tối nay mấy h đá nhể
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.
2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.
3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.
4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)
5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.
"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.
6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.
+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.
+ phép lặp: từ 'Trương'
+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.
Trl:
“Truyện Kiểu” được coi là kiệt tác số một của đại thi hào Nguyễn Du, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, mà một tác phẩm kết tinh những gì đặc sắc nhất về cả nội dung và nghệ thuật. Mỗi đoạn trích trong “Truyện Kiều” đều được nhà thơ chăm chút, mỗi nhân vật đều hiện lên một cách hết sức sinh động. “Chị em Thúy Kiều” cũng là một đoạn trích như thế.
Mở đầu đoạn trích là phần giới thiệu cả hai chị em Vân – Kiều:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Hai người con gái đẹp ấy, có cốt cách thanh cao như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng, nhưng đều là vẻ đẹp “mười phân vẹn mười”, vô cùng hoàn hảo, đẹp đẽ.
Thúy Vân được xuất hiện trước với vẻ đẹp phúc hậu, cao sang, quý phái:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp trang trọng tuyệt vời, với khuôn mặt đầy đặn như ánh trăng rằm, tiếng nói tiếng cười như hoa như ngọc, tóc mượt như mây, da trắng hơn tuyết. Vẻ đẹp của nàng khiến cho thiên nhiên phải e thẹn cúi mình, phải “thua”, phải “nhường” một cách tình nguyện. Nàng được tạo hóa ban cho một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, báo hiệu một cuộc sống yên ổn, bình an, không song gió về sau.
Tại sao cô em lại được xuất hiện trước cả chị? Có lẽ đó là dụng ý của Nguyễn Du, cô em đã đẹp đẽ như thế, thì cô chị – nhân vật chính của truyện còn có thể đẹp hơn nữa không? Ngay từ khi bắt đầu nói về Kiều, đại thi hào đã nói:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Thúy Vân đã đẹp đến hoa nhường nguyệt thẹn, vậy mà Thúy Kiều lại còn đẹp hơn, cả về tài lẫn sắc. Không chỉ thế, đó còn là một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà chứ không đoan trang, phúc hậu như Thúy Vân.
Đặc biệt, ở Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ đặc tả đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của người con gái ấy:
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Đôi mắt nàng trong như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Trong làn song mắt ấy, là cả một tâm hồn đa sầu, đa cảm. Kiều có một vẻ đẹp khiến cho hoa “ghen”, liễu “hờn”, Tạo hóa đã cho nàng vẻ đẹp, nhưng cũng mang đến cho nàng cả sự ghen ghét của người đời. Cuộc đời của nàng, sẽ là một đoạn đời không yên ổn.
Ở Thúy Vân, người ta chỉ có từ nhan sắc mà suy đoán về tài năng, bởi Nguyễn Du không hề nhắc đến. Nhưng ông lại nói rất kĩ về tài hồ cầm của Thúy Kiều:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ ầm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân”
Không chỉ là một người con gái đẹp, Kiều còn là một người thông minh, đa tài. Có thể nói, đến Thúy Kiều, người đọc mới thấm thía được vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” của nàng. Tuy nhiên, ẩn trong vẻ đẹp hoàn mỹ ấy, là một tâm hồn đa sầu đa cảm. Có lẽ nàng đã cảm nhận được số phận long đong của mình rồi, nên đã sáng tác cung đàn “Bạc mệnh” khiến ai nghe cũng phải thương cảm. Và đúng như nàng dự đoán, cuộc đời bình an của nàng không kéo dài được bao lâu nữa, bởi “Chữ tài liền với chữ tai” một vần, người con gái ấy sẽ phải sống một cuộc đời gian truân trắc trở.
Ở cuối đoạn trích, Nguyễn Du khái quát lại về hai chị em nhà Vân – Kiều và hoàn cảnh sống của họ:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Bốn câu thơ đã nói lên hoàn cảnh sống của hai cô gái ấy. Họ được dạy dỗ vô cùng chu đáo, là những cô gái con nhà gia giáo, với phẩm hạnh trong trắng, cao quý.
Chỉ với hai mươi bốn câu thơ và bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp mỹ miều của hai chị em Thúy Vân – Thúy Kiều và ẩn trong đó là những tình cảm, những dự đoán của ông về cuộc đời, số phận của hai cô gái ấy. Hãy cũng dõi theo những bước chân của hai người ấy trên nẻo đường còn nhiều chông gai.
A. Câu chuyện đề cao tình bạn giữa Ben và La - la. Cô bé đã giúp Ben vượt qua nỗi đau của bản thân để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. Tình bạn có sức mạnh thật kì diệu
B. Tình bạn là một trong những thứ cảm súc quý giá nhất của con người. Ai cũng cần phải có bạn bè, đặc biệt là những người bạn tốt, để có thể cùng nhau học hành , cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống
Hok tốt!
“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” (Sách Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục) 1(1,0). Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Giải thích nhan đề của văn bản có đoạn trích trên? 2(1,0). Đoạn trích trên là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Hãy dùng một câu văn để nêu rõ nhận xét của em về nhân vật ta trong đoạn trích trên. 3(3,0). Qua nội dung của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu văn theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ phẩm chất nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán, một lời dẫn trực tiếp (có chú thích). 4.(1,0)Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên câu sau: “Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
k cho mk nha
HT
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản:"Hoàng Lê nhất thống chí" của nhóm Ngô Gia Văn Phái( Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du,...)
Giải thích nhan đề: Ghi chép lại sự thống nhất đất nước của nhà Lê.
Câu 2: Đoạn trích là lời của vua Quang Trung nói với các tướng sĩ dưới quyền.
Trong hoàn cảnh quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta
Nhận xét: Vua Quang Trung là người có tài khích lệ quân sĩ chiến đấu vì nghĩa lơn; không những thế còn là người có mưu lược cầm quân, có tầm nhìn trông rộng và tài tiên đoánchính xác của một nhà quân sự có tài.
Câu 3: Viết đoạn văn:
Hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí đã tái hiện chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Hình ảnh vua Quang Trung hiện lên với những vẻ đẹp phi thường của một bậc đại tướng. Thông qua ngòi bút sinh động của nhóm tác giả họ Ngô , hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên vô cùng đẹp đẽ, phi thường. Đó là con người có hành động mạnh mẽ ,quyết đoán và có trí tuệ sáng suốt, sâu xa ,nhạy bén.Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long ông không hề nao núng mà quyết định thân chinh cầm quân đi ngay. Trong vòng một tháng ông đã liên tiếp làm nên nhiều chiến công, ông thu phục lòng dân và có danh nghĩa ra Bắc dẹp giặc. Bên cạnh đó, Quang Trung - Nguyễn Huệ còn là một người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.Mới khởi binh nhưng ông đã khẳng định được sự chiến thắng.Điều này Nguyễn Huệ đã khẳng định rằng ông thật sự là một tài năng quân sự ,một nhà mưu lược tài ba.Trong những cuộc chiến tranh phong kiến ở Việt Nam hiếm có một vị tướng nào tính toán thần tình và sâu xa đến vậy.Trong trận chiến với quân Thanh hình ảnh nhà vua hiện lên vô cùng oai phong, lẫm liệt! ông thân chinh cầm quân đóng vai trò là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự "cưỡi voi đi đốc thúc" ,xông pha tên đạn.Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy áo vải quân Tây Sơn đã đánh trận thật lẫy lừng. Những chiến công lẫy lừng của Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc.
Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên câu sau:
“Chờ mười năm nữa, cho ta/ được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân
CN VN
mạnh, thì ta/ có sợ gì chúng?”
CN VN
12 giờ sáng nha bn, nếu quên thì đặt giờ lúc 12 giờ sáng nha