K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2019

ai trả lời trước thì cho 1 k

Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẳn có.

→→ Các cụm danh từ là: những tình cảm ta không có và những tình cảm ta sẵn có.

2) Phân tích cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ

Phụ ngữ trướcTrung tâmPhụ ngữ sau
nhữngtình cảmta không có
nhữngtình cảmta sẵn có

Có thể xem hai phụ ngữ ta không có và ta sẵn có là những cụm chủ - vị. Nòng cốt của câu (chủ ngữ Văn chương và vị ngữ gây cho ta...) được mở rộng bằng hai cụm danh từ, trong đó có những cụm chủ - vị tham gia cấu tạo cụm danh từ. Điều này là bình thường, khi viết người ta có thể dùng cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc làm thành phần của cụm từ.

10 tháng 4 2019

Có trồng trọt mới có căn nuôi:

-Muốn có thức ăn cho vật nuôi thì phải trồng trọt

-Muốn có phân bón cho trồng trọt thì phải có chăn nuôi

(Những điều trên là ý chính,tự triển khai ý phụ cho hay,đầy đủ và phù hợp nhé)

10 tháng 4 2019

Trả lời:

    - Khi được tin quân Mông Cổ huẩn bị đánh nước ta, theo lệnh vua Trần, cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu.

    - Khi giặc tấn công, cả ba lần nhân dân đều thực hiện "vườn không nhà trống" để làm cho địch gặp nhiều khó khăn và bị động.

    - Ý chí quyết tâm đánh giặc thể hiện rất cao tại Hội nghị Diên Hồng, các bậc phụ lão đều quyết tâm "đánh", quân sĩ đều khắc vào tay hai chữ "Sát Thát".

    - Vua tôi nhà Trần quyết tâm đánh giặc:vua trực tiếp chỉ huy, cận thần cương quyết đánh giặc, Trần Thủ Độ nói :" Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo", Trần Hưng Đạo nói :"Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng".

    - Quân dân một lòng bố trí trận địa cộc ngầm để mai phục địch trên sông Bạch Đằng.

9 tháng 4 2019

Trái tim con người có sức mạnh phi thường và kì diệu. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Mọi điều xuất phát từ trái tim“. Điều này quả là minh xác đối với mọi phương diện đời sống và càng chuẩn xác hơn trong sáng tác văn chương nghệ thuật. Trước khi rỏ từng giọt tâm hồn ra ngòi bút để viết nên những câu chữ đẹp đẽ tinh khôi; mỗi nhà văn đều để dòng tư tưởng thấm xuyên qua con tim thổn thức để từ đó, thể hiện cái nhìn sâu sắc về con người mà gửi vào trong sáng tác. Cái nhìn nghệ sĩ luôn đau đáu khôn nguôi hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc, để dựng lên tượng đài cao đẹp và hùng vĩ của con người trong văn chương muôn thuở, trong tình nhân đạo dạt dào.

Chắc hẳn ai cũng hiểu thấu câu nói quen thuộc: “Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực đời sống”. Đúng như vậy, không chỉ văn học mà tất cả mọi phát minh được con người sáng tạo ra đều bắt đầu từ thực tại đời sống của con người và sau đó quay lại phục vụ con người. Nhưng văn học khác với các phát kiến khác ở chỗ bồi đắp cho con người chủ yếu ở phương diện tinh thần. Nhà văn viết một tác phẩm để gửi gắm vào đó một cách nhìn sâu sắc về con người – đối tượng cua văn học – nghĩa là một phát hiện khám phá mới mẻ, độc đáo, đầy ý nghĩa của riêng nhà văn về thế giới nhân sinh. Cách nhìn ấy, phát hiện ấỵ trước hết là cách cảm về con người trong nỗi khổ, cả niềm vui và cái đẹp. Bàỵ tỏ tình thương, lòng trắc ẩn trước đớn đau của cuộc đời và ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống, đó là thiên chức của nhà văn. Thật không thể tin được có người tự nhận lấy, danh hiệu Nhà văn cao quý trong khi trái tim chai sạn trước tiếng rên rỉ, nức nở của một số phận và lạnh lùng, vô cảm khi nhìn thấy vẻ tinh khôi của bông hồng buổi sớm đẫm sượng đêm. Có thể nói, nhà văn phải gửi gắm được vào trong tác phẩm của mình một cái tâm tận thiện tận mĩ. Mỗi phút giây rung động trong tâm hồn là một lần ta sống thật với lòng mình, sống với tất cả bản chất con người của mình. Con người hiện lên hoàn toàn nhất trong nội tâm và cảm xúc. Cố gắng nắm bắt tài tình được đời sống bên trong của mỗi người, nhà văn mới có thể nói là đắc nhân tấm, hiểu sâu sắc và có cái nhìn đúng đắn với nhân loại đông đúc này. Đó chính là phẩm chất cần thiết của một nhà văn chân chính và cũng là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-khốp). Một nhà văn đích thực phải đồng thời là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và phải đặt cái tâm của mình lên trang giấy. Thiếu lòng yêu thương, tác phẩm văn học chỉ còn là một cái hồ chết, tù hãm và đầy bùn lầy đọng nước.

Tại sao chúng ta có thể khẳng định như vậy? Vì, như đã nói, đối tượng chính của văn học chính là con người. Truyện ngụ ngôn mượn hình ảnh con vật chẳng qua cũng là để chỉ về con người. Văn học tái hiện hình ảnh chân thực của con người, văn học đục bỏ khỏi con người những gì không thuộc về nó. Đặc biệt, không chỉ biểu hiện ngoại hình nhân vật, văn học còn thâm nhập để khám phá được bí ẩn giấu kín đằng sau cánh cửa thế giới tâm hồn, tức đời sống nội tâm bên trong. Niềm hân hoan, vui sướng, nỗi phẫn uất, đau thương, sự căm hờn, nhỏ nhen len lỏi trong mọi ngõ ngách sâu thẳm và cả bao nghịch lí chua chát, mâu thuẫn đắng cay cuồn cuộn chảy trong dòng cảm xúc, tất cả đều không thoát khỏi đôi mắt tinh tường của người nghệ sĩ. Nhà văn giống như nhà giải phẫu tâm hồn đầy tài năng, mỗi trang văn, trang thơ đều là trang lòng trải trên mặt giấy. Do vậy, sáng tác về con người, nhà văn không thể không quan tâm đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Nắm bắt được điều ấy là yêu cầu cao nhất mà cũng là bản lĩnh, tài năng và sự tinh tế của nhà văn.

Hiểu về con người với toàn bộ dáng vóc nội tâm cũng là cách nhà văn bày tỏ suy nghĩ sâu sắc về thế giới và nhân sinh. Ai đó đã nói, có một thước đo để đánh giá một nhà văn lớn, ấỵ là anh ta đã đem đến thế giới này cách nhìn mới mẻ và sâu sắc như thế nào về cuộc đời con người. Mỗi sáng tác là mỗi con mắt soi chiếu thế giới này, cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp đâu đó và tha thiết giãi bày tình thương đối với con người. Một lần sáng tác là một lần nghệ sĩ lặn lội với đời bằng cả tấm lòng tha thiết, hết sức trẻ trung trong cách cảm nhận và hết sức già dặn trong suy tư, triết lí về cuộc sống này. Mỗi sáng tác là mỗi cơ hội để nhà văn giãi tỏ một điều gì đó mà kì lạ thay, cả cuộc đời nhà văn chỉ muốn nói điều ấy mà thôi. Đấy chính là cách nhìn, cách cảm riêng, độc đáo và sâu sắc của họ. Nhưng dù thế nào, thì tất cả đều giống nhau ở một điểm, ấy chính là phải thể hiện trong tác phẩm tinh thần nhân đạo, Hướng về con người, văn học không thể không nói đến cái xấu, cái chưa tốt nhưng trước hết và chủ yếu phải thể hiện cái đẹp, cái thiện của con người qua đời sống nội tâm. Đó chính là lòng nhân đạo. Hướng về con người, văn học thốt lên tiếng nói cảm thương với nỗi khổ đau, những mảnh đời lầm lạc hay mạnh mẽ hơn là tiếng nói tố cáo, phản kháng mạnh mẽ bao thế lực chà đạp lên cái tốt, cái đẹp và chà đạp lên số phận con người. Hướng về con người, dù thế nào đi chăng nữa, văn học vẫn luôn bày tỏ niềm tin son sắt, da diết vào chính nghĩa tất thắng; bày tỏ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người thông qua đời sống nội tâm. Ngợi ca, cảm thống, tố cáo, tin tưởng đó là những gì nhà văn muốn gửi gắm qua cách nhìn riêng của mình. Đó cũng là lí do vì sao mỗi tác phẩm đều là mỗi bậc thang đưa con người tiến đến gần hơn với chân – thiện – mĩ.

Nguyễn Du, người nghệ sĩ thiên tài với trái tim lớn bao la của văn học Việt Nam là một nghệ sĩ như thế. Sáng tác của ông, dù là chữ Hán hay chữ Nôm, đều được viết bằng cả  tấm lòng khổ đau và yêu thương, của tinh thần nhân đạo dạt dào, bày tỏ cái nhìn sâu sắc của Tố Như về những kiếp người tài hoa. Thi phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Thanh Hiên là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó.

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành không

Độc điếu song tàn nhất chỉ thư.

