K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2016

a) Điều kiện tự nhiên sản xuất cây lương thực

- Thuận lợi  : tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp

- Khó khăn : Thiên tai (Bão, lũ, hạn hán...), sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực

b) Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua

- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5.6 triệu ha ( 1980) lên 7.5 triệu ha ( 2002), sau đó giảm còn 7.3 triệu ha ( 2005)

- Do áp dụng rộng rãi các biện pháp tham canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng xuất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lùa đông xuâm. Hiện nay, năng suất lúa đã đạt 49 tạ/ha/năm ( năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31.8 tạ/ha/năm)

- Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11.6 triệu tấn năm 1980 lên 19.2 triệu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.

- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước, Việt nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hiện nay bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3-4 triệu tấn/năm

- Đồng bằng sông Cửu Long là vung sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người trên 1.000 kg/năm. Đồng bằng sông Hồng à vùng sản xuất lương thực lớn thứ 2 và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.

24 tháng 10 2016

Đề thi đánh giá năng lực

13 tháng 2 2016

- Đảm bảo lương thực dho người

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

- Nguồn hàng xuất khẩu

- Cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp

13 tháng 2 2016

a) Đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền

- Nền nông nghiệp tiểu nông mang tính chất tự cấp, tự túc

- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp

- Còn phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ nước ta

b) Đặc điểm nền nông nghiệp hàng hóa

- Mục đích sản xuất không chỉ tạo ra nhiều nông sản mà quan trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận

- Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa là đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới (trước thu hoạch và sau thu hoạch), nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp

- Ngày càng phát triển, đặc biệt ở những nơi có điều kiện thuận lợi như ở các vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, các vùng gần trục giao thông và các thành phố lớn

13 tháng 2 2016

- Các tập đoàn  cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp

- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng ngày càng mở rộng và có hiệu quả.

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả....) là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới

13 tháng 2 2016

a) Thuận lợi :

-  Khí hậu :

   + Nhiệt đới ẩm gió mùa

       # Nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bingf 22 độ - 27 độ ; tổng lượng nhiệt hoạt động : 8.000 độ C, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1.400 đến 3.000 giờ. năm

       # Lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1500 đến 2000mm

       # Gió mùa : Gió mùa đông bắc vào mùa đông ở miền bắc gây thời tiết lanh, khô (vào nửa đầu mùa đông) và lạnh, ẩm ( vào nửa sau mùa đông); gió mùa Tây Nam (mùa hạ)

  + Phân hóa :

         # Theo vĩ tuyến (Bắc - Nam) : ở miền bắc có mùa đông lạnh, ở miền Nam có nhiệt độ cao quanh năm

         # Theo mùa : mùa khô và mùa mưa ở miền Nam, mùa hè và mùa đông ở miền Bắc.

         # Theo độ cao : Khí hậu có sự phân hóa thành các đai theo độ cao của địa hình. Trên 600-700m là vành đai cận nhiệt trên núi; trên 2.600m là vành đai ôn đớn trên núi.

     + Đặc điểm trên của khí hậu thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới;

            # Chế độ nhiệt, ẩm phong phú cho phép cây trồng phát triển quanh năm

            # Áp dụng các biện pháp tăng vụ, thâm canh, luân canh, xen canh

            # Có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi

            # Tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng : nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới do có mùa đông lạnh

- Địa hình và đất đai 

     + 3/4 diện tích là đồi núi với các dạng địa hình chính : đồng bằng, trung du, miền núi

     + Đất đai cũng có sự phân hóa giữa các vùng : hệ đất đất phù sa ở đồng bằng, hệ đất feralit ở trung du miền núi

     + Địa hình và đất đai có những thuận lợi đối với nền nông nghiệp nhiệt đới

            # Có các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng

            # Cụ thể là cây dài ngày (cây công nghiệp, cây ăn quả), chăn nuôi đại gia súc ở trung du và miền núi; cây ngắn ngày, nuôi thủy sản, thâm canh, tăng vụ ở đồng bằng

b) Khó khăn 

- Tính cất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới

     + Sản  xuất nông nghiệp phụ thuộc ở mức độ lớn vào khí hậu, sau đó là đất đai

     +  Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng và phức tạp. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nền nông nghiệp

- Các thiên tai, dịch bệnh do thiên nhiên nhiệt đới gió mùa gây ra :

    + Thiên tai : lũ, lụt, hạn hán, bão...

     + Dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi

 

 

13 tháng 2 2016

- Thuận lợi :

    + Các nhân tố tự nhiên nước ta cho phép phát triển sản xuất các nông phẩm nhiệt đới 

    +  Sự phân hóa thiên nhiên nước ta cho phép đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới

    + Các nhân tố tự nhiên tạo điều kiện để đa dạng hóa mùa vụ, thâm canh, tăng vụ

    + Sự phân hóa của tự nhiên là cơ sở để tạo ra tính đa dạng theo lãnh thổ của sản xuất nông nghiệp

- Khó khăn :

    + Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp

    + Thiên tai, dịch bệnh, tính chất bấp bênh của nông nghiệp

13 tháng 2 2016

a) Tên 6 đô thị có số dân đông nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh, đô thị nào thuộc loại đặc biệt, đô thị nào thuộc loại 1 ?

- 6 đô thị có số dân đông nhất : Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, tp Hồ Chí Min, Cần Thơ, Biên Hòa

- Đô thị trực thuộc tỉnh : Biên Hòa

- Đô thị đặc biệt : Hà Nội, tp Hồ Chí Minh

- Đô thị loại 1 : Hải Phòng, Đà Nẵng

b) Đô thì là nơi dân cư tập trung đông đúc vì :

- Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp

- Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động

- Chất lượng cuộc sống cao, tâm lí dân cư thích sống ở đô thị

- Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước

13 tháng 2 2016

khó

13 tháng 2 2016

- Chú ý đến việc hình thành các đô thị lớn vì nó là trung tâm, hạt nhân cho sự phát triển của vùng. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa ở nông thôn, điều chỉnh dòng di dân từ nông thông ra thành thị

- Đảm bảo sự cân đối giữa tốc độ, quy mô dân số, lao động với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị. Số dân tăng quá nhanh sẽ làm phức tạp môi trường đô thị, nảy sinh các tệ nạn xã hội

- Phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội với kết cấu hạ tầng đô thị. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế và nang cao chất lượng cuộc sống dân cư đô thị .

- Quy hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ đô thị để có thể vừa đảm bảo môi trường xã hội lành mạnh, vừa đảm bảo môi trường sống trong sạch, cải thiện đáng kể điều kiện sống

13 tháng 2 2016

khó

13 tháng 2 2016

a) Đô thị hóa  có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70.4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 89% ngân sách Nhà nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo một động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các đô thị  có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động

- Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả như : vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...

b) Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa

- Lao động nông nghiệp giảm dần, chuyển sang các ngành có năng suất cao, kỹ thuật tiên tiến làm cơ sở của kinh tế đô thị .

- Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo sức hút đối với dân cư, nâng cao vai trò của đô thị.

- Sự nâng cấp và hiện đại hóa các ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở sẽ có điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa

13 tháng 2 2016

Lí do :

- Xuất phát điểm nền kinh tế thấp, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh

- Đặc điểm kinh tế : Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo trong việc nuôi sống đại bộ phận dân số, các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh