K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2016

a) Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta

* Thuận lợi : 

- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 4 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000-8.000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu. Đây là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.

- Dầu khí : là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu mỏ, khí đốt.

   + Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ mét khối khí

   + Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trự lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn

- Thủy năng : Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kw với sản lượng 260-270 tỉ KWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng  Nai ( 19%)

- Các nguồn năng lượng khác như : sức gió, năng lượng mặt trời, thủy điện, địa nhiệt,.. ở nước ta rất dồi dào

* Khó khăn :

- Thiếu nước vào mùa khô cho các nhà máy thủy điện

- Một số tài nguyên là cơ sở để phát triển sản xuất điện đang bị suy giảm( than, dầu khí)

b) Những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy điện

- Tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội : cung cấp điện cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân

- Phụ thuộc vào chế độ nước, gây ra những thay đổi bất lợi về môi trường

Đề thi đánh giá năng lực

24 tháng 2 2016

a) Nguồn nhiên liệu:

– Than: Than antraxit có trữ lượng lớn, nhiệt lượng cao ở Quảng Ninh; than nâu ở Đồng bằng sông Hồng…
– Dầu khí: Trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích tại thềm lục địa.

b) Tiềm năng thủy điện:

– Rất lớn (khoảng 30 triệu kw).
– Tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%), hệ thống sông Đồng Nai (19%).

c) Các nguồn năng lượng khác: Mặt Trời, sức gió…

2) Kể tên 4 nhà máy thuỷ điện với công suất mỗi nhà máy từ 400 MW trở lên  đang hoạt động ở Việt Nam:
Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW), Yaly (720 MW), Trị An (400 MW).

24 tháng 2 2016

– Thế mạnh phát triển công nghiệp khai thác than:
+ Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn, nhiệt lượng cao; ở một số nơi khác (Thái Nguyên, Quảng Nam…).
+ Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

– Thế mạnh phát triển công nghiệp khai thác dầu khí:
+ Dầu khí tập trung ở thềm lục địa, trữ lượng lớn.
+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác: Cửu Long, Nam Côn Sơn.

24 tháng 2 2016

- Xu hướng :

   + Nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới, cơ cầu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những đổi mới sâu sắc.

   + Trong những năm gần đây, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động công nghiệp đã được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm năng cho phát triển sản xuất.

   + Xu hướng chung là giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước,tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

   + Năm 2005, tỉ trọng giá trị sản xuất  công nghiệp của các khu vực tương ứng là 25,1%, 31,2% và 43,7%.

- Giải thích :

  Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu công nghiệp là do xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,. Để phát huy mọi nguồn lực, khu vực ngoài Nhà nước có điều kiện phát triển mạnh. Nhờ chính sách Đổi mới, Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của nước ngoài vào linh x vực công nghiệp. Trên cơ sở đó, tỉ trọng của khu vực này cũng tăng lên rất nhanh.6

 

25 tháng 2 2016

a) Phân tích

* Đông bằng sông Hồng và vùng phụ cận :

- Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất :

   + Có hình rẻ quạt, bắt đầu từ Hà Nội

   +  Từ Hà Nội tỏa đi các hướng với chuyên môn hóa khác nhau ( Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả; Hà Nội - Bắc Giang ; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Việt Trì - Phú Thọ; Hà Nội - Hòa Bình; Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa)

- Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp

   + Hà Nội (quy mô rất lớn, trên 120 tỉ đồng) với cơ cấu ngành đa dạng như cơ khí, luyện kim đen, sản xuất oto, chế biến nông sản, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may..

   +  Hải Phòng (Quy mô lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) với cơ cấu ngành đa dạng, gồm 8 ngành (điện tử, đóng tàu, cơ khí, chế biến thực phẩm, kim loại đen, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, nhà máy nhiệt điện)

   + Các trung tâm quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) như Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long với cơ cấu ngành ít hơn.

* Đông Nam Bộ

- Hình thành một dải công nghiệp

- Tứ giác công nghiệp mạnh với các trung tâm :

   + Tp Hồ Chí Minh : Quy mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng) : Nhiều ngành nhất (cơ khí, luyện kim đen, sản xuất oto, chế biến nông sản, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may, đóng tàu

   + Biên Hòa : quy mô lớn (từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Cơ cấu khá đa dạng (điện tử, hóa chất, phân bón, dệt, may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulo, thủy điện.)

   + Vũng Tàu : quy mô lớn (từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Cơ cấu khá đa dạng (hóa chất, phân bón, dệt, may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, đóng tàu, nhiệt điện.)

   + Thủ Dầu Một : quy mô lớn (từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Cơ cấu khá đa dạng (điện tử, hóa chất, phân bón, dệt, may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulo.)

b) Giải thích

* Đồng bằng sông Hồng và phụ cận :

- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế phía bắc trọng điểm , có Hà Nội là thủ đô

- Gần các khu vực tập trung tài nguyên ( như khoáng sản), và nằm trong vùng dồi dào nguyên liệu  cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Dân cư đông, lao động có tay nghề

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ phát triển công nghiệp khá hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời

* Đông Nam Bộ 

- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung Bộ

- Có Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Tài nguyên tại chỗ chủ yếu có dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp

- Dân cư đông, thị trường rộng lớn, lao động có tay nghề, lại có khả năng thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao

-Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và tốt nhất cả nước

- Thu hút mạnh đầu tư trong nước và quốc tế

24 tháng 2 2016

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Mức độ tập trung công nghiệp : vào loại cao nhất cả nước

- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau của từng trung tâm công nghiệp  và cụm công nghiệp

    + Hướng đông : Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng)

    + Hướng đông bắc : Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón)

    + Hướng Bắc : Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen)

    +  Hướng Tây Bắc : Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì ( hóa chất, giấy, xenlulo, chế biến  thực phẩm)

    + Hướng tây nam : Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình (Thủy điện)

    + Hướng nam và đông nam : Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa ( cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng)

b) những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

- Vị trí địa lí : nằm trong vùng kih tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng

- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.

- Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo

- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng

24 tháng 2 2016

Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước vì :

- Có vị trí địa lí thuận lợi : giáp đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải Nam trung Bộ, giáp Campuchia, Biển Đông tạo điều kiện giao lưu với các vùng trong nước và thế giới

- Có nguồn tài nguyên phong phú, dầu mỏ, khí đốt, nguồn nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp cho công nghiệp phát triển .

- Có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động kĩ thuật đông đảo, thị trường rộng lớn.

- Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chấy kĩ thuật vào loại tốt nhất cả nuwocs, có chính sách đầu tư phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước lớn nhất so với các vùng khác.

24 tháng 2 2016

a) Sự chênh lệch giữa các vùng về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp

- Sự phát triển và phân bố công nghiệp không đều giữa các vùng lãnh thổ.

  + Các vùng tập trung công nghiệp, tốc độ phát triển nhanh : Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Hồng, Đồng Bằng sông Cửu Long

  + Duyên hải miền Trung : Sự phát triển công nghiệp và mức độ tập trung công nghiệp vào loại trung bình. Các vùng công nghiệp kém phát triển : Tây Nguyên, Tây Bắc.

- Sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ quá lớn :

  + Giữa vùng phát triển nhất so với vùng chậm phát triển nhất chênh lệch nhau quá xa về giá trị sản xuất công nghiệp (Giữa Đông nam so với Bộ Tây Nguyên, Tây Bắc.0

  + Ngay giữa các vