K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2017

phân hữu cơ dùng để bón lót : vì phân hữu cơ rất khó tan trong nước , nên bón lót để phân tan từ từ trong đất

phân đạm, phân kali đều thuộc phân hóa học nên dùng để bón thúc: vì hầu hết các loại phân hóa học đều rất dễ tan trong nước , ( riêng phân lân nên dùng để bón thúc)

CHÚC BẠN HỌC TỐT

13 tháng 12 2016

Ảnh hưởng của phân bón, thuốc trừ sâu đến môi trường, con người và sinh vật khác:

- Làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, đất

- Có hại cho con người khi hít phải thuốc trừ sâu, gây ra các bệnh

- Huỷ hoại môi trường sống, thức ăn của một số động vật

=> Ảnh hưởng nặng, có hại đến môi trường, sức khoẻ của con người và hệ sinh thái tự nhiên

9 tháng 12 2018

-Làm ô nhiễm môi trường , ô nhiễm không khí , đất và còn có thể ô nhiễm nguồn nước

- Con người khi hít phải sẽ có hại cho sức khỏe , gây ra các bệnh

-Hủy hoại môi trường sống và thức ăn của một số động vật khác

=>Ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái

13 tháng 12 2016

 

Tại sao lại nên phòng bệnh hơn chữa bệnh?

Vì nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho năng suất cao, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế. Còn nếu để vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, còn gây ảnh hưởng đến con người. Vậy nên, ta phải phòng bệnh hơn là chữa bệnh.

-Hãy cho biết các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?

•Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

• Biện pháp thủ công.

•Biện pháp hóa học.

•Biện pháp sinh học.

• Biện pháp kiểm dịch thực vật.

13 tháng 12 2016

* Vì khi sâu bệnh đã gây thành bệnh thì phải phun thuốc trừ sâu , sẽ có những hại sau đây :

- Thuốc bảo vệ thực vật là thuốc độc , sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triễn của cây trồng .

- Vì là thuốc độc nên khi xịt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường , làm ô nhiễm môi trường.

- Phải xử lý đến bao bì chai lọ chứa thuốc , nếu không vứt bỏ bừa bỏ làm ô nhiễm môi trường , nhất là môi trường nước.

- Người đi phun thuốc sâu bị ảnh hưởng về sức khỏe .

=> Nên phòng bệnh trước vì nó sẽ ít tốn công, triệt để sâu bọ có hại cho cây.

* Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh :

- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh

- Biện pháp thủ công

- Biện pháp hóa học

- Biện pháp sinh học

- Biện pháp kiểm dịch thực vật

13 tháng 12 2016

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, có ý nghĩa to lớn đốivới môi trường cũng như cuộc sống của con người. Đó là một thành phần của môi trường địa lí tham gia vào vòng tuần hoàn vật chất sinh địa-hóa toàn hành tinh, là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và đa diện, bảo đảm nhu cầu nhiều mặt của con người. Ngày nay, do dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên ngày càng lớn nên đã gây sức ép đối với các loại tài ngyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. Tài nguyên rừng đã được huy động ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về lương thực, thực phẩm, gỗ củi và các nguyên liệu cho sự phát triển kinh tế xã hội của con người. Vì vậy, vấn đề suy giảm tài nguyên rừng đã và đang trở thành vấn đề chung, cấp bách của toàn thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, dân số lại đông và tăng nhanh nên tài nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên trong những năm gần đây do việc khai thác quá mức của con người cùng với thiên tai cháy rừng, tài nguyên rừng của Việt Nam đã bị suy giảm đến mức báo động cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đang là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với nước ta hiện nay. 1. Vai trò của rừng. Rừng là nguồn tài nguyên quý giá có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường cũng như phát triển kinh tế xã hội. - Đối với môi trường: + Rừng góp phần quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh thái, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai. + Ngăn chặn xói mòn đất, bảo vệ mực nước ngầm. + Là nơi lưu giữ các nguồn gien động thực vật quý hiếm. - Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: + Rừng là nguồn cung cấp gỗ và lâm sản phục vụ cho nhu cầu đời sống và sản xuất. + Cung cấp các mặt hang lâm sản có giá trị xuất khẩu góp phần thu ngoại tệ phục vụ qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Cung cấp các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho con người + Đối với các vùng núi nước ta, rừng còn là nguồn sống chủ yếu của các đồng bào dân tộc ít người. 2. Hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng Việt Nam. Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, diện tích đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ nên phần lớn diện tích lãnh thổ được rừng che phủ. Diện tích đất lâm nghiệp nước ta năm 2005 là 14,43 triệu ha chiếm 43,6% diện tích đất tự nhiên. Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt,... Tuy nhiên trong những năm qua, do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên rừng của nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng rừng. 2.1 Về trữ lượng ( diện tích ) rừng. Sự suy giảm tài nguyên rừng biểu hiện trước hết và rõ nét thông qua việc suy giảm diện tích. Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Vào lúc này độ che phủ của rừng còn lại 43% diện tích đất tự nhiên. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với hơn 25 triệu hố bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại. Bảng 1: Sự biến động diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 1943-2009 ( triệu ha ) Năm Loại rừng 1945 1976 1985 1995 2005 2009 Tổng diện tích 14.3 11.2 9.9 9.3 12.7 13.2 Rừng tự nhiên 14.3 11.1 9.3 8.3 10.2 10.3 Rừng trồng 0 0.1 0.6 1.0 2.5 2.9 Độ che phủ (%) 43.0 33.8 30.0 28.2 38 39.1 ( Nguồn: gso.gov) Qua bảng số liệu 1 ta có thể thấy, từ năm 1945 đến năm 1995 tổng diện tích rừng của nước ta liên tục giảm xuống ( giảm 5 triệu ha trong vòng 50 năm, trung bình mỗi năm giảm 0.1 triệu ha), trong đó đặc biệt giảm nhanh ở giai đoạn 1976 – 1985, trung bình mỗi năm mất khoảng 0.14 triệu ha. Nguyên nhân chính làm mất rừng trong giai đoạn này là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan, quá trình khai hoang lấy đất trồng các cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su…và khai thác gỗ xuất khẩu. Từ những năm 1990 – 1995, do công tác trồng rừng được đẩy mạnh đã phần nào làm cho diện tích rừng tăng lên, từ 9.3 triệu ha lên 13.2 triệu ha ( trung bình mỗi năm tăng 0.21 triệu ha). Tuy nhiên, nhìn chung diện tích rừng vẫn chưa thể phục hồi. + Trong tổng diện tích rừng thì rừng tự nhiên có xu hướng giảm đi rõ rệt và đang dần bị thay thế bởi rừng trồng. Diện tích rừng tự nhiên liên tục giảm từ năm 1945 đến năm 1995 đặc biệt giảm nhanh trong giai đoạn 1976-1995 (giảm từ 11.1 triệu ha xuống còn 8.3 triệu ha tức là giảm 2.8 triệu ha trong vòng 19 năm, trung bình mỗi năm giảm 0.11 triệu ha). Đặc biệt nghiêm trọng ở một số vùng, như Tây Nguyên mất 440.000ha, vùng Đông Nam Bộ mất 308.000ha, vùng Bắc Khu IV cũ mất 243.000ha, vùng Bắc Bộ mất 242.500ha. Nguyên nhân là do sau thời kỳ chiến tranh, dân địa phương tranh thủ chặt gỗ làm nhà và lấy đất trồng trọt. Tình trạng đó vẫn còn đang tiếp diễn cho đến ngày nay. Tuy nhiên từ năm 1995 đến nay diện tích rừng tự nhiên đang có xu hướng tăng trở lại, năm 1995 là 8.3 triệu ha đến năm 2009 đạt 10.3 triệu ha ( trung bình mỗi năm tăng 0.5 triệu ha). Điều này được lí giải là chủ yếu do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa mặc dù trong một thời gian ngắn các loại rừng đó chưa thể thành rừng tự nhiên tốt được. Trong 7 kiểu rừng tự nhiên chủ yếu ở nước ta thì trừ rừng lá rộng rụng lá và rừng hỗn giao giữa gỗ và tre nứa tất cả các kiểu rừng còn lại đều giảm về diện tích. Trong số này, rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá là loại rừng bị giảm nhiều nhất mà tiêu biểu là Đăc Lắc và Gia Lai ở Tây Nguyên. Cùng với đó, diện tích rừng tre nứa cũng giảm tương đối nhanh nhất là ở Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Đông Bắc do việc đốt rừng làm rẫy và phá rừng để lấy đất trồng cây công nghiệp. Diện tích rừng ngập mặn và rừng chua phèn cũng giảm mạnh do phá rừng để nuôi trồng thủy sản đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. + Trong những năm qua diện tích rừng trồng có xu hướng tăng lên rõ rệt đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây. Năm 1995, diện tích rừng trồng nước ta mới có 1 triệu ha thì đến năm 2009 đã tăng lên 2.9 triệu ha, trung bình mỗi năm tăng 0.1 triệu ha. Sự gia tăng diện tích rừng trồng gắn liền với các chính sách khuyến lâm đặc biệt là việc giao đất giao rừng cho các hộ nông dân. Ngoài ra còn có các chương trình trồng rừng được sự hỗ trợ về vốn và kĩ thuật nhà nước của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế diện tích rừng trồng vẫn chưa bù đắp lại được số diện tích rừng của nước ta đã bị mất đi trong những năm qua, đặc biệt là về chất lượng rừng. Cùng với sự biến động của diện tích rừng, độ che phủ rừng cũng biến động thất thường qua các năm. Từ năm 1945 đến 1995 diện tích rừng liên tục giảm kéo theo sự suy giảm của độ che phủ rừng từ 43% xuống còn 28.2% (giảm 14.8%). Từ năm 1995 trở lại đây do diện tích rừng trồng tăng lên nên tỉ lệ che phủ rừng cũng tăng đạt 39,1% năm 2009. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức an toàn sinh thái (45%). Bảng 2: Bình quân diện tích rừng theo đầu người của Việt Nam giai đoạn 1943-2009 (Đơn vị: ha/người) Năm 1943 1976 1985 1995 1999 2005 2009 Ha/người 0.63 0.23 0.17 0.13 0.14 0.15 0.15 Bình quân diện tích rừng theo đầu người của nước ta vào loại thấp nhất thế giới. Giai đoạn 1943-1995 diện tích rừng theo đầu người liên tục giảm mạnh từ 0.63 ha/người xuống còn 0.13 ha/người tức giảm tới 0.5 ha/người. Từ năm 1995 đến nay tuy có tăng lên nhưng không đáng kể. Năm 2009 chỉ số này là 0.15 ha/người thấp hơn nhiều so với trung bình của thế giới ( Diện tích rừng bình quân đầu người của thế giới là 0.93 ha/người). Nguyên nhân là dân số nước ta tăng nhanh trong khi diện tích rừng trồng bổ sung hàng năm là không đáng kể. Bảng 3: Diện tích rừng bị chặt phá phân theo các vùng giai đoạn 1995-2009 ( Đơn vị: ha ) Năm 1995 1998 2001 2004 2007 Sơ bộ 2009 Cả nước 18914.0 7503.4 2819.7 2254.0 1348.1 1563.0 Đồng bằng sông Hồng 115.0 517.5 505.0 393.7 3.2 8.5 Trung du miền núi phía Bắc 2199.0 2116.1 218.2 208.2 229.0 309.3 Duyên hải miền Trung 2487.0 713.4 199.7 268.6 124.6 84.4 Tây Nguyên 10134.0 3092.7 1305.2 457.2 481.3 714.8 Đông Nam Bộ 1387.0 751.0 481.5 886.7 483.9 428.0 Đồng bằng sông Cửu Long 2592.0 312.7 110.1 39.6 26.1 18.0 ( Nguồn: gso.gov ) Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng là do nạn chặt phá rừng bừa bãi của người dân. Năm 1995 cả nước mất tới 18 914 ha, từ đó đến nay tuy đã giảm nhưng trung bình mỗi năm diện tích rừng bị chặt phá vẫn lên tới 1 239.3 ha. Trong phạm vi cả nước thì Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng bị chặt phá lớn nhất cả nước, năm 1995 là 10134 ha đến năm 2009 có giảm mạnh nhưng vẫn bị mất tới 714.8 ha và trung bình mỗi năm diện tích rừng bị chặt phá của vùng là 672.8 ha. Diện tích rừng bị chặt phá của vùng lớn nhất trong cả nước là do tập quán đốt nương làm rẫy của các dân tộc thiểu số, mặt khác do chính sách phá rừng để lấy đất trồng các cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày như: cao cu, hồ tiêu, cà phê…( đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước). Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích rừng bị chặt phá thấp nhất cả nước (năm 2009 diện tích bị chặt phá là 8.5 ha) do diện tích rừng ở khu vực này ít và chính sách bảo vệ rừng được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Đồng bằng sông Cửu Long thời gian đầu tức năm 1995 diện tích rừng bị chặt phá lớn 2595 ha chủ yếu là do phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, giai đoạn sau diện tích rừng bị chặt phá đã giảm đáng kể chỉ còn 18 ha năm 2009. Bảng 4: Diện tích rừng bị cháy phân theo các vùng giai đoạn 1995-2009 ( Đơn vị: ha ) Năm 1995 1998 2001 2004 2007 Sơ bộ 2009 Cả nước 7457.0 19943.3 1523.4 4787.0 5136.4 1658.0 Đồng bằng sông Hồng 0.0 170.1 48.5 460.1 979.2 216.6 Trung du và miền núi phía Bắc 679.0 5051.0 270.0 1590.2 3059.0 1124.2 Duyên hải miền Trung 1842.0 1195.1 488.1 503.6 328.9 222.0 Tây Nguyên 2344.0 1246.1 301.5 367.6 420.7 25.3 Đông Nam Bộ 520.0 2067.7 127.7 97.6 22.2 6.2 Đồng bằng sông Cửu Long 2072.0 10213.3 287.7 1611.5 326.4 63.5 ( Nguồn: gso.gov ) Bên cạnh việc chặt phá rừng thì cháy rừng cũng là nguyên nhân quan trọng khiến diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng trong những năm qua. Diện tích rừng bị cháy của nước ta diễn biến thất thường qua các năm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Trung bình mỗi năm nước ta mất khoảng 414.2 ha rừng do bị cháy, riêng năm 1998 là 1 trong những năm hạn hán nhất trong lịch sử diện tích rừng bị cháy đạt tới con số kỉ lục 19 943,3 ha. Nhìn chung, trong cả nước thì đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích rừng bị cháy lớn nhất cả nước năm 1995 là 2072 ha, năm 1998 là 10213.3 ha do đặc điểm khí hậu của khu vực này là có một mùa khô kéo dài. 2.2. Về chất lượng rừng Trước năm 1945 rừng nước ta có trữ lượng gỗ vào khoảng 200 – 300m3/ha, trong đó các loài gỗ quí như đinh, lim, sến, táu, nghiến, trai, gụ là rất phổ biến. Những cây gỗ có đường kính 40 – 50cm chiếm tới 40 – 50% trữ lượng của rừng. Rừng tre nứa với những cây tre có đường kính 18 – 20cm, nứa 4 – 6cm và vầu 8 – 12cm rất phổ biến (Hoàng Hòe, 1998). Nhưng hiện nay chất lượng rừng đã giảm sút đáng kể, chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế không cao. Trữ lượng gỗ rừng năm 1993 ước tính khoảng 525 triệu m3 (trung bình 76 m3/ha). Tốc độ tăng trưởng trung bình của rừng Việt Nam hiện nay là 1 – 3m3/ha/năm, đối với rừng trồng có thể đạt 5 – 10 m3/ha/năm. Trong giai đoạn 1990-1995, tuy tổng diện tích rừng có tăng lên nhưng chất lượng rừng thì giảm đi đáng kể. Diện tích rừng giàu (>150m3 gỗ/ha) và trung bình (80-150 m3/ha) giảm từ 2458,7 nghìn ha xuống còn 2165,3 nghìn ha, trong khi rừng nghèo (< 80 m3/ha) và rừng phục hồi tăng từ 4389.8 nghìn ha lên 4621.7 nghìn ha cũng trong thời gian trên. Chất lượng, trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học được duy trì, bảo tồn tốt hơn ở những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban quản lý. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng, những khu rừng nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và phòng hộ thuộc vùng sâu, vùng xa. Rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất hiện có 3.105.647ha, trong đó rừng giàu và trung bình chỉ còn 652.645 ha chiếm 21%, rừng nghèo và rừng non 2.453.002ha chiếm 79% đa số là rừng tự nhiên tái sinh và rừng phục hồi sau khai thác, sau canh tác nương rẫy. Rừng trồng tăng nhanh cả về diện tích và trữ lượng trong những năm qua, góp phần nâng cao độ che phủ rừng trong cả nước. Tuy nhiên, chất lượng rừng trồng còn thấp, cấu trúc thiếu ổn định, giá trị về đa dạng sinh học, khả năng cung cấp gỗ, tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường chưa cao. Chất lượng rừng chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục bị suy giảm, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn còn bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng giầu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ còn chiếm khoảng 13% trong khi rừng nghèo và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng. 3. Nguyên nhân của hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng Việt Nam. Có thể nêu ra các nguyên nhân chính gây nên sự mất rừng và làm suy thoái rừng ở nước ta là: - Đốt nương làm rẫy: sống du canh du cư; trong tổng số diện tích rừng bị mất hàng năm thì khoảng 40 – 50% là do đốt nương làm rẫy. Ở Đắc Lắc trong thời gian từ 1991 – 1996 mất trung bình 3.000 đến 3.500 ha rừng/ năm, trong đó trên 1/2 diện tích rừng bị mất do làm nương rẫy. - Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt là phá rừng để trồng các cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 – 50% diện tích rừng bị mất trong khu vực. - Dân số đông và tăng nhanh trong điều kiện cuộc sống ngày càng nâng cao dẫn đến nhu cầu về tài nguyên rừng ngày càng lớn -> Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng. - Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên rừng. - Do cháy rừng, nhất là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá. - Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong chiến tranh, riêng ở miền Nam đã phá hủy khoảng 2 triệu ha rừng tự nhiên. 4. Một số giải pháp khắc phục. Đây là vấn đề mang tính xã hội cao, để giải quyết vấn nạn này không đơn thuần là giải pháp riêng biệt của một ngành, một lĩnh vực mà cần có những giải pháp tổng hợp với sự tham gia của nhiều ngành chức năng * Giải pháp về chính sách: + Những năm qua, chúng ta đã thực hiện một số chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, giao đất giao rừng và thực hiện các chính sách hưởng lợi từ rừng cho người dân miền núi. + Tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản... + Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, nhanh chóng xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp + Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi đã tồn tại mấy chục năm nay bằng cách quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du mục từ trước đến nay tại các địa phương. * Về phía chính quyền: các ngành chức năng phải làm tốt công tác truyền thông, cung cấp cho người dân những hiểu biết, thông tin thiết thực phục vụ quá trình sản xuất, hướng dẫn để người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. * Giải pháp về tổ chức thực hiện: Các cấp chính quyền, các chủ rừng phải xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi địa phương mình quản lý. + Chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích rừng đã được giao + Duy trì và tổ chức hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng có hiệu quả.. Các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát triển rừng và hướng tới cộng đồng. KẾT LUẬN Tài nguyên rừng của nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường cũng như đời sống sản xuất nhất là trong điều kiện nước ta ¾ diện tích là đồi núi và dân số đông lại liên tục tăng nhanh. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên này đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về trữ lượng lẫn chất lượng do một loạt các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do vậy, bảo vệ tài nguyên rừng đang là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với nước ta hiện nay. Đây là vấn đề mang tính xã hội cao, để giải quyết vấn nạn này không đơn thuần là giải pháp riêng biệt của một ngành, một lĩnh vực mà cần có những giải pháp tổng hợp với sự tham gia của nhiều ngành chức năng. Một số hình ảnh về hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng ở Việt Nam Diện tích rừng ở Việt Nam ngày càng bị thu hẹpRừng là nguồn tài nguyên quý giá, có ý nghĩa to lớn đốivới môi trường cũng như cuộc sống của con người. Đó là một thành phần của môi trường địa lí tham gia vào vòng tuần hoàn vật chất sinh địa-hóa toàn hành tinh, là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và đa diện, bảo đảm nhu cầu nhiều mặt của con người. Ngày nay, do dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên ngày càng lớn nên đã gây sức ép đối với các loại tài ngyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. Tài nguyên rừng đã được huy động ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về lương thực, thực phẩm, gỗ củi và các nguyên liệu cho sự phát triển kinh tế xã hội của con người. Vì vậy, vấn đề suy giảm tài nguyên rừng đã và đang trở thành vấn đề chung, cấp bách của toàn thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, dân số lại đông và tăng nhanh nên tài nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên trong những năm gần đây do việc khai thác quá mức của con người cùng với thiên tai cháy rừng, tài nguyên rừng của Việt Nam đã bị suy giảm đến mức báo động cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đang là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với nước ta hiện nay. 1. Vai trò của rừng. Rừng là nguồn tài nguyên quý giá có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường cũng như phát triển kinh tế xã hội. - Đối với môi trường: + Rừng góp phần quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh thái, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai. + Ngăn chặn xói mòn đất, bảo vệ mực nước ngầm. + Là nơi lưu giữ các nguồn gien động thực vật quý hiếm. - Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: + Rừng là nguồn cung cấp gỗ và lâm sản phục vụ cho nhu cầu đời sống và sản xuất. + Cung cấp các mặt hang lâm sản có giá trị xuất khẩu góp phần thu ngoại tệ phục vụ qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Cung cấp các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho con người + Đối với các vùng núi nước ta, rừng còn là nguồn sống chủ yếu của các đồng bào dân tộc ít người. 2. Hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng Việt Nam. Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, diện tích đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ nên phần lớn diện tích lãnh thổ được rừng che phủ. Diện tích đất lâm nghiệp nước ta năm 2005 là 14,43 triệu ha chiếm 43,6% diện tích đất tự nhiên. Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt,... Tuy nhiên trong những năm qua, do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên rừng của nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng rừng. 2.1 Về trữ lượng ( diện tích ) rừng. Sự suy giảm tài nguyên rừng biểu hiện trước hết và rõ nét thông qua việc suy giảm diện tích. Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Vào lúc này độ che phủ của rừng còn lại 43% diện tích đất tự nhiên. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với hơn 25 triệu hố bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại. Bảng 1: Sự biến động diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 1943-2009 ( triệu ha ) Năm Loại rừng 1945 1976 1985 1995 2005 2009 Tổng diện tích 14.3 11.2 9.9 9.3 12.7 13.2 Rừng tự nhiên 14.3 11.1 9.3 8.3 10.2 10.3 Rừng trồng 0 0.1 0.6 1.0 2.5 2.9 Độ che phủ (%) 43.0 33.8 30.0 28.2 38 39.1 ( Nguồn: gso.gov) Qua bảng số liệu 1 ta có thể thấy, từ năm 1945 đến năm 1995 tổng diện tích rừng của nước ta liên tục giảm xuống ( giảm 5 triệu ha trong vòng 50 năm, trung bình mỗi năm giảm 0.1 triệu ha), trong đó đặc biệt giảm nhanh ở giai đoạn 1976 – 1985, trung bình mỗi năm mất khoảng 0.14 triệu ha. Nguyên nhân chính làm mất rừng trong giai đoạn này là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan, quá trình khai hoang lấy đất trồng các cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su…và khai thác gỗ xuất khẩu. Từ những năm 1990 – 1995, do công tác trồng rừng được đẩy mạnh đã phần nào làm cho diện tích rừng tăng lên, từ 9.3 triệu ha lên 13.2 triệu ha ( trung bình mỗi năm tăng 0.21 triệu ha). Tuy nhiên, nhìn chung diện tích rừng vẫn chưa thể phục hồi. + Trong tổng diện tích rừng thì rừng tự nhiên có xu hướng giảm đi rõ rệt và đang dần bị thay thế bởi rừng trồng. Diện tích rừng tự nhiên liên tục giảm từ năm 1945 đến năm 1995 đặc biệt giảm nhanh trong giai đoạn 1976-1995 (giảm từ 11.1 triệu ha xuống còn 8.3 triệu ha tức là giảm 2.8 triệu ha trong vòng 19 năm, trung bình mỗi năm giảm 0.11 triệu ha). Đặc biệt nghiêm trọng ở một số vùng, như Tây Nguyên mất 440.000ha, vùng Đông Nam Bộ mất 308.000ha, vùng Bắc Khu IV cũ mất 243.000ha, vùng Bắc Bộ mất 242.500ha. Nguyên nhân là do sau thời kỳ chiến tranh, dân địa phương tranh thủ chặt gỗ làm nhà và lấy đất trồng trọt. Tình trạng đó vẫn còn đang tiếp diễn cho đến ngày nay. Tuy nhiên từ năm 1995 đến nay diện tích rừng tự nhiên đang có xu hướng tăng trở lại, năm 1995 là 8.3 triệu ha đến năm 2009 đạt 10.3 triệu ha ( trung bình mỗi năm tăng 0.5 triệu ha). Điều này được lí giải là chủ yếu do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa mặc dù trong một thời gian ngắn các loại rừng đó chưa thể thành rừng tự nhiên tốt được. Trong 7 kiểu rừng tự nhiên chủ yếu ở nước ta thì trừ rừng lá rộng rụng lá và rừng hỗn giao giữa gỗ và tre nứa tất cả các kiểu rừng còn lại đều giảm về diện tích. Trong số này, rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá là loại rừng bị giảm nhiều nhất mà tiêu biểu là Đăc