co, vừa đi vừa trò chuyện về một bài toán khó chưa biết cách giải hay bài văn chưa biết cách làm. Thi thoảng có ai đó nói một câu đùa vui làm cả nhóm cười vang. Bên đường một vài quán hàng rong đang mời gọi các em học sinh vào mua hàng. Những chiếc kem mát lành xua đi cái nóng, những gói đồ ăn vặt đủ loại hay những bắp ngô, củ khoai nướng thơm phức cuốn hút rất nhiều bạn nhỏ vào mua. Đôi lúc lại có những tiếng nũng nịu đòi bố mẹ mua cho.

Trời tối dần, sân trường các bạn học sinh đi về cũng vãn dần. Ngôi trường một lần nữa lại chìm vào trong tĩnh lặng, hòa vào không gian thanh tĩnh của trời đêm. Cả sân trường vắng vẻ, không một bóng người, thỉnh thoảng mới thấy thấp thoáng bóng bác lao công dọn vệ sinh hay những bạn đang chờ bố mẹ đến đón muộn. Khung cảnh náo nhiệt vừa mới đó như chưa hề xảy ra. Tối muộn.

Tan học- đó là lúc chúng ta kết thúc một buổi học, trở về với mái ấm thân yêu. Đó còn là khoảng thời gian nhộn nhịp, rộn rã luôn mang lại cho mỗi người một ấn tượng khó phai, trở thành một hình ảnh gắn liền với tuổi học trò của mỗi chúng ta, theo ta khắp năm tháng cuộc đời sau này.

Khi tiếng trống trường vang lên vào tiết cuối buổi học học sinh các lớp sẽ đổ ùa ra sân trường để ra về, khung cảnh đó rất quen thuộc và cũng là phút giây đợi chờ của các bạn học sinh sau những tiết học căng thẳng.

Tả quang cảnh trường học lúc tan trường:

Trường học là nơi chắp cánh những ước mơ của tụi nhỏ chúng tôi bay xa. Chúng tôi đến trường và về nhà. Hàng ngày đều đều như thế. và quang cảnh ngôi trường lúc tan tầm không thể nào tôi quên được.

Sau tiếng trống trường ròn rã vang lên: "Tùng…tùng" báo hiệu tan trường, chúng tôi nhanh chóng cất sách vở, đứng nghiêm trang chào thầy cô. Rất nhanh, chỉ vài phút sau khi dứt tiếng trống, hàng ngàn học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Không còn hàng lối gọn gàng như buổi chào cờ đầu tuần, giờ đây, sân trường kín học sinh, học sinh chen lấn nhau để nhanh chân bước ra khỏi cổng trường về nhà với ba mẹ. Là trường học bán trú, nên hết buổi học, các bạn học sinh đều trở về nhà. Những em nhỏ được ba mẹ, người thân của mình đón về nhà. Trước giờ tan tầm, các bậc phụ huynh đã đến cổng trường kín cả. Ai ai cũng mong ngóng con cái mình kết thúc buổi học, và nghe những câu chuyện trường lớp của chúng. Giờ tan tầm rất đông đúc học sinh từ các lớp túa ra lại thêm phụ huynh chờ ngoài cổng, bởi thế mà giờ tan tầm, đường quanh trường học cũng bị tắc nghẽn cả, xe cộ lưu thông rất khó khăn. Hơn nữa những học sinh lớp trên như chúng tôi cũng đã tự đi xe đến trường. Buổi trưa đầu hè nắng nóng, ai cũng muốn về nhà nhanh, chính vì thế, chúng tôi càng phải cẩn thận hơn trong việc điều khiển xe ra khỏi cổng trường. Có những hôm, đông học sinh quá, chúng tôi phải dắt bộ xe để đi ra khỏi dòng người đông đúc ấy.

Khác hẳn với buổi sáng đi học, giờ tan tầm đông đúc học sinh hơn rất nhiều, chúng chen lấn nhau, dáo dác nhìn quanh tìm ba mẹ, hay tìm chỗ thoáng để lách ra khỏi dòng người tấp nập ngay tại cổng trường.

Tả quang cảnh trường em lúc tan học mẫu 6

"Tùng…. tùng…." Đã đến giờ tan học. Gương mặt của học sinh chúng tôi rạng rỡ hẳn lên. Sau một buổi học không ngắn ở trường, giờ đây chúng tôi đã được về nhà với ba mẹ.

Sau hiệu lệnh trống trường báo hiệu giờ tan tầm, học sinh chúng tôi nhanh chóng sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình để ra khỏi lớp học. Chỉ ít phút, học sinh từ các lớp ùa ra, ào ra, đông nghịt. Ai ai cũng muốn về nhà nhanh chóng. Buổi trưa đầu hè nắng nóng, bụng đói cồn cào, chỉ muốn nhanh chân về nhà ăn bữa cơm mẹ nấu. Cảm giác ấy càng thúc giục những đứa học trò tham ăn nhác học chúng tôi bước nhanh chân ra khỏi cổng trường. Vì thế mà, giờ tan tầm, cổng trường to đùng kia lúc nào cũng không chịu được sức ép của học sinh. Hàng trăm học sinh ùa ra khiến cho không gian rộng của cánh cổng cũng không đủ sức để chứa chúng. Không gian chen lấn, xô đẩy để được ra ngoài luôn là điều dễ thấy vào giờ tan tầm của trường tôi. Các bậc phụ huynh đã dàn hết ngoài cổng, chờ con ra để đón về. Học sinh từ các trường kế bên cũng trào ra khiến bỗng dưng đông đúc người hơn hẳn dồn về phía con đường qua trường. Giao thông luôn trong tình trạng tắc nghẽn. Học sinh lớp trên đã tự đi xe đạp đến trường cũng khó khăn hơn trong việc di chuyển. Nhiều bạn, tan trường còn tụ tập đợi nhau, chờ vãn người thì về. Chỉ tầm 20 phút sau tiếng trống tan trường, sân trường đã vắng tanh chỉ còn lác đác vài em bố mẹ chưa đến đón kịp hoặc vài bạn còn tám chuyện với nhau.

Âm thanh ồn ã của tiếng còi xe, của tiếng cười đùa đã biến mất trong phút chốc, giờ chỉ còn là tiếng gió, tiếng ve ngắt quãng mà thôi. Sân trường lại im lìm trong nắng chờ đến buổi học tiếp theo của những cô cậu học trò.

 

hok tốt nha!!!!!!!!!

26 tháng 4 2020

 Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

Hok tốt!

 
27 tháng 4 2020

Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 1

   Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 2

Buổi học cuối cùng kể lại câu chuyện cảm động về một buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng.

Trước giờ học, Phrăng định trốn học vì muộn giờ và không thuộc bài. Trên đường đến trường cậu thấy nhiều điều khác lạ. Khi đến lớp, cậu ngạc nhiên vì thầy Ha-men mặc lễ phục, không nổi cáu khi cậu đến muộn và cuối lớp có cả dân làng ngồi dự.

Trong buổi học, khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng ân hận, xúc động, nuối tiếc.

Trong buổi học kéo dài đến 12 giờ, thầy Ha-men hiện lên thật lớn lao, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 3

Câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đầy xúc động giữa thầy trò và người dân ở vùng đất bị quân Phổ chiếm đóng. Theo lời kể của cậu bé Phrăng ham chơi, không khí của buổi học hôm ấy thật khác lạ, thấm đẫm tình yêu tiếng nói dân tộc.

Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 4

Câu chuyện được kể bởi Phrăng về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng. Buổi học diễn ra với không khí khác lạ, trang nghiêm và đầy xúc động giữa thầy Ha-men và người dân địa phương.

Bài tóm tắt: Buổi học cuối cùng 5

Phrăng là một câu bé ham chơi và chưa chăm học. Một lần, trên đường tới trường quang cảnh khác lạ đã thu hút cậu và khi đến trường thì không khí lớp học bỗng trở nên bình lặng, không ồn ào, hỗn độn như mọi khi, có cả những người dân làng đến tham dự, thậm chí thầy Ha-men không hề tức giận khi Phrăng đi học muộn, những điều này khiến cậu vô cùng ngạc nhiên. Hoá ra đây là buổi học cuối cùng cậu được học tiếng Pháp và cũng là buổi cuối cùng thầy Ha-men dạy học cho lớp bởi có lệnh của Béc-lin là tất cả các trường từ giờ trở đi chỉ được dạy tiếng Đức. Phrăng choáng váng, ân hận vì trước đây mình đã lười học tiếng Pháp. Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học. Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.
hok tốt nhé

Câu 1. Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?                                                                          Vì mây cho núi lên trời                                                                  Vì chưng gió thổi hoa cười với trăngA. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vậtB. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vậtC. Trò chuyện, xưng hô với vật như...
Đọc tiếp

Câu 1. Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

                                                                          Vì mây cho núi lên trời

                                                                  Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật

B. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

C. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

D. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

 

Câu 2. Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người” được tạo ra bằng cách nào?

A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

D. Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu

Câu 3. Trong câu “Bão bùng thân bọc lấy thân / Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” là câu nhân hóa tả?

A. Hình dáng                    B. Tính chất                  C. Hoạt động                   D. Trạng thái

Câu 4. Câu “Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả” có bao nhiêu từ được sử dụng với phép nhân hóa?

A. 4 danh từ                    B. 7 danh từ                   C. 6 danh từ                      D. 9 danh từ

1
26 tháng 4 2020

Ai nhanh sẽ đc k

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:                                Cha lại dắt con đi trên cát mịn                                Ánh nắng chảy đầy vai                                Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời                                 " Cha mượn cho con cách buồm trắng nhé                                 Để con đi....."a. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau ?b.Em...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

                                Cha lại dắt con đi trên cát mịn

                                Ánh nắng chảy đầy vai

                                Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

                                 " Cha mượn cho con cách buồm trắng nhé

                                 Để con đi....."

a. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau ?

b.Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn thơ trên? Hãy viết một đoạn văn ( 15 đến 20 câu) trình bày suy nghĩ của em về điều đó.

Câu 2. Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu, là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:

         Ra thế

         Lượm ơi.

và lại có khổ thơ chỉ có một câu

           Lượm ơi còn không

Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả.

Câu 3. Suy nghĩ của em về nội dung mẫu chuyện sau:

Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới - người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe:"Không biết ai đã để trước cửa nhà tôi một thùng quần áo cũ." Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui " Chúc mừng ông. Thật là tuyệt." Ông lão mù nói " Tuyệt thật. Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần quần áo cũ đó."

1
5 tháng 5 2020

a. Điệp từ "cha - con" lặp lại nhấn mạnh đối tượng giao tiếp và câu chuyện của hai cha con.

2. Câu có cấu tạo đặc biệt để bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những đau thương, mất mát của Lượm.

3. Tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.

- Sự lạc quan của những người ở trong nghịch cảnh.

26 tháng 4 2020

tả về địa hình hay là j, mik có thể giúp bn

27 tháng 4 2020

@VũNgọcBích cảm ơn bạn nha ! Cô giáo mình không nói rõ là địa hình hay gì nhưng chắc là về địa hình và các danh lam thắng cảnh ( chủ yếu là địa hình ) á . Mình nghĩ vậy .

26 tháng 4 2020

Trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ, hình ảnh Bác Hồ vĩ đại hiện lên với những phẩm chất cao đẹp của một vị lãnh tụ vĩ đại và một người cha già đầy ắp tình yêu thương. Thật vậy, những vẻ đẹp và phẩm chất ấy của Người đã làm nên tượng đài Hồ Chí Minh có sức sống bất tử trường tồn trong lòng nhân dân VN từ đời này sang đời khác. Đầu tiên, Bác Hồ hiện lên là một người cha già kính yêu đầy ắp tình yêu thương có những cử chỉ quan tâm đến những người chiến sỹ. Dù cho bên ngoài trời đã rất khuya và còn mưa lâm thâm, Bác vẫn chưa ngủ mà vẫn đốt lửa sưởi ấm cho những người chiến sỹ. Hơn nữa, hành động "nhón chân nhẹ nhàng" và "đi dém chăn từng người" chính là hành đông bình dị nhưng đầy ắp tình yêu thương của Bác. Trong gia đình cách mạng, Bác chính là người cha già đầy ắp tình yêu thương đong đầy dành cho những đứa con là những người lính của mình. Thứ hai, hình ảnh của Bác hiện lên với tình yêu thương bao la dành cho dân tộc Việt Nam. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, với điều kiện vô cùng khó khăn nên Bác chẳng thể ngủ yên lòng mà chỉ mong trời sáng mau mau. Đồng thời, Bác cứ bảo anh chiến sỹ yên tâm ngủ ngon để có sức đánh giặc, Bác thức thì cứ mặc kệ Bác. Cuối cùng, hình ảnh của Bác Hồ hiện lên với ngọn lửa ấm áp soi sáng con đường của cách mạng và dân tộc VN thoát khỏi kiếp lầm than. Những hình ảnh "cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng" đều thể hiện được tầm vóc vĩ đại của Hồ Chí Minh. Hình ảnh ẩn dụ "ngọn lửa hồng" vừa là hình ảnh thật nhưng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho ngọn lửa rực cháy trong tâm hồn Bác, là ngọn lửa ấm áp dành cho dân tộc, dành cho cách mạng và con đường gian nan trước mắt. Tóm lại, hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là hình ảnh của 1 vị lãnh tụ kính yêu và 1 người cha đầy ắp tình thương dành cho các con của mình.

