K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2018

Đồng bằng có diện tích nhỏ hẹp nhưng rất màu mỡ

6 tháng 1 2018

Thank you nhieuhaha

1 tháng 1 2018


6. Ô nhiễm không khí
Nguyên nhân:
- Do khí thải, khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông.
- Hoạt động sản xuất của con người (đốt rừng, chất thải sinh hoạt...)
- Núi lửa phun trào, bão cát, lốc bụi, xác động thực vật, chất phóng xạ...

Hậu quả:
- Tạo mưa a xit làm chết cây cối, phá huỷ các công trình xây dựng bằng kim loại.
- Gây các bệnh về đường hô hấp.
- Tăng hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng Ôzôn.
- Hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển dễ dàng và được bề mặt Trái đất hấp thụ, nhưng bức xạ nhiệt của bề mặt Trái đất vào vũ trụ lại bị khí quyển hấp thụ không cho thoát ra ngoài.

Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Trồng rừng, cấm đốt rừng.
- Giảm lượng khí thải CO2 vào khí quyển.
- Xử lí khí thải trước khi thải vào khí quyển.
- Thực hiện nghị định thư Ki-ô-tô.

1 tháng 1 2018

1.Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số :

- Do dân số tăng quá nhanh, tỉ lệ sinh cao.

Hậu quả :

- Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm... đã trở thành gánh nặng đôi với các nước có nền kinh tế chậm phát triển.

- Đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường,diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt,thiếu nước sạch,...

-Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan, Nepal, Bhutan và Bangladesh, Sri Lanka và Maldives

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước...). Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân Cư thưa thớt...
- Điều kiện kinh tế - xã hội: dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông...
Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn - Hằng).
- Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn - Hằng có lịch sử khai thác lâu đời-

1 tháng 1 2018

Tây Nam Á rộng trên 7 triệukm2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.

Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.


- Khu vực Tây Nam Á phần lớn nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiệt Địa Trung Hải kèm theo có đường chí tuyến Bắc đi ngang qua lãnh thổ => Mưa ít, khô.
- Ngoài ra, địa hình Tây Nam Á phức tạp, nhiều núi cao, sơn nguyên nằm ở rìa lục địa nên tuy nằm sát biển ở nhiều nơi nhưng khí hậu vẫn nóng và khô, mưa ít.

1 tháng 1 2018

thank

1 tháng 1 2018

Đặc điểm nổi bật kinh tế của:

*Tây Nam Á:-công-thương nghiệp tương đối phát triển.

-ngành khai thác và chế biến dầu mỏ.

-sản lượng dầu mỏ chiếm 1/3 sản lượng thế giới.

*Nam Á:-hầu hết các nước khu vực Nam Á thuộc nhóm nước đang phát triển.

-Kinh tế dựa vào nông nghiệp.

-Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhất.

+Công nghệp: Ấn Độ đã xây dựng được 1 nền khinh tế phát triển cơ cấu đa dạng,...Có các ngành đòi hỏi công nghệ cao: công nghệ điện tử, máy tính. Giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 10 thế giới.

+Nông nghiệp: đang phát triển-->thực hiện cuộc cách mạng xanh , cách mạng trắng-->giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm.

+Dịch vụ: đang ngày càng phát triển(48%GDP).

*Đông Á:-kinh tế phát triển nhanh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

-quá trình sản xuất: sản xuất thay thế hàng nhập khẩu-->sản xuất để xuất khẩu.

-một số nước là những nền kinh tế phát triên mạnh trên thế giới: TQ,Nhật Bản và Hàn Quốc.

31 tháng 12 2017

Câu 1:

* Vị trí địa lí và kích thước:

- Châu Á là 1 bộ phận của lục địa Á - Âu

- Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo

- Diện tích: 41,5 triệu km2 (kể cả các đảo: 44,4 triệu km2) ➝ Diện tích lớn nhất thế giới

- Tiếp giáp:

+ 2 châu lục: châu Âu, châu Phi

+ 3 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương

⇒ Ý nghĩa:

- Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo làm cho lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam

- Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau:

+ Khí hậu ẩm ở gần biển

+ Khí hậu lục địa khô hạn ở vùng lục địa

* Khí hậu:

Phân hóa thành nhiều đới và nhiều kiểu khác nhau:

- Đới khí hậu cực và cận cực

- Đới khí hậu ôn đới

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa

+ Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương

- Đới khí hậu cận nhiệt

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt núi cao

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa

- Đới khí hậu nhiệt đới

+ Kiểu khí hậu nhiệt đới khô

+ Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Đới khí hậu Xích đạo

* Khoáng sản:

- Phong phú và có trữ lượng lớn: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom và 1 số kim loại màu như: đồng, thiếc...