      Câu thơ đầu tả cảnh mà chất chứa bao cảm xúc: Có chút gì đổ ngậm ngùi, chua xót lại có chút gì nuối tiếc, thở than. Một triết lí được nêu ra: Hình như cái gì đẹp, cái gì tài hoa trên thế gian này đều là những cái chóng tàn, chóng lụi. Bãi bể nương dâu, thời gian và thế sự có sức hủy hoại khủng khiếp, vườn hoa thanh nhã của Tây Hồ nổi tiếng nay thành ra gò hoang tàn tạ, cô liêu. Ngay từ đây, cái nhìn sâu sắc của Nguyễn Du đã bộc lộ thật rõ nét, hướng đến tâm trạng ngậm ngùi của mình cũng là cách Tố Như thốt lên lời than não nề cho sự vô tình của tạo vật với cái đẹp trên đời. Và biết đâu, “hoa uyển” kia không chỉ là một vườn hoa vắng lặng mà để chỉ những con người “Thác là thể phách, còn là tinh anh” (Truyện Kiểu – Nguyễn Du) như Tiểu Thanh, cô Cầm, Từ Hải… một thời rạng rỡ vẻ tài hoa thiên phú mà sau bao biến động chỉ còn lại một nấm mồ mờ mịt cỏ xanh? Chằng còn ai nhớ đến họ, chỉ còn mình ta viếng Tiểu Thanh, viếng tất cả các kiếp tài hoa trên đời bằng một trang giấy trước cửa sổ – sơ sài và lạnh lẽo, đạm bạc biết bao! Người đẹp, người tài là của báu đẩt trời mà thế gian thực vô tình với họ, bạc bẽo quá, phũ phàng quá

Không gì khác, chính văn học nghệ thuật sẽ soi sáng, bồi đắp cho tâm hồn ta sạch trong, cao rộng. Ta biết cách nhìn người, biết thấu hiểu, biết hướng tới chân – thiện – mĩ. Vì lẽ đó, chừng nào con người còn tồn tại, chừng đó nghệ thuật sẽ còn là quả quyết: “Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. (Sê-đrin).

9 tháng 4 2019

có sử dụng mạng ko bạn

9 tháng 4 2019

xác định kiểu liệt kê nha pạn ^.^

9 tháng 4 2019

Như cặc

9 tháng 4 2019

sao bn văng tục kinh thế @nguyễn vũ hoàng trung

9 tháng 4 2019

PHẦN I: PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/Phương thức nghị luận.
Câu chủ đề: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”.

Câu 2:
Nội dung: Mỗi người đều có giá trị riêng và cần biết trân trọng những giá trị đó.

Câu 3:
Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.

II.  PHẦN LÀM VĂN 

Câu 1: 
+ Khẳng định mỗi người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn.

+ Nhận thức được rằng mỗi người có một giá trị riêng vì vậy không nên mặc cảm, tự ti khi thua kém về mặt nào đó.

Câu 2:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Thạch Lam là nhà văn có sở trường ở thể loại truyện ngắn.Ông thường viết về những người dân nghèo sống mòn mỏi, bế tắc ở những phố huyện nghèo nàn xơ xác bằng sự cảm thương s u sắc.  – Đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, chúng ta không thể quên cảnh chị em Liên đêm đêm thức đợi đoàn tàu chạy qua phố huyện .

Khái quát về Hai đứa trẻ trong truyện ngắn:

– Hai đứa trẻ là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Toàn bộ bức tranh cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện được miêu tả qua cái nhìn và cảm nhận của Liên.

– Cũng giống như những người d n nơi phố huyện, hai đứa trẻ không được nhà văn miêu tả ngoại hình. Những con người đáng thương tội nghiệp nơi đ y bị bóng tối che khuất gương mặt đời của họ. Liên là kiểu nhân vật tâm trạng trong sáng tác Thạch Lam, nhân vật ít hành động mà đầy ắp suy tư rung cảm. Đặc biệt trong đoạn cuối cùng của tác phẩm hai chị em Liên đã chờ đợi chuyến tàu qua phố huyện nghèo với nhiều  ý nghĩa.

Hai chị em Liên đêm đêm cố thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về vì:
– Chuyến tàu là hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Liên và An muốn nhìn chuyến tàu là muốn nhìn thấy một thế giới hoàn toàn khác với sự phẳng lặng tẻ nhạt, đơn điệu mà chúng đang sống.

– Con tàu còn mang đến thế giới của kỉ niệm, đánh thức dậy trong hai chị em những kí ức về Hà Nội- nơi mà ở đó chúng đã có những ngày đẹp đẽ…

-Nhìn thấy đoàn tàu không chỉ đơn thuần là một hành động thoả mãn thị giác mà nó còn lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn chị em Liên bằng hoài niệm và những ước mơ, phần nào làm bớt đi sự tẻ nhạt trong cuộc sống hằng ngày của hai đứa trẻ.

Ý nghĩa:
– Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn, ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.

– Đó cũng là tình cảm nh n đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của con người.

Đánh giá:
– Liên là một nhân vật vừa đậm chất hiện thực vừa đậm chất trữ tình được xây dựng qua ngòi bút tài hoa của Thạch Lam. Thể hiện khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, gợi tả những xúc động, những biến thái mơ hồ, mong manh tinh tế trong tâm hồn con người. Nhân vật hầu như ít hành động mà đầy ắp suy tư rung cảm. – Hai đứa trẻ thực sự như một bài thơ để lại cảm xúc vấn vương, man mác trong lòng người đọc.

– Xã hội đầy rẫy những bất công, mâu thuẫn, ngòi bút  Thạch Lam vẫn biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp tinh tế trong tâm hồn con người. Điều đó chứng tỏ  Thạch Lam là một tâm hồn giàu yêu thương, giàu lòng nhân hậu với con người.