Nguồi : trên mạng :D

26 tháng 4 2020

Hình tượng Bác hiện lên thật vĩ đại, cao đẹp vời vợi nhưng lại hết sức gần gũi, ấm áp như ngọn lửa hồng cháy mãi trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam ta. Trong khi mọi người đã ngủ say một giấc dài, Bác vẫn ngồi đó trầm ngâm miệt mài với những suy nghĩ về chiến dịch, mặc cho trời lạnh Bác vẫn ngồi ngoài đốt lửa cho các chiến sĩ thêm ấm áp giữa mùa đông tối giá lạnh.Bác là một vị cha già kính yêu của dân tộc, một người cha đang chăm sóc giấc ngủ cho những đứa con chiến sĩ của mình. Bóng của Bác nhìn sao mà thấy thương, vừa thương lại vừa cảm động và trân quý biết bao, nó tỏa ra một hơi ấm; nó ấm áp đến kì lạ và có khi còn ấm hơn gấp trăm gấp vạn lần ngọn lửa hồng đang cháy ngoài kia.Tấm lòng và tình yêu thương của Bác thật mênh mông như biển cả ; bao la như đất trời ,Bác không ngủ vì nỗi lo cho bộ đội, dân công đang phải ngủ ngoài đường, Bác cảm nhận rõ những gian khổ, thiếu thốn mà họ đang phải chịu đựng và cũng một phần bởi vì Bác lo lắng cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của nước nhà.

Tả con bò em yêu quý nhất GỢI Ý  dàn bài:mb:giới thiệu về con bò mk định tả  +tên con bò  +tuổi con bò  +bò mua hay bò nuôi từ lúc trong bụng   +bò đực hay bò cái    thân bài: +xưng hô là cô bò,chú bò,bạn bò,chị bò,anh bò,cụ bò,kị bò,....... +trong các loài vật,em yêu quý con bò nhất.... +con bò màu gì+bò là bạn thân của em+bò sinh ra ở đâu+bò sinh ngày/tháng/năm nào+sở thích của bò(gặm...
Đọc tiếp

Tả con bò em yêu quý nhất

 GỢI Ý  dàn bài:

mb:giới thiệu về con bò mk định tả

  +tên con bò

  +tuổi con bò

  +bò mua hay bò nuôi từ lúc trong bụng

   +bò đực hay bò cái

    thân bài:

 +xưng hô là cô bò,chú bò,bạn bò,chị bò,anh bò,cụ bò,kị bò,.......

 +trong các loài vật,em yêu quý con bò nhất....

 +con bò màu gì

+bò là bạn thân của em

+bò sinh ra ở đâu

+bò sinh ngày/tháng/năm nào

+sở thích của bò(gặm cỏ,chơi với em,đi phiêu lưu đâu đó,học nói,học tiếng trung,hàn,nhật,anh,mã lai,brazil,...)

+điểm mạnh,điểm yếu của con bò

+nêu hoạt động em chơi với bò như thế nào(em dắt bò đi dạo,em cho bò ăn,em cho bò uống sữa vinamilk 100%,em đánh bò,......)

+nêu rõ là em ko bao giờ ăn thịt bò..vì sao..

+mỗi khi em có chuyện buồn là em chia sẻ với bò.....

+vì sao em lại thik bò đến thế...(bò có điểm gì cuốn hút...)

  kb:nêu chi tiết tình cảm đôi bạn thân thiết của em với bò

     cảm nghĩ của em khi lần đàu lạm bn với bò

hoạt động nào với bò khiến em nhớ cả đời

 

9
26 tháng 4 2020

nhanh nhanh hộ mk nha,mk đang làm bài kiểm tra trong mùa dịch,mai nộp rồi,gấp gấp

26 tháng 4 2020

sao bn ko làm đi :") văn lên mạng mà tra

26 tháng 4 2020

Chi tiết là :"Mẹ ra gọi sứ giả vào đây"

26 tháng 4 2020

Vũ Bá Minh Hoàng: Ý nghĩa nha bạn

26 tháng 4 2020

1.B                                2.A                                

k cho mk nha

26 tháng 4 2020

Câu 1: Nhiệt kế y tế được chia độ từ:

 A. 0°C đến 42°C.        B. 35°C đến 42°C.             C. 0°C đến 100°C.        D. 42°C đến 100°C.

Câu 2: Nhiệt độ đông đặc của băng phiến là:

A. 0°C.                         B. 100°C.                           C. 80°C.                        D. -10°C.