- Các sông: Lê-na, I-ê-nit-xây, Ô-bi, A-mua, Ấn, Hằng, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ti-gro, Ơ-phrat

* Cảnh quan:

- Phân hóa đa dạng:

+ Rừng lá kim(tai ga) có diện tích rộng lớn, phân bố chủ yếu ở Xi-bia

+ Rừng cận nhiệt đới ẩm ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á, Nam Á: là rừng giàu bậc nhất thế giới, động, thực vật phong phú, đa dạng, có nhiều loài quý hiếm

+ Ngoài ra: đài nguyên, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng...

- Nguyên nhân: do sự phân hóa đa dạng về khí hậu

1 tháng 1 2018

Câu 2:

* Dân cư:

- Chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it

- 1 số ít thuộc chủng tộc Ô-xtra-lô-it

* Xã hội:

Châu Á là nơi ra đời của các tôn giáo lớn

Tôn giáo Thời gian ra đời Nơi ra đời Phân bố
Ấn Độ giáo Thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên Ấn Độ Ấn Độ
Phật giáo Thế kỉ VI trước công nguyên Ấn Độ Bắc Á, Đông Nam Á
Ki-tô giáo Đầu công nguyên Pa-le-xtin Tây Á
Hồi giáo Thế kỉ VII sau công nguyên A-rập Xê-út Tây Á, Nam Á

31 tháng 12 2017

Hàn Quốc: mức độ công nghiệp hóa cao và nhanh

Đài loan:có nền kt đứng thứ 4 trong toàn châu á

31 tháng 12 2017

c.on bn hey. mik dang can no hk de thi hahavuithanghoahehe

 

31 tháng 12 2017

Khác nhau:

-Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đố nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung.

-Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân.

31 tháng 12 2017

Giống : đều bắt nguồn trên sơn nguyên tây tạng chảy về phía đông đổ ra biển ở hạ lưu , hai sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng màu mỡ . Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mmuaf hạ ; hai sông đều có lũ lớn vào cuối hạ đầu thu và cạn vào đông xuân

Khác : hoàng hà có chế độ nước thất thường , mùa hạ thường hay có lũ lớn

Chúc bạn thi đạt điểm cao nhé!!!

31 tháng 12 2017

* Nông nghiệp Thái Lan :

+ Thái Lan được xem là quốc gia đứng đầu trong sản xuất nông nghiệp ở một số lĩnh vực quan trọng trong cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.

+ Chỉ đứng sau Trung Quốc, Thái Lan là nước xuất khẩu lương thực lớn thứ hai Châu Á. Những sản phẩm chính bao gồm gạo, bột sắn, bột mì, hải sản và dứa đóng hộp, bắp, xoài và mía.

* Nông nghiệp Việt Nam :

+ Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, manh mún, thô sơ.

+ Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng

+ Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP.

31 tháng 12 2017

a) * Địa hình:

- Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới

+ Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: Đông - Tây, Bắc - Nam

+ Núi và sơn nguyên cao chủ yếu tập trung ở trung tâm

+ Đồng bằng tập trung ở rìa lục địa: Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Hoa Trung, Ấn Hằng...

- Địa hình chia cắt phức tạp

* Khoáng sản:

- Phong phú và có trữ lượng lớn: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom và 1 số kim loại màu như: đồng, thiếc...

- Các sông: Lê-na, I-ê-nit-xây, Ô-bi, A-mua, Ấn, Hằng, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ti-gro, Ơ-phrat

b) - Thuận lợi:

+ Thiên nhiên rất phong phú ➝ là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm

- Khó khăn:

+ Địa hình núi cao hiểm trở

+ Hoang mạc rộng lớn

+ Khí hậu khắc nghiệt

+ Thiên tai: bão, động đất, núi lửa

➝ Gây nhiều thiệt hại và trở ngại cho đời sống và sản xuất

c) - Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á:

+ Cây trồng chính: lúa gạo, lúa mì, ngô, chè, dừa, cao su

+ Vật nuôi: trâu, bò, lợn

- Khu vực Tây Nam Á, vùng nội địa, Bắc Á:

+ Cây trồng chính: lúa mì, bông, cọ dầu

- Lúa gạo là cây lương thực chính ở 1 số nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam