K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1:

“ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...”

                                                                                                                                                              (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2: a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ)

1
4 tháng 8 2020

Câu 1:

a) - Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới.

    - Văn bản thuộc thể loại kí.

    - Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Bài "Cây tre Việt Nam" là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta.

b) Tre / mang lại cho con người vô vàn lợi ích.
    CN                           VN

c) Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu "Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp". Việc sử dụng biện pháp tu từ này nhằm nhấn mạnh sự gắn bó lâu đời của tre - người bạn thân của nông dân Việt Nam với đời sống của nhân. Ngoài ra, Thép Mới còn sử dụng biện pháp nghệ thuật này trong câu văn "Tre là cánh tay của người nông dân". Tác giả ví "tre" là "cánh tay của người nông dân". Cách so sánh bằng được dùng giúp cho bạn đọc hiểu được vai tro quan trọng, to lớn của tre với nông dân Việt Nam.

d) Để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, em cần:

    + Không vứt rác bừa bãi

    + Tuyên truyền với mọi người không chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, trái phép

    ...

Câu 2:

a) Ngày Huế đổ máu
    Chú Hà Nội về
    Tình cờ chú, cháu
    Gặp nhau Hàng Bè

    Chú bé loắt choắt
    Cái sắc xinh xinh
    Cái chân thoăn thoắt
    Cái đầu nghênh nghênh

b) Lượm / là một chú bé liên lạc dũng cảm và gan dạ.
      CN                                   VN

Câu 3:

a) Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: nhân hóa sự vật "tre" với động từ "giữ"

b) Việc sử dụng biện pháp nhân hóa nhằm nhấn mạnh vai trò hữu ích của tre đối với những người nông dân Việt Nam. Tre như một người lính dũng cảm đứng hiên ngang ở đầu làng bảo vệ làng xóm, chăm đồng lúa chín, canh giữ nước nhà. Biện pháp tu từ độc đáo này đã giúp cho hình ảnh cây tre hiện lên trong tâm trí người đọc một cách sâu sắc và đẹp nhất. Tre chính là biểu tượng tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam ta từ xưa cho tới tận ngày nay.

Câu 4: (bạn có thể viết thêm nhé)

Mun / là tên của chú chó nhà em. Nó / đã gắn bó với gia đình trong suốt gần 2 năm qua. Nó / khoác trên mình bộ lông màu vàng tuyệt
 CN                  VN                         CN                                     VN                                        CN                              VN
đẹp. Bộ lông ấy mềm, mượt, khiến em cứ mê mẩn vuốt ve chú cún mãi! Cái đuôi của Mun cứ suốt ngày ve vẩy một cách nhẹ nhàng. Mỗi khi em đi học về, chó Mun lại chạy ra ríu rít lấy chân em. Cái đuôi lúc đó lại ngoe nguẩy liên tục. Nghĩ lại mà thấy đáng yêu làm sao... 

4 tháng 8 2020

Ngôi trường của em đang học có nhiều bóng mát cây xanh và ghế đá ở sân trường, em mến yêu ngôi trường của em và em đến đây để học hằng ngày.

Trường em đang học gồm có 5 dãy nhà, gồm có 4 dãy phòng học và một dãy dành cho Ban Giám hiệu nhà trường. Ngoài ra, trường em đang học cũng có một khoảng sân rất rộng lớn với những hàng cây mới trồng những cũng đã khá lớn. Em mong sao cây lớn thật nhanh để có thể che bóng mát cho chúng em những giờ ra chơi. Cột cờ của trường em đang học nằm ở sân trường, nơi lá cờ tổ quốc tung bay trong gió. Chúng em đều được làm lễ chào cờ vào mỗi sáng thứ hai mỗi tuần.

Vì là ngôi trường mới nên các phòng học và các vật dụng đều mới tinh, sạch sẽ thơm mùi gỗ mới... Em và các bạn luôn luôn ý thức không vẽ bậy trên tường, xả rác và luôn giữ gìn trường học sạch đẹp như bây giờ.

Đến ngôi trường của em đang học, cô giáo dạy chúng em những điều hay, khám phá nhiều điều mới lạ. Cô giáo dặn chúng em phải luôn chấp hành nội quy của nhà trường, và chúng em không xả rác để ngôi trường của em luôn sạch sẽ.

Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp được có bạn để chơi chứ không như ở nhà.

4 tháng 8 2020

Trong cuộc đời học sinh, ai cũng có những niềm riêng để tự hào. Những ngôi trường nằm trong kí ức luôn là những cái tên không thể quên trong cuộc đời. Với tôi cái tên "Trường trung họccơ sở nhữ bá sỹ" là một cái tên để tự hào như thế.
Được biết đến là một trường trung học phổ thông công lập của tỉnh Băc Ninh, trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 luôn khẳng định vị thế đứng đầu khối các trường trung học không chuyên của tỉnh. Được thành lập vào năm 1961, ngôi trường đã viết lên trang sử dày truyền thống. Nằm ở khu vực phố Khám xã Gia Đông huyện Thuận Thành, trường có một cơ sở vật chất khang trang và cực kì kiên cố. Trước cổng trường là vòm cong tựa parabol. Bước vào cổng là nền gạch vàng hồng in nổi những họa tiết để tránh trơn trượt. Khoảng sân rộng, nhiều cây xà cừ. Những cây này được trồng từ rất lâu từ khi trường mới thành lập. Chúng được trồng theo hàng thẳng tắp ra phía cổng. Bước từ cổng nhìn thẳng vào là khu nhà 3 tầng được xây dựng năm 1975. Đây cũng là khu nhà được xây dựng có sảnh để tổ chức những lễ kỉ niệm, lễ bế giảng. Không chỉ thế, khu nhà này còn có phòng đoàn, phòng hành chính, phòng sổ điểm và chìa khóa lớp học. Còn lại là lớp học dành cho khối 10 và khối 11. Đứng ở sân trường nhìn sang bên phải là khu phòng máy tính và tin học. Được xây dựng là hai tầng thông sang với khu nhà 3 tầng với sáu phòng bao gồm cả phòng y tế, Tầng 1 là nơi lưu trữ hồ sơ từ những ngày thành lập, trước đây còn là lưu trữ bằng giấy tờ nhưng hiện nay đã lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu của nhà trường. Tầng hai của khu nhà này là phòng tin học với trang thiết bị hiện đại giúp cho học sinh thực hành tốt những giờ tin học trong chương trình. Nhìn sang bên trái lúc này là khu nhà hiệu bộ. Được xây dựng với hai tầng theo thiết kế có sảnh ở giữa Tầng 1 là các phòng nghỉ của giáo viên, được sắp xếp theo từng tổ bộ môn. Tầng 2 là phòng hội nghị, phòng họp, nơi tổ chức, diễn ra các cuộc họp bộ môn từng tuần từng tháng, hoặc nơi tổ chức các sự kiện liên quan tới chuyên môn nhà trường, đội ngũ viên chức nhà trường. Đây cũng là nơi tiếp đón vị khách ghé thăm ngôi trường. Khu nhà ba tầng có lối đi dẫn sang khu nhà 4 tầng phía sau của khu nhà này. Sau khu nhà 3 tầng là khoảng sân bê tông rồi đến khu nhà 4 tầng này. Khu nha này bao gồm phòng học dàng cho khối 12 và một số lớp khối 11, và một vài phòng thực hành của các môn tự nhiên: hóa học, vật lý. Khu nhà 4 tầng này được xây dựng sau khu nhà 3 tầng và khu hiệu bộ. Mới đây, năm 2015, trường đã xây dựng xong khu nhà mới với thiết kế hiện đại, 5 tầng, nằm bên cạnh khu nhà 4 tầng này. Đồng thời, nhà trường cũng phá dỡ khu nhà 2 tầng là chứng nhân cho sự tồn tại của nhà trường vào năm 2015. Khu nhà 2 tầng này là hình ảnh ban đầu của ngôi trường khi mới thành lập. Dỡ bỏ khu nhà 2 tầng, nhà trường đã thiết kế khuôn viên và khu nhà để xe cho học sinh. Công trình cuối cùng của nhà trường là nhà đa năng. Đây là khu nhà nơi tổ chức những buổi kết nạp đoàn, cảm tình đoàn, đón chào diễn giả truyền lửa cho các bạn lớp 12 chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời. Cũng là nơi tổ chức các cuộc thi bên lề của dịp lễ lớn, phòng tập luyện cho những bạn có tài năng, đam mê nghệ thuật. Căng – tin nhà trường được xây dựng bên cạnh khu nhà hiệu bộ. Căng – tin không lớn nhưng cũng đủ để học sinh trường thoải mái ăn uống, photo tài liệu, cung cấp đồ dùng cần thiết cho viêc học tập.

4 tháng 8 2020

Xin phép làm mỗi toán thui ạ . Văn mình ko được giỏi lắm ^_^

Bài 1 :

a)

+) \(P\left(x\right)=3x^2-5+x^4-3x^3-x^6-2x^2-x^3\)

\(P\left(x\right)=x^2-5+x^4-4x^3-x^6\)

Sắp xếp : \(P\left(x\right)=-5+x^2-4x^3+x^4-x^6\)

+) \(Q\left(x\right)=x^2+2x^5-x^4+x^2-x^3+x-1\)

\(Q\left(x\right)=2x^2+2x^5-x^4-x^3+x-1\)

Sắp xếp : \(Q\left(x\right)=-1+x+2x^2-x^3-x^4+2x^5\)

b) Tự làm nốt nha!!

4 tháng 8 2020

Trả lời : 

Đề 1 :

- MB : Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận.

- TB : 

+ Môi trường sống là gì?

+ Những tác động của loài người làm tổn hại đến môi trường sống?

+ Vì sao chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường sống?

+ Những hành động có ý thức bảo vệ môi trường sống.

- KB : Rút ra bài học và nhận thức cho cá nhân.

Đề 2 :

_Trích dẫn đoạn thơ_

Trong câu thơ trên, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật so sánh rất thành công. Hình ảnh chú bé lượm hiện lên như một chú bé thiếu niên đầy nghị lực nhưng cũng rất hồn nhiên, trong sáng. Tác giả đã so sánh chú bé với một loài chim - chim chích. Chim chích là loài chim có tuổi thơ gần gũi với hình ảnh những làng quê đất Việt. Chim chính nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của cậu bé. Không chỉ vậy, đó còn là con chim chích nhảy trên đường vàng. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường rải đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. Con đường vàng ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ : Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

