K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2019

Bước 1 : Giải thích tư tư tưởng , đạo lí.
Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
Thường trả lời câu hỏi : Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?
Bước 2 : Bàn luận
– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
-Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề : bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa
Bước 3: Mở rộng.
-Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
-Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
-Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng,ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách dưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ dịnh cái sai.
Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc.
Bước 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.
 

3 tháng 4 2019

b1: Tìm hiểu đề, tìm ý

b2: lập giàn ý

b3: viết bài

b4: đọc lại và sửa lỗi

3 tháng 4 2019

ai là người trao giải thưởng

3 tháng 4 2019

Người trao giải thưởng

+ The coconut

+ LVD Gia Cát Lạng

+ Lưu Hữu Điền

3 tháng 4 2019

Xin chào tất cả thầy cô và các bạn, em tên là Nguyễn Phạm Hiếu Hân – một trong những ứng cử

viên ngày hôm nay, em sẽ cố gắng cho bài thuyết trình của em sẽ thành công và nhận được nhiều phiếu bình chọn từ các bạn, mong các thầy các cô và các bạn bình chọn cho em.

Hôm nay , chúng ta có mặt ở đây để bàn về 1 vấn đề rất quan trong “Nếu tôi là hiệu trưởng”. Vậy “hiệu trưởng” là gì? Hiệu trưởng là người đứng đầu ban lãnh đạo một trường học,là nguồn phát triển và vươn cao của 1 ngôi trường. Cũng như trường THCS Xuân Tân chúng ta có cô (tên hiệu trưởng) làm hiệu trưởng, cô đã khiến cho trường Xuân Tân chúng ta có 1 môi trường trong lành cho chúng em học tập , cũng nhờ có sự lãnh đạo của cô, chúng em mới được phát huy toàn diện tài năng của mình, nhờ có cô chúng em mới trưởng thành hơn, trân trọng sự thật hiểu ra được tác hại của sự nói dối. Nếu em là hiệu trưởng em sẽ rèn luyện cho các bạn hs kĩ năng giao tiếp vs người nước ngoài , để các bạn có thể tự tin và giao lưu kết bạn vs các bạn ngoại quốc, Tôi tạo một môi trường thật sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh,nơi đó học sinh sẽ được rèn luyện tư duy bằng những phương pháp khoa học,hiệu quả và quan trọng là hết sức tự nhiên, hoàn toàn không phải là cách rèn luyện bằng hệ thống kiến thức nặng nề,mà học sinh sẽ được phát triển trí tưởng tượng,phát huy những ý tưởng,... Em sẽ tổ chức các hoạt động ngoại khóa bổ ích, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao,….để các bạn phát triển kĩ năng sống: sự can đảm, lòng vị tha, sự tự tin,....nơi đó học sinh sẽ học bằng đam mê, bởi vì các bạn được dạy và hiểu rõ hạnh phúc đối với mình là gì, các bạn sẽ được dạy về ước mơ và sức mạnh của mục tiêu, các bạn sẽ được học những phương pháp học tập siêu đẳng đã được nguyên cứu và chứng minh,...làm hiệu trưởng em sẽ làm học sinh của mình biết yêu gia đình biết yêu quê hương đất nước...và làm hiệu trưởng em sẽ làm nhiều nhiều hơn thế nữa.

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của em !!!

22 tháng 4 2021

viết hay bn ơi mk cho bn 1 tim ^^

 1. Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong những câu dưới đây:                                                                          2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trần thuật đơn có từ là vừa tìm được. Cho biết các câu ấy thuộc những kiểu nào.                                                                                                                                            3. Viết một đoạn văn ngắn...
Đọc tiếp

 1. Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong những câu dưới đây:                                                                          2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trần thuật đơn có từ là vừa tìm được. Cho biết các câu ấy thuộc những kiểu nào.                                                                                                                                            3. Viết một đoạn văn ngắn tả một người bạn em, trong đoạn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là. Nêu tác dụng của câu trần đơn có từ là trong đoạn văn                                                          a) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với bó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.

c) Tre là cánh tay của người nông dân […]

Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

[…] Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.                                                                        d) Bồ các là bác chim ri

Chim ri là dì sáo sậu

Sáo sậu là cậu sáo đên

Sáo đen là em tu hú

Tu hú là chú bồ các

đ) Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhé.

e) Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối

Và dại khờ là những lũ người câm

Trên đường đi như những bóng âm thầm

Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.

0
3 tháng 4 2019

Nhà em không mất điện nên em không viết được.

3 tháng 4 2019

ta hiểu :

Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ con người biết sử dụng lời nói làm phương tiện giao tiếp với người khác, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đó là những ý nghĩa khái quát chung của câu nói Lời nói gói vàng” hay Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” muốn gửi gắm cho ta. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của hai câu nói trên trong cuộc sống. Để hiểu hai câu nói trên, ta phải hiểu được những từ ngữ mà nó chứa đựng. 

