K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2019

- dùng kế hoạch "vườn không nhà trống".

- tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù.

- biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo.

- buộc địch chuyển từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ thế bị động chuyện sang thế chủ động.

P/s: Linh nè, Trịnh Linh nè Owo

14 tháng 12 2019
- Tránh đối đầu với giặc lúc đầu. - Thực hiện chủ trương "vườn ko nhà trống". - Cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng. - Phản công đúng lúc. - Nhân dân ta đoàn kết.

Chúc bạn thi tốt!

14 tháng 12 2019

1)

* Tổ chức chính quyền trung ương:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

- Với các chức vụ quan trọng, nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ.

- Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, quan võ.

* Tổ chức chính quyền địa phương:

- Chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu.

- Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

2)

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi xa đọa.

- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Đời sống nhân dân khổ cực, nhiều nơi nhân dân đã nổi dậy đấu tranh.

=> Các thế lực phong kiến nổi lên ở nhiều nơi. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh vào tháng 12-1226.

=> Nhà Trần thành lập.

Chúc bạn học tốt!
TL
14 tháng 12 2019

1.

undefined

2.

- Từ cuối thế kỉ xn, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

14 tháng 12 2019

4.

Nguyên nhân:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

- Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

5.

*Bảng những chính sách trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly

Lĩnh vực

Nội dung cải cách

Chính trị

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.

- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức.

Kinh tế

- tài chính

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Xã hội

- Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.

Văn hóa - giáo dục

- Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Sửa đổi chế dộ thi cử, học tập.

Quân sự

- Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.

- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới.

- Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.

* Tiến bộ:

- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

* Hạn chế:

- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

Chúc bạn học tốt!
14 tháng 12 2019

Help me! :<

14 tháng 12 2019
https://i.imgur.com/KibI1Yd.jpg
17 tháng 12 2019

thanks bạn

14 tháng 12 2019

1. Giai đoạn thứ I (1075)

a. Diễn biến

- Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung

+ Đường bộ do Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.

+ Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm

+ Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử.

b. Ý nghĩa

Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta

2. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)

a. Diễn biến

- Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng.

- Tháng 01/1077, quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.

- Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc.

b. Kết quả: Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được.

Chúc bạn học tốt!

14 tháng 12 2019

chon cau A THIENN PHUC

13 tháng 12 2019

1. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.
2. Tấn công quyết liệt.
3. Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.
4. Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.
5. Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

17 tháng 12 2019

Đây là cách đánh độc đáo của trận kháng chiến chống quân Tống mà bạn

13 tháng 12 2019
*So sánh: Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.

Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu):
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: Quân chủ. (Lần sau bạn ra đề cho đúng mới đăng nha, mình hiểu câu hỏi của bạn là hỏi gì nhưng nhiều bạn sẽ không hiểu-''So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chế độ phong kiến phương Đông và phong kiến phương Tây '' đúng không?)
13 tháng 12 2019

*Bảng sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở châu Âu

Nội dung so sánh

Xã hội phong kiến phương Đông

Xã hội phong kiến ở châu Âu

Thời gian hình thành

Hình thành tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á).

Hình thành muộn hơn, khoảng thế kỉ V và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X.

Thời kì phát triển

Từ thế kỉ X - XV, phát triển khá chậm.

Từ thế kỉ XI - XIV, phát triển rất phồn thịnh.

Thời kì khủng hoảng

Từ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.

Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.

Cơ sở kinh tế

Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.

Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa phong kiến.

Giai cấp cơ bản

Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).

Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).

Thể chế chính trị

Quân chủ chuyên chế

Quân chủ chuyên chế


Chúc bạn học tốt!