3 tháng 8 2020

Các bạn ơi viết hộ mình nhanh lên nhé

3 tháng 8 2020

Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, cũng là mùa đẹp nhất trong năm vì mang đến cho con người không khí ấm áp, vui tươi nhất.Mùa xuân thường gắn liền với Tết, thường bắt đầu vào tháng 1 và kết thucs vào tháng 3. Đây là khoảng thời gian thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Mọi người vẫn luôn mong chờ mùa xuân đến, vì được đón Tết cổ truyền, được quây quần bên nhau ấm áp.Cảnh vật mùa xuân luôn tràn đầy sức sống. Những cánh hoa đào của miền bắc và hoa mai của miền nam đua nhau khoe sắc, chở bao nhiêu dư vị và màu sắc của mùa xuân. Những cành cây cao vút bắt đầu nhú những mầm non xanh nõn, mượt mà như những nét chấm phá nhẹ nhàng giữa bầu trời cao trong xanh.Buổi sáng mùa xuân thật trong lành, ấm áp, gió chỉ thổi thật khẽ và những chú chim én đang từng đàn bay từ phương Nam trở về báo hiệu mùa xuân đã đến. Bầu trời dường như thoáng đãng, từng đám mây xanh trắng nối đuôi nhau trôi đi thật chậm rãi.Trong những khu vườn, những khóm rau mới trồng của mẹ xanh mướt, còn đọng lại một vài hạt sương nhỏ bé tí. Chờ khi ánh nắng mặt trời lên thì sẽ tan ra.Đối với tôi cũng vậy, quê hương mình luôn là bức tranh tươi đẹp nhất mà tôi luôn muốn cất giữ, bảo vệ. Quê tôi chỉ là một làng quê nghèo làm nghề nông nghiệp, tuy còn nghèo nhưng con người luôn có ý thức đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau. Và khung cảnh thân thương, đó là một nơi vô cùng tươi đẹp, bởi ở đó có sự hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người, đặc biệt vào những ngày xuân, khung cảnh ấy như tươi mới hơn, nhựa sống tràn trề qua mỗi cảnh vật.Lũ trẻ con trong xóm vui cười hớn hở khi mùa xuân về, lại sắp thêm một tuổi, lại được nhận những phong thư lì xì.Ngoài đồng, lúa chiêm bén rễ đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng tới chân trời tím biếc, nhạt nhoà trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lam lan toả, la đà vấn vít trong màn sương bảng lảng. Khung cảnh đẹp đẽ và thơ mộng lạ lùng!Mùa xuân thật đẹp, mùa xuân là mùa mà vạn vật thay áo mới.

3 tháng 8 2020

Ngay từ đầu năm học, mẹ đã mua cho em đầy đủ các đồ dùng học tập: sách, vở, bút, thước, com-pa,... Mẹ cũng căn dặn em phải biết sắp xếp, lau chùi chúng cho gọn gàng, sạch sẽ. Nghe lời mẹ, sau khi dùng xong món đồ nào em lại đặt chúng ngay ngắn vào vị trí: sách vở để lên giá; bút, thước,... đổ vào hộp. Em cũng không hề viết, vẽ linh tinh lên bìa sách vở hay bàn ghế. Những đồ dùng học tập của em lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng, chúng nằm ngay ngắn trong vị trí của mình như thì thầm khẽ nói với em: "Cám ơn cô chủ nhỏ!”.
Học tốt ^^

3 tháng 8 2020

bài làm

a) Nhà anh Dế Mèn ở bụi tre. Tối nào anh dế cũng ngồi kéo đàn tren bãi cỏ trước nhà. Mấy cô đom đóm đi gác về rất muộn vẫn thấy anh dế say sưa kéo đàn. Một cô đom đóm liền dừng chân trên bãi cỏ và soi đèn cho anh dế biểu diễn bài “Tâm tình quê hương”.
b) Chiếc bảng đen là người bạn thân thiết của cả lớp. Bảng đen rất vui khi chúng em học giỏi. Bảng đen buồn khi chúng em đến lớp chưa thuộc bài. Hôm bạn Hải trực nhật lau vội khăn ướt, bảng đen rơm rớm nước mắt nhìn chúng em, trông thương quá!...
c) Châu Chấu nói với Giun Đất: “Trời nắng ráo chính là một ngày tuyệt đẹp!”. Giun Đất cãi lại: “Không! Trời mưa bụi và ẩm ướt mới là một ngày tuyệt đẹp!”. Chúng kéo nhau đi tìm đến Kiến Đen nhờ phân xử. Sau một ngày làm việc, Kiến Đen nói với chúng: “Hôm nay tôi đã làm được rất nhiều việc. Ngày tuyệt đẹp của tôi chính là hôm nay đó!”.

*Ryeo*

bài 2 : xác định các phó từ trong bài thơ " đêm nay bác không ngủ " của Minh huệbài 3 :xác định phó từ trong những câu sau đây:1. đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được2.em ăn ngay đi cho kịp giờ lên lớp3. bạn lan đi ra cổng từ lúc nãy4. ô vẫn còn đây, của các emchồng thư mới mở, bác đang xem5. em tôi cũng vừa mới đi học6. ôi, cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này7. anh...
Đọc tiếp

bài 2 : xác định các phó từ trong bài thơ " đêm nay bác không ngủ " của Minh huệ

bài 3 :xác định phó từ trong những câu sau đây:

1. đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được

2.em ăn ngay đi cho kịp giờ lên lớp

3. bạn lan đi ra cổng từ lúc nãy

4. ô vẫn còn đây, của các em

chồng thư mới mở, bác đang xem

5. em tôi cũng vừa mới đi học

6. ôi, cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này

7. anh nghĩ mãi cho đến gần sáng

8.đến phường rạch, dượng hương thư sai nấu cơm ăn để được chắc bụng

bài 4 : chỉ ra tác dụng của phó từ "vẫn" trong đoạn trích sau:

     biển vẫn gào thét. gió vẫn từng cơn đẩy nước dồn ứ lại, rời đột ngột giãn ra. con tàu vẫn lặn huoj như con cá kình giữa muôn nghìn lớp sóng. thuyền trưởng thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt cơn lốc dữ.

3
3 tháng 8 2020

Các phó từ trong bài thơ đêm nay bác không ngủ : Lại , cứ , chưa , càng , không , vẫn, sao , lắm 

1, vẫn , cứ , không , sao                                                        5 , cũng 

2, đi ,                                                                                      6 ,này 

3 ra , lúc nãy                                                                          7 , cho đến 

4 vẫn , đang                                                                           8 ,để 

Câu cuối ib cho mik nếu cần

Bài 2 :

không, cứ,vẫn,lắm, chưa .

Bài 3 :

1.  vẫn ,cứ, không ,sao  ,được.

2.đi 

3. đi ,ra ,lúc nãy.

4. vẫn ,  đang

5 . cũng , đi

6 . này .

7 . mãi , cho đến .

8 , đến  , được 

3 tháng 8 2020

\(T=x^2+y^2+\frac{1}{x}+\frac{1}{x+y}\)

\(=\left(x-2\right)^2+\left(y-1\right)^2+\left(\frac{x}{4}+\frac{1}{x}\right)+\left(\frac{x+y}{9}+\frac{1}{x+y}\right)+\frac{17}{9}\left(x+y\right)+\frac{7x}{9}-5\)

\(\ge0+0+2\sqrt{\frac{x}{4}\cdot\frac{1}{x}}+2\sqrt{\frac{x+y}{9}\cdot\frac{1}{x+y}}+\frac{17\cdot3}{9}+\frac{7\cdot2}{9}-5\)

\(=\frac{35}{9}\)

Đẳng thức xảy ra tại x=2;y=1

3 tháng 8 2020

Đặt x = 2t 

đưa bài toán về dạng: 

\(T=4t^2+y^2+\frac{1}{2t}+\frac{1}{2t+y}\ge\left(t^2+t^2+y^2\right)+\frac{1}{2t+y}+\left(2t^2+\frac{1}{2t}\right)\)

\(\ge\frac{\left(2t+y\right)^2}{3}+\frac{1}{2t+y}+\left(2t^2+\frac{1}{2t}\right)\)

\(=\left(\frac{\left(2t+y\right)^2}{3}+\frac{9}{2t+y}+\frac{9}{2t+y}\right)+\left(2t^2+\frac{4}{2t}+\frac{4}{2t}\right)-\frac{17}{2t+y}-\frac{7}{2t}\)

\(\ge3.3+3.2-\frac{17}{3}-\frac{7}{2}=\frac{35}{6}\)

Dấu "=" xảy ra <=> y = t = 1 <=> y = 1 ; x = 2