K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2021

Tham khảo

Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào từ các con sông lớn nhỏ, địa hình đồng bằng thuận lợi cho trồng lúa nước. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.

12 tháng 12 2021

tk

Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào từ các con sông lớn nhỏ, địa hình đồng bằng thuận lợi cho trồng lúa nước. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.

25 tháng 11 2021

Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh:

  • Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Giặc phương Bắc lăm le xâm lược nước ta.
  • Nhà Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng.
  • Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng.
  • Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng

=> Đầu năm 1226 nhà Trần được thành lập.

~HT~

25 tháng 11 2021

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi xa đọa.

- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Đời sống nhân dân khổ cực, nhiều nơi nhân dân đã nổi dậy đấu tranh.

=> Các thế lực phong kiến nổi lên ở nhiều nơi. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh vào tháng 12-1226.

=> Nhà Trần thành lập.

     Chúc bạn học tốt nhé!

22 tháng 11 2021

Philo Farnsworth

John Logie Baird

Charles Francis Jenkins

Takayanagi Kenjiro

22 tháng 11 2021

 John Logie Baird

Tham khảo:

1.Nước Văn Lang được ra đời vào năm 700 TCN

2.Khoảng năm 700 TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, vua được gọi là Hùng Vương. Dưới thời Hùng Vương, người Lạc Việt đã biết làm ruộng, ươm tơ dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Cuộc sống ở làng bản rất giản dị. Họ sống trong những nhà sàn để tránh thú dữ. Vào những ngày lễ hội, họ cùng nhau nhảy múa, vui chơi, đua thuyền, đấu vật rất vui vẻ. Ngoài ra, họ còn có những tục lệ riêng như ăn trầu, nhuộm răng đen hay cạo trọc đầu…

3.Những tục lệ của người Lạc Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay là:

- Ở vùng núi cao, người dân vẫn sinh sống trong các ngôi nhà sàn để tránh thú dữ. Đồng thời, họ vẫn còn dữ các tục lệ thờ thần mặt trời, thần đất.

- Phụ nữ của các dân tộc vẫn còn đeo các đồ trang sức bằng đá, bằng đồng…

- Ở các hội làng, hội xã vẫn còn nhiều sử dụng nhiều trò chơi dân gian ngày xưa như đấu vật, đua thuyền, nhảy múa….

 

7 tháng 7 2021

tham khảo:

 

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.

Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin với cái tên là Văn Ba. Hai ngày sau, 05/6/1911 con tàu rời cảng Nhà Rồng đến Pháp.

Từ năm 1912 - 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động. Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.

Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.

Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái  Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản tại Paris năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng.

Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng sản. Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Tiếp đó tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Tại các đại hội, Nguyễn Ái Quốc kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc.

Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên.

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp in thành sách “Đường Kách mệnh” -  một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.

Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á.

Từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam.

Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do.

Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xô). Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước.

Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.

Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.

Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự do.

Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ra mắt Chính phủ lâm thời do Người làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.

Ngày 01/01/1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 01/1946, Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 02/3/1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngày 3/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thành lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ 11/1946 đến 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ 11/1946 đến 1947).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19/12/1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (7/5/1954).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Tháng 10/1956, tại Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ X (khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, kiêm làm Tổng Bí thư của Đảng.

Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 02/9/1969, tại Hà Nội.

Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử, căn dặn những việc Đảng và nhân dân Việt Nam phải làm để xây dựng đất nước sau chiến tranh. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Mùa xuân năm 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít - Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc

Từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987, trong khóa họp lần thứ 24 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị quyết số 24C/18.6.5, lấy năm 1990 nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam", góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.

Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin với cái tên là Văn Ba. Hai ngày sau, 05/6/1911 con tàu rời cảng Nhà Rồng đến Pháp.

Từ năm 1912 - 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động. Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.

Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.

Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái  Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản tại Paris năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng.

Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng sản. Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Tiếp đó tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Tại các đại hội, Nguyễn Ái Quốc kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc.

Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên.

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp in thành sách “Đường Kách mệnh” -  một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.

Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á.

Từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam.

Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do.

Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xô). Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước.

Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.

Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.

Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự do.

Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ra mắt Chính phủ lâm thời do Người làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.

Ngày 01/01/1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 01/1946, Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 02/3/1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngày 3/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thành lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ 11/1946 đến 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ 11/1946 đến 1947).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19/12/1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (7/5/1954).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Tháng 10/1956, tại Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ X (khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, kiêm làm Tổng Bí thư của Đảng.

Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 02/9/1969, tại Hà Nội.

Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử, căn dặn những việc Đảng và nhân dân Việt Nam phải làm để xây dựng đất nước sau chiến tranh. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Mùa xuân năm 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít - Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc

Từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987, trong khóa họp lần thứ 24 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị quyết số 24C/18.6.5, lấy năm 1990 nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam", góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

7 tháng 7 2021

Tham khảo:
 

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. 

 

Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .

Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

 

Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 

Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .

 Hãy nêu và phân tích đặc điểm phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân châu Á nửa đầu thế kỉ XIX? 

- Châu Á nửa đầu thế kỉ XIX thì có rất nhiều nước là thuộc địa và có rất nhiều cuộc hay phong trào nổ ra nhưng tiêu biểu là các cuộc nổi dậy sau : 

* Ấn độ

- Khởi nghĩa binh lính Xi-pay.

- Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân.

- Chống chính sách "chia để trị" ở Ben-gan.

- Bãi công chính trị ở Bom-bay.

- Đấu tranh bằng : khởi nghĩa vũ trang, biểu tình, bãi công.

\(\rightarrow\) Đều thất bại .

* Trung quốc

Thời gianPhong trào đấu tranhMục đíchĐịa điểmLãnh đạoKết quả
1840 - 1842Kháng chiến chống Anh xâm lượcChống thực dân AnhQuảng TâyLâm Tắc Từ (phong kiến)Thất bại
1851 - 1864Phong trào nông dân Thái bình Thiên quốcChống các đế quốc xâu xé Trung QuốcMiền Nam

Hồng Tú Toàn 

(nông dân)

Thất bại
Năm 1989Cuộc vận động Duy TânCải cách chính trịCả nước

Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (Nho sĩ)

Thất bại
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XXPhong trào Nghĩa Hòa đoànChống đế quốc, phong kiếnMiền Bắc Phong trào của nông dânThất bại
Năm 1911

Cách mạng Tân Hợi

Chống phong kiếnCả nước

Tôn Trung Sơn (tư sản)

Thất bại

* Đông nam á 

Tên nước

Thực dân xâm lược

Thời gian

Phong trào tiêu biểu

In-đô-nê-xi-a

 

 

Hà Lan

 

1905 - 1908

 

- Thành lập công đoàn xe lửa

- Thành lập Hội liên hiệp công nhân

 

Phi-líp-pin

Tây Ba Nha - Mĩ

1896 - 1898

 

Cam-pu-chia

 

Pháp

 

1863 - 1866

 

- Khởi nghĩa Ta-keo

- Khởi nghĩa Cra-chê

Miến Điện

Anh

1885

 

Việt Nam

 

Pháp

 

1885 - 1896

1884 - 1913

- Phong trào Cần vương

- Khởi nghĩa Yên Thế

Lào

Pháp

1901- 1907

- Đấu tranh vũ trang ở Xa-va-na-khét

- Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven

- Kết quả của các cuộc đấu tranh đều thất bại và ở khu vực này chỉ có duy nhất Thái Lan là thoát khỏi ách thuộc địa.

* Nhật Bản 

- Nhờ cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị đã giúp nước này thoát khỏi được nguy cơ trở thành thuộc địa.

\(\rightarrow\) Thành công.

Châu Á là vùng đông dân cư nhất, bao gồm những nước có lãnh thổ lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú. Từ cuối thế kỷ XIX, các nước châu Á đã trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á lên cao và lan rộng hơn cả so với châu Phi và Mĩ la tinh.Ở Trung Quốc, ngày 4-5-1919, phong trào cách mạng rộng lớn chống chủ nghĩa đế quốc đã bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn trong suốt 30 năm sau đó. Phong trào Ngũ Tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân Trung Quốc nhanh chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin và dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921.Năm 1921, cuộc cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi. Đến năm 1924, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á được thành lập. Với sự ủng hộ và giúp đỡ của giai cấp vô sản Nga, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ đã đứng vững và từng bước tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.Trong những năm 1918 - 1922, nhân dânẤn Độđã tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh. Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân với hàng chục vạn người tham gia, kéo dài hàng tháng, đã lan lộng khắp cả nước. Đồng thời, phong trào nổi dậy của nông dân cũng liên tiếp bùng nổ chống lại bọn địa chủ phong kiến và đế quốc Anh.Ở Thổ Nhĩ Kì, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1919 - 1922 (do giai cấp tư sản lãnh đạo) đã kết thúc thắng lợi. Ngày 29-10-1923, chế độ cộng hòa được thiết lập Thổ Nhĩ Kì có điều kiện để trở thành một nước tư sản có chủ quyền và bước vào thời kì phát triển mới.Năm 1919, nhân dân Ápganixtan thu được thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, buộc đế quốc Anh phải công nhận quyền độc lập chính trị của mình. Cũng vào năm 1919, nhân dân Triều Tiên đã nổi dây khởi nghĩa chống đế quốc Nhật Bản.Những năm sau Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ la tinh cũng có những bước phát triển mới.

Em chúc Pepit ạ.

8 tháng 5 2021

*Nguyễn Trãi:

  - Tác phẩm tiêu biểu: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập,...

*Lê Thánh Tông:

- Tác phẩm tiêu biểu: Thiên Nam dư hạ, Minh lương cẩm tú,  Quỳnh uyển cửu ca, Văn minh cổ xúy,....

Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Nơi đây  cụ Rùa linh thiêng, cầu Thê Húc, tháp Rùa…

31 tháng 10 2021

Trả lời : 

Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Nơi đây có cụ Rùa linh thiêng, cầu Thê Húc, tháp Rùa…

17 tháng 7 2021

Tổ chức, sử dụng lực lượng hợp lý trong tác chiến để giành thắng lợi là nét đặc sắc của thiên tài quân sự Quang Trung - Nguyễn Huệ. Trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi, Đống Đa (năm 1789) đánh bại quân xâm lược Mãn Thanh là một trong những đỉnh cao về nghệ thuật này trong lịch sử quân sự của dân tộc.

Ngày 25/11/1788, 29 vạn quân Thanh dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị tiến vào xâm lược nước ta. Trước sức tiến công ào ạt của địch, các tướng lĩnh Tây Sơn ở Bắc Hà, một mặt, sử dụng một phần lực lượng kết hợp với quân địa phương chặn đánh, kiềm chế bước tiến của giặc; mặt khác, đưa toàn bộ lực lượng chủ lực về chốt chặn ở Tam Điệp - Biện Sơn, thực hiện kế sách làm “kiêu lòng” giặc, để “cho chúng ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi đi”(1). Vì thế, quân Thanh tiến vào thành Thăng Long hầu như không gặp một trở ngại nào. Sau khi nghe quần thần bè lũ Lê Chiêu Thống đề nghị nên đuổi đánh quân Tây Sơn ngay, Tôn Sĩ Nghị tuyên bố một cách ngạo mạn rằng: “Bây giờ đã sắp hết năm, đại quân xa xôi tới đây, cần phải nghỉ ngơi, không nên đánh vội. Giặc gầy mà ta đang béo, hãy để chúng tự đến nộp thịt”(2). Với tư tưởng chủ quan, khinh địch, Y đã ra lệnh cho đại quân dừng tiến công, nghỉ ngơi ăn tết, chỉ lập ra ba đồn lũy là Ngọc Hồi (Thường Tín, Hà Nội), Nhật Tảo (Duy Tiên, Hà Nam) và một đồn ở bờ bắc sông Nguyệt Quyết (Thanh Liêm, Hà Nam) để “canh gác từ xa, đề phòng bất trắc vậy” (theo cách nói chủ quan của Tôn Sĩ Nghị). Tuy vậy, khi được tin vua Quang Trung tổ chức tuyển quân ở Nghệ An, Thanh Hóa, chuẩn bị tiến công ra Bắc, Tôn Sĩ Nghị thấy không thể chủ quan được nữa, bèn cho tăng cường lực lượng phòng thủ xung quanh Thăng Long. Đặc biệt, phía Nam Thăng Long, giặc xây dựng thêm nhiều đồn lũy mới, tạo thành hệ thống phòng thủ dài gần 90 km, bắt đầu từ đồn tiền tiêu Gián Khẩu, tiếp theo đó là các đồn: Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, Hà Hồi, Ngọc Hồi, Văn Điển,… đến Thăng Long. Còn đại quân của Tôn Sĩ Nghị đóng ở hai bên bờ sông Hồng và mấy vạn quân Điền Châu, Triều Châu của Sầm Nghi Đống đóng ở Khương Thượng (Đống Đa), phía Tây Nam thành Thăng Long đều ở tư thế nghỉ ngơi, chờ đợi ngày xuất quân.
Như vậy, trong hệ thống đồn lũy phòng thủ này, địch chỉ chú trọng bố phòng lực lượng ở phía Nam với đồn Hà Hồi giữ vị trí quan trọng, đồn Ngọc Hồi là cứ điểm then chốt mang tính quyết định. Với thế trận này, địch hí hửng rằng, nếu tiến công Thăng Long, quân Tây Sơn buộc phải giao chiến từ xa, đột phá liên tục, đường dài và càng tiến sâu càng phải đột phá những cứ điểm mạnh hơn. Do đó, tốc độ tiến công của đối phương sẽ chậm dần, lực lượng bị tiêu hao, sức chiến đấu bị giảm sút, dẫn tới bị tiêu diệt. Đồn Ngọc Hồi với binh lực lớn, hỏa lực mạnh, thành lũy kiên cố, không những đủ sức chặn đứng các cuộc tiến công của quân Tây Sơn, mà còn có thể tiếp ứng cho các vị trí khác khi bị đối phương uy hiếp.
Song, cho dù quân địch có chuẩn bị đề phòng ra sao thì cũng đã quá muộn. Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788), Quang Trung và đại quân Tây Sơn đã tới Tam Điệp. Tại đây, Vua cùng các tướng trong Bộ Tham mưu tập trung nghiên cứu tình hình, hoạch định kế hoạch đại phá quân Thanh với quyết tâm: bất ngờ, quyết thắng, đánh tan quân giặc khi chúng chưa kịp xuất quân (3). Qua điều tra, thám sát tình hình, Nguyễn Huệ đã nắm được toàn bộ kế hoạch và cách bố trí lực lượng của địch. Với tài thao lược xuất chúng, Quang Trung vạch ra phương án tác chiến táo bạo, chính xác. Theo đó, thay vì tập trung toàn bộ lực lượng tiến công, đột phá liên tục từ hướng Nam Thăng Long (như dự đoán của tướng giặc), Ông đã triệt để tận dụng yếu tố bí mật, bất ngờ, sử dụng lực lượng hình thành các hướng tiến công cả trên chính diện, bên sườn và phía sau; tạo thế trận bao vây, chia cắt địch ngay từ đầu để luôn giành, giữ thế chủ động giết giặc. Theo kế hoạch, quân Tây Sơn được tổ chức làm 5 đạo. Đạo quân chủ lực do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy, đánh thẳng vào hệ thống phòng ngự chủ yếu của địch ở phía Nam Thăng Long. Đạo quân thứ hai do Đô đốc Bảo chỉ huy, tiến ra Đại Áng (Thường Tín, Hà Nội), là hướng phối hợp quan trọng sẵn sàng chi viện, tăng cường sức mạnh cho hướng chủ yếu. Đạo quân thứ ba do Đô đốc Long chỉ huy, thực hiện vu hồi tiến công đồn Khương Thượng (Đống Đa), rồi thọc vào Thăng Long. Đạo quân thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy, theo đường biển đánh vào Hải Dương. Đạo quân thứ năm do Đô đốc Lộc chỉ huy, cũng theo đường biển vào cửa Lục Đầu, tiến lên Bắc Giang chặn đường rút lui của quân Thanh từ Thăng Long về và sẵn sàng đánh quân tiếp viện của địch từ Quảng Tây sang. Như vậy, với cách tổ chức và sử dụng lực lượng này, quân Tây Sơn đã hình thành 02 trận then chốt quyết định: trận Ngọc Hồi trên hướng chủ yếu và trận Khương Thượng (Đống Đa) trên hướng vu hồi.
Thực hiện kế hoạch đã định, đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân, tức đêm giao thừa của Tết Nguyên đán, đạo chính binh của Nguyễn Huệ vượt sông Gián Khẩu bắt đầu tổ chức tiến công. Với thế chủ động và lợi dụng yếu tố bí mật, bất ngờ, quân Tây Sơn nhanh chóng hạ các đồn Gián Khẩu, Nguyệt Quyết, Nhật Tảo. Bằng nhiều thủ đoạn chiến đấu, quân ta không chỉ tiêu diệt gọn các đồn địch mà còn bắt sống toàn bộ lực lượng do thám phía trước của quân Thanh, làm cho các đồn từ Hà Hồi trở về Thăng Long không hay biết tin tức gì về cuộc tiến công của quân ta ở phía Nam. Thậm chí, khi quân Tây Sơn tiến đến vây kín đồn Hà Hồi và gọi hàng bằng cách “Bắc loa truyền gọi: Tiếng quân sĩ luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn khi ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết”(4). Qua đó, đã thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật nghi binh, lừa địch; sự kết hợp hài hòa sức mạnh về quân sự với công tác địch vận để đánh vào tinh thần quân địch, khiến chúng hoảng loạn, vội vã xin hàng; đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự không đánh mà thắng của quân Tây Sơn.
Sau khi đánh chiếm đồn Hà Hồi, yếu tố bí mật, bất ngờ không còn nữa nên việc tiến công đồn Ngọc Hồi của quân ta gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, khi phát hiện ta tổ chức tiến công, địch đã chủ động cử đội kỵ binh - lực lượng thiện chiến nhất của quân Thanh đón đánh, hòng chặn đứng bước tiến công của quân Tây Sơn. Do có trù liệu từ trước, Nguyễn Huệ đã tung đội tượng binh gồm hơn 100 voi chiến xung trận. Tượng binh vốn là “binh chủng” mới của Nguyễn Huệ, có khả năng công kích, đột phá rất lợi hại. Ngoài cung, nỏ, giáo, lao, tượng binh Tây Sơn còn được trang bị thêm nhiều thứ hỏa khí, như: súng tay, hỏa hổ và đại bác. Trước một đội tượng binh mạnh, dũng mãnh xông lên, trông từ xa như “những quả núi di động”, kỵ binh của quân Thanh vừa ra nghênh chiến đã “sợ hãi, hí lên, té chạy, lồng lộn quay về” (5), dẫm đạp lên nhau rút vào Đồn, dựa vào chông sắt, dùng súng và tên bắn ra như mưa để cố thủ. Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ bèn chia đội tượng binh làm hai cánh đánh vào bên sườn địch để mở đường cho đội xung kích dũng cảm xông lên. Đây là đội quân cảm tử, biên chế khoảng 600 người, chia làm 20 toán. Mỗi toán gồm 10 nghĩa quân, lưng giắt dao ngắn, khiêng một tấm mộc lớn, ngoài quấn rơm ướt và có 20 người khác theo sau, từ nhiều hướng tiến lên thật gần rồi nhất tề xông vào đồn giặc như nước vỡ bờ. Bị đánh giáp mặt quyết liệt, quân Thanh hoảng loạn, dày xéo lên nhau chạy tháo thân. Nét nổi bật của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của quân Tây Sơn trong trận này còn được thể hiện ở chỗ: ngay khi chưa tiến công đồn Ngọc Hồi, Nguyễn Huệ đã sai Đô đốc Bảo tổ chức trước trận địa chặn địch ở phía sông Tô Lịch và bày sẵn thế trận diệt địch ở Đầm Mực. Đúng như dự đoán của vua Quang Trung, tàn quân địch (khoảng vài vạn tên) sau khi thoát khỏi Ngọc Hồi đã men theo bờ sông Tô Lịch tháo chạy, nhưng bị quân Tây Sơn chặn đánh quyết liệt buộc phải chạy theo con đường về phía Đầm Mực. Từ ba mặt, quân ta khép chặt vòng vây, dồn ép giặc vào khu vực lầy lội, um tùm cỏ nước, sậy, lác mà tiêu diệt. Đây là trận đánh lẫy lừng, có hiệu suất chiến đấu cao, nhiều năm sau, khi nhắc lại quân giặc còn rùng mình, khiếp sợ.
Cùng thời gian tiến công vào đồn Ngọc Hồi, trên hướng vu hồi Chiến dịch, quân Tây Sơn đã đánh thẳng vào đồn Khương Thượng (Đống Đa) - nơi sơ hở, hiểm yếu của địch. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi, nhất là yếu tố bất ngờ cho hướng này, trước đó, tại đồn Ngọc Hồi, Nguyễn Huệ không chủ trương tiến công ngay mà chỉ hư trương thanh thế để uy hiếp tinh thần quân địch, nhằm thu hút toàn bộ sự chú ý của chúng về hướng Nam. Trúng kế của ta, Tôn Sĩ Nghị đã tập trung tất cả lực lượng về phía Ngọc Hồi. Ngoài việc liên tục điều quân ra tăng viện, Y còn đặc sai 20 kỵ binh phải thay nhau chạy đi, chạy lại báo cáo tình hình mà không nhận ra nguy cơ từ hướng Tây Nam. Chớp thời cơ, cánh quân của Đô đốc Long đã nhanh chóng bí mật cơ động và triển khai lực lượng, phối hợp với lực lượng tại chỗ, tổ chức nhiều hướng, mũi tiến công, hình thành thế bao vây, chia cắt tiêu diệt địch. Điểm sáng tạo nhất trong tổ chức lực lượng của cánh quân này là, đã nhanh chóng tổ chức ra bộ phận cơ động thọc sâu, đánh thẳng vào sở chỉ huy của Sầm Nghi Đống, buộc hắn phải thắt cổ tự vẫn, khiến địch ở Khương Thượng hoàn toàn tan vỡ trong chốc lát. Thừa thắng, lực lượng này đã tiến lên tiêu diệt các đồn Yên Quyết, Nam Đồng, rồi tràn qua cửa Ô Tây Nam như mũi tên từ xa phóng thẳng vào cung Tây Long (nơi Tôn Sĩ Nghị đặt sở chỉ huy), làm cho cả bộ thống soái giặc kinh hồn, bạt vía. Tôn Sĩ Nghị cuống cuồng tháo chạy, người không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp đóng yên, bỏ mặc quân sĩ tìm đường thoát thân về nước.
Chúng ta biết rằng, ở thời kỳ đó (thế kỷ XVIII) chưa có các phương tiện thông tin hiện đại như ngày nay, vậy mà các hướng tiến công đã hiệp đồng tác chiến để đột phá kết hợp với bao vây, vu hồi; giữa hướng chủ yếu và các hướng khác, giữa lực lượng thê đội một và thê đội hai,… dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ lại diễn ra ăn khớp, nhịp nhàng đến thế. Điều đó càng chứng tỏ nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của Nguyễn Huệ trong đại phá quân Thanh nói chung, trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi, Đống Đa nói riêng hết sức tài tình. Đặc biệt, đội tượng binh là “binh chủng” mới của Nguyễn Huệ, được sử dụng hiệu quả: bất ngờ, đúng thời cơ, vào hướng và mục tiêu trọng yếu giành thắng lợi quyết định. Đây là một trong những bài học quý để Quân đội ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

nhớ tick cho mình nhé