Lắc và Gia Lai ở Tây Nguyên. Cùng với đó, diện tích rừng tre nứa cũng giảm tương đối nhanh nhất là ở Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Đông Bắc do việc đốt rừng làm rẫy và phá rừng để lấy đất trồng cây công nghiệp. Diện tích rừng ngập mặn và rừng chua phèn cũng giảm mạnh do phá rừng để nuôi trồng thủy sản đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. + Trong những năm qua diện tích rừng trồng có xu hướng tăng lên rõ rệt đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây. Năm 1995, diện tích rừng trồng nước ta mới có 1 triệu ha thì đến năm 2009 đã tăng lên 2.9 triệu ha, trung bình mỗi năm tăng 0.1 triệu ha. Sự gia tăng diện tích rừng trồng gắn liền với các chính sách khuyến lâm đặc biệt là việc giao đất giao rừng cho các hộ nông dân. Ngoài ra còn có các chương trình trồng rừng được sự hỗ trợ về vốn và kĩ thuật nhà nước của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế diện tích rừng trồng vẫn chưa bù đắp lại được số diện tích rừng của nước ta đã bị mất đi trong những năm qua, đặc biệt là về chất lượng rừng. Cùng với sự biến động của diện tích rừng, độ che phủ rừng cũng biến động thất thường qua các năm. Từ năm 1945 đến 1995 diện tích rừng liên tục giảm kéo theo sự suy giảm của độ che phủ rừng từ 43% xuống còn 28.2% (giảm 14.8%). Từ năm 1995 trở lại đây do diện tích rừng trồng tăng lên nên tỉ lệ che phủ rừng cũng tăng đạt 39,1% năm 2009. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức an toàn sinh thái (45%). Bảng 2: Bình quân diện tích rừng theo đầu người của Việt Nam giai đoạn 1943-2009 (Đơn vị: ha/người) Năm 1943 1976 1985 1995 1999 2005 2009 Ha/người 0.63 0.23 0.17 0.13 0.14 0.15 0.15 Bình quân diện tích rừng theo đầu người của nước ta vào loại thấp nhất thế giới. Giai đoạn 1943-1995 diện tích rừng theo đầu người liên tục giảm mạnh từ 0.63 ha/người xuống còn 0.13 ha/người tức giảm tới 0.5 ha/người. Từ năm 1995 đến nay tuy có tăng lên nhưng không đáng kể. Năm 2009 chỉ số này là 0.15 ha/người thấp hơn nhiều so với trung bình của thế giới ( Diện tích rừng bình quân đầu người của thế giới là 0.93 ha/người). Nguyên nhân là dân số nước ta tăng nhanh trong khi diện tích rừng trồng bổ sung hàng năm là không đáng kể. Bảng 3: Diện tích rừng bị chặt phá phân theo các vùng giai đoạn 1995-2009 ( Đơn vị: ha ) Năm 1995 1998 2001 2004 2007 Sơ bộ 2009 Cả nước 18914.0 7503.4 2819.7 2254.0 1348.1 1563.0 Đồng bằng sông Hồng 115.0 517.5 505.0 393.7 3.2 8.5 Trung du miền núi phía Bắc 2199.0 2116.1 218.2 208.2 229.0 309.3 Duyên hải miền Trung 2487.0 713.4 199.7 268.6 124.6 84.4 Tây Nguyên 10134.0 3092.7 1305.2 457.2 481.3 714.8 Đông Nam Bộ 1387.0 751.0 481.5 886.7 483.9 428.0 Đồng bằng sông Cửu Long 2592.0 312.7 110.1 39.6 26.1 18.0 ( Nguồn: gso.gov ) Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng là do nạn chặt phá rừng bừa bãi của người dân. Năm 1995 cả nước mất tới 18 914 ha, từ đó đến nay tuy đã giảm nhưng trung bình mỗi năm diện tích rừng bị chặt phá vẫn lên tới 1 239.3 ha. Trong phạm vi cả nước thì Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng bị chặt phá lớn nhất cả nước, năm 1995 là 10134 ha đến năm 2009 có giảm mạnh nhưng vẫn bị mất tới 714.8 ha và trung bình mỗi năm diện tích rừng bị chặt phá của vùng là 672.8 ha. Diện tích rừng bị chặt phá của vùng lớn nhất trong cả nước là do tập quán đốt nương làm rẫy của các dân tộc thiểu số, mặt khác do chính sách phá rừng để lấy đất trồng các cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày như: cao cu, hồ tiêu, cà phê…( đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước). Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích rừng bị chặt phá thấp nhất cả nước (năm 2009 diện tích bị chặt phá là 8.5 ha) do diện tích rừng ở khu vực này ít và chính sách bảo vệ rừng được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Đồng bằng sông Cửu Long thời gian đầu tức năm 1995 diện tích rừng bị chặt phá lớn 2595 ha chủ yếu là do phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, giai đoạn sau diện tích rừng bị chặt phá đã giảm đáng kể chỉ còn 18 ha năm 2009. Bảng 4: Diện tích rừng bị cháy phân theo các vùng giai đoạn 1995-2009 ( Đơn vị: ha ) Năm 1995 1998 2001 2004 2007 Sơ bộ 2009 Cả nước 7457.0 19943.3 1523.4 4787.0 5136.4 1658.0 Đồng bằng sông Hồng 0.0 170.1 48.5 460.1 979.2 216.6 Trung du và miền núi phía Bắc 679.0 5051.0 270.0 1590.2 3059.0 1124.2 Duyên hải miền Trung 1842.0 1195.1 488.1 503.6 328.9 222.0 Tây Nguyên 2344.0 1246.1 301.5 367.6 420.7 25.3 Đông Nam Bộ 520.0 2067.7 127.7 97.6 22.2 6.2 Đồng bằng sông Cửu Long 2072.0 10213.3 287.7 1611.5 326.4 63.5 ( Nguồn: gso.gov ) Bên cạnh việc chặt phá rừng thì cháy rừng cũng là nguyên nhân quan trọng khiến diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng trong những năm qua. Diện tích rừng bị cháy của nước ta diễn biến thất thường qua các năm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Trung bình mỗi năm nước ta mất khoảng 414.2 ha rừng do bị cháy, riêng năm 1998 là 1 trong những năm hạn hán nhất trong lịch sử diện tích rừng bị cháy đạt tới con số kỉ lục 19 943,3 ha. Nhìn chung, trong cả nước thì đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích rừng bị cháy lớn nhất cả nước năm 1995 là 2072 ha, năm 1998 là 10213.3 ha do đặc điểm khí hậu của khu vực này là có một mùa khô kéo dài. 2.2. Về chất lượng rừng Trước năm 1945 rừng nước ta có trữ lượng gỗ vào khoảng 200 – 300m3/ha, trong đó các loài gỗ quí như đinh, lim, sến, táu, nghiến, trai, gụ là rất phổ biến. Những cây gỗ có đường kính 40 – 50cm chiếm tới 40 – 50% trữ lượng của rừng. Rừng tre nứa với những cây tre có đường kính 18 – 20cm, nứa 4 – 6cm và vầu 8 – 12cm rất phổ biến (Hoàng Hòe, 1998). Nhưng hiện nay chất lượng rừng đã giảm sút đáng kể, chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế không cao. Trữ lượng gỗ rừng năm 1993 ước tính khoảng 525 triệu m3 (trung bình 76 m3/ha). Tốc độ tăng trưởng trung bình của rừng Việt Nam hiện nay là 1 – 3m3/ha/năm, đối với rừng trồng có thể đạt 5 – 10 m3/ha/năm. Trong giai đoạn 1990-1995, tuy tổng diện tích rừng có tăng lên nhưng chất lượng rừng thì giảm đi đáng kể. Diện tích rừng giàu (>150m3 gỗ/ha) và trung bình (80-150 m3/ha) giảm từ 2458,7 nghìn ha xuống còn 2165,3 nghìn ha, trong khi rừng nghèo (< 80 m3/ha) và rừng phục hồi tăng từ 4389.8 nghìn ha lên 4621.7 nghìn ha cũng trong thời gian trên. Chất lượng, trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học được duy trì, bảo tồn tốt hơn ở những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban quản lý. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng, những khu rừng nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và phòng hộ thuộc vùng sâu, vùng xa. Rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất hiện có 3.105.647ha, trong đó rừng giàu và trung bình chỉ còn 652.645 ha chiếm 21%, rừng nghèo và rừng non 2.453.002ha chiếm 79% đa số là rừng tự nhiên tái sinh và rừng phục hồi sau khai thác, sau canh tác nương rẫy. Rừng trồng tăng nhanh cả về diện tích và trữ lượng trong những năm qua, góp phần nâng cao độ che phủ rừng trong cả nước. Tuy nhiên, chất lượng rừng trồng còn thấp, cấu trúc thiếu ổn định, giá trị về đa dạng sinh học, khả năng cung cấp gỗ, tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường chưa cao. Chất lượng rừng chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục bị suy giảm, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn còn bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng giầu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ còn chiếm khoảng 13% trong khi rừng nghèo và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng. 3. Nguyên nhân của hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng Việt Nam. Có thể nêu ra các nguyên nhân chính gây nên sự mất rừng và làm suy thoái rừng ở nước ta là: - Đốt nương làm rẫy: sống du canh du cư; trong tổng số diện tích rừng bị mất hàng năm thì khoảng 40 – 50% là do đốt nương làm rẫy. Ở Đắc Lắc trong thời gian từ 1991 – 1996 mất trung bình 3.000 đến 3.500 ha rừng/ năm, trong đó trên 1/2 diện tích rừng bị mất do làm nương rẫy. - Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt là phá rừng để trồng các cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 – 50% diện tích rừng bị mất trong khu vực. - Dân số đông và tăng nhanh trong điều kiện cuộc sống ngày càng nâng cao dẫn đến nhu cầu về tài nguyên rừng ngày càng lớn -> Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng. - Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên rừng. - Do cháy rừng, nhất là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá. - Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong chiến tranh, riêng ở miền Nam đã phá hủy khoảng 2 triệu ha rừng tự nhiên. 4. Một số giải pháp khắc phục. Đây là vấn đề mang tính xã hội cao, để giải quyết vấn nạn này không đơn thuần là giải pháp riêng biệt của một ngành, một lĩnh vực mà cần có những giải pháp tổng hợp với sự tham gia của nhiều ngành chức năng * Giải pháp về chính sách: + Những năm qua, chúng ta đã thực hiện một số chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, giao đất giao rừng và thực hiện các chính sách hưởng lợi từ rừng cho người dân miền núi. + Tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản... + Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, nhanh chóng xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp + Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi đã tồn tại mấy chục năm nay bằng cách quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du mục từ trước đến nay tại các địa phương. * Về phía chính quyền: các ngành chức năng phải làm tốt công tác truyền thông, cung cấp cho người dân những hiểu biết, thông tin thiết thực phục vụ quá trình sản xuất, hướng dẫn để người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. * Giải pháp về tổ chức thực hiện: Các cấp chính quyền, các chủ rừng phải xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi địa phương mình quản lý. + Chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích rừng đã được giao + Duy trì và tổ chức hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng có hiệu quả.. Các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát triển rừng và hướng tới cộng đồng. KẾT LUẬN Tài nguyên rừng của nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường cũng như đời sống sản xuất nhất là trong điều kiện nước ta ¾ diện tích là đồi núi và dân số đông lại liên tục tăng nhanh. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên này đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về trữ lượng lẫn chất lượng do một loạt các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do vậy, bảo vệ tài nguyên rừng đang là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với nước ta hiện nay. Đây là vấn đề mang tính xã hội cao, để giải quyết vấn nạn này không đơn thuần là giải pháp riêng biệt của một ngành, một lĩnh vực mà cần có những giải pháp tổng hợp với sự tham gia của nhiều ngành chức năng. Một số hình ảnh về hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng ở Việt Nam Diện tích rừng ở Việt Nam ngày càng bị thu hẹp

13 tháng 12 2016

bucminh @Nguyễn Trọng Phúc bảo viết 1 đoạn thì bạn viết luôn 1 bài dài ngoẵng

13 tháng 12 2016

Cảm ơn bạn có soạn là được

 

13 tháng 12 2016

Tiêu chí của giống cây trồng: ( 4 tiêu chí )

- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

- Có chất lượng tốt.

- Có năng suất cao và ổn định.

- Chống, chịu được sâu bệnh.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

 

24 tháng 12 2016

Tiêu chí của giống cây trồng là:

- SInh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

- Có chất lượng tốt.

- Có năng suất cao và ổn định.

- Chống, chịu được sâu, bệnh.

12 tháng 12 2016

 

Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế

Trả lời :

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

+ Cung cấp nông sản để xuất khẩu.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

12 tháng 12 2016

hay ghêhihi

12 tháng 12 2016

Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu hại
Biện pháp thủ công
Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ thực hiện.
- Có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.
Nhược điểm:
- Tốn công.
- Hiệu quả thấp, nhất là khi sâu bệnh phát sinh nhiều.
Biện pháp hóa học
Ưu điểm:
- Diệt sâu bệnh nhanh.
- Ít tốn công.
Nhược điểm:
- Dễ gây độc cho người, cây trồng và vật nuôi.
- Làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, giết chết các vi sinh vật khác ở ruộng.
Vậy nên khi dùng biện pháp hóa học cần:
- Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ, và liều lượng.
- Phun thuốc đúng kỹ thuật.

18 tháng 12 2016

Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp phòng trừ sâu hại:

* Biện pháp thủ công:

- Ưu điểm: + Tốn ít tiền bạc

+ Đơn giản, dễ thực hiện

+ Có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát triển

- Nhược điểm: + Hiệu quả thấp

+ Tốn nhiều công sức lao động

* Biện pháp hóa học:

- Ưu điểm: Diệt trừ sâu bệnh hại nhanh, ít tốn công

- Nhược điểm: + Gây độc hại cho con người, cây trồng, vật nuôi

+ Ô nhiễm môi trường, giết chết động vật khác trong ruộng

8 tháng 11 2019

- Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất, chất lượng nông sản kém.

- VD: cây bị sâu ăn làm lá bị thủng, bệnh thối nhũn của cải, bệnh héo cây, bệnh khô quả, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, bệnh rỉ do nấm,...

- Côn trùng biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn giống nhau ở điểm là: đều có biến đổi về mặt hình thái và cấu tạo trong vòng đời.

KHÁC:

Côn trùng biến thái hoàn toàn: có 4 giai đoạn phát triển, sự thay đổi hình thái trước và sau khi phát triển có một sự khác biệt lớn, đều có giai đoạn phát triển thành nhộng.

Côn trùng biến thái không hoàn toàn: có 3 giai đoạn phát triển, sự thay đổi hình thái trước và sau khi phát triển không có sự thay đổi gì nhiều hoặc quá lớn, không có giai đoạn phát triển thành nhộng.

10 dấu hiệu thường gặp của cây trồng khi bị sâu bệnh phá hại là: cành bị gãy; lá bị thủng; lúa bị hạt lép; lá, quả, trái bị biến dạng; lá, quả bị đóm đen, nâu; cây, củ bị thối; thân cành bị sần sùi; quả bị chảy nhựa; màu sắc, cấu tạo bị thay đổi; thân, cành cây bị đục khoét;...

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

13 tháng 12 2016

- Làm sạch môi trường không khí.
- Phòng hộ (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …).
- Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …
- Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng.

 

31 tháng 12 2016

eoeo