Thế lời nói là gì? Lời nói là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ của loài người giúp cho ta có thể giao tiếp, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin…Mỗi người chúng ta có thể nói ra điều mình muốn, không cần một yếu tố nào tác động, vì thế lời nói chẳng mất tiền mua”. Nếu lời nói đã chẳng mất tiền mua” thì ta nên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ diễn đạt thích hợp với vai vế của từng người, từng hoàn cảnh, từng sắc thái hoàn cảnh khác nhau. Chẳng những thế, ở câu nói Lời nói gói vàng”, lời nói được ví như vàng, một vật có giá trị về vật chất, được nâng niu, gìn giữ, nghĩa là lời nói cũng quý giá như thế, cũng cần có sự cẩn thận trong khi sử dụng nó. Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng định nếu biết chỉnh chu lời nói thì ta sẽ được mọi người tôn trọng, yêu mến, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp và đạt được tình cảm, mục đích giao tiếp khi nói, không làm tổn thương người khác, gắn kết tâm hồn con người lại với nhau, viết nên những cảm xúc, ấn tượng đẹp trong giao tiếp. Sở dĩ ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì lời nói vừa có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội và cũng có thể hủy hoại nó. Nhất là trong kinh doanh hay ngoại giao, lời nói còn quyết định sự thành bại của cuộc đời ta và có thể là của cả một quốc gia. Ngoài ra, về giá trị tinh thần, lời nói thể hiện tác phong đaọ đức lẫn như trình độ văn hóa của từng người. Nếu ta biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ thu được sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của đối tượng giao tiếp. Ngược lại, nếu ta ăn nói quá thô lỗ thì có thể gây mất lòng người khác hay gây ra những hiểu lầm khiến cho quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng hay xảy ra thù hận, căm ghét, hậu quả tai hại khó lường!  Tuy thế, trong cuộc sống, có những lời nói có thể làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong khi giao tiếp, xóa tan khoảng cách giữa hai con người xa lạ với nhau. Giống như ở Quảng trường Ba Đình ngày 02 tháng 09 năm 1945, Bác Hồ đã nói: Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?” đã làm mọi người xúc động về ngôn từ gần gũi của vị lãnh tụ. Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp, lâng lâng theo từng nốt nhạc. Và ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới chiến tranh, lòng thù ghét giữa con người với nhau hay những vụ ẩu đả giữa những đấng trí thức có học.  Mặt khác, ở đời có những lời nói khó nghe, làm mất lòng ta của những người thẳng tính nhưng họ chỉ có ý tốt là muốn ta sửa sai, thấy được lỗi lầm của mình, điều đó chân thành và đáng quý biết bao, đó là những lời thật mất lòng”. Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai, rất đựơc lòng ta, nhưng đó là những lời dối trá, xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt nào cả, đấy là những lời ngọt chết ruồi” của những kẻ xảo quyệt, gian ngoa. Thế nên, trong lời nói cần có sự chân thành, không vị kỷ, không vụ lợi thì mới đạt được thành công trong giao tiếp.  Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc thì đời sống tinh thần của con người sẽ rất nghèo nàn, thế giới sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnh lùng, sòng phẳng và khô khốc trong buồn tẻ. Vì thế, mỗi ngày được sống, ta hãy biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói, phù hợp với những đạo lý làm người, hướng tới ý nghĩa cao đẹp của lời nói để làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của nhân loại.  Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói, ta cần phải biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, giận dữ, quát mắng, nhất là với những người thân yêu đối với ta. Và một điều rất quan trọng nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi nói ra điều mình nghĩ, xem điều đó có phù hợp với sắc thái hoàn cảnh lúc ấy hay không để tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.  Cần tránh lối nói thô kệch, cộc lốc, hớ hênh, vô phép bởi những điều đó tạo ra định kiến xấu về phẩm chất của ta. Cũng không nên dùng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ bởi mụch đích giao tiếp không phải là sự nể nang mà là sự đồng tình quan điểm, tình cảm của đối tượng giao tiếp . Như thế, ta cần phải luyện cho mình một kỹ năng nói đúng cách, giản dị, sáng suốt, bình tĩnh và phù hợp với những đạo đức xã hội. Điều này, ta nên học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người có tác phong sống giản dị trong lời nói, bài viết, đời sống thường ngày và đời sống chính trị. Và trên hết, cần tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác trong khi giao tiếp bằng tiếng Việt, đây là lối sống không tốt đang được giới trẻ phổ biến. Vì thế, nếu biết lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được tình cảm của mọi người, khẳng định được giá trị của bản thân. Đồng thời, nói năng bằng tiếng Việt thuần túy cũng là cách giữ gìn những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc. 

Nét đẹp ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam là ở dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trong câu nói: Lời nói gói vàng” hay Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, dân gian muốn khuyên ta rằng: lời nói có giá trị quyết định phẩm chất, đạo đức của con người ta và nhờ thế ta có được những mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp.

3 tháng 4 2019

chúng ta phải biết nói cho vừa long người khác biết quý trọng lời nói 

mong bạn xem giúp.......

Mình là vị vua đầu tiên thời Lê sơ

3 tháng 4 2019

lê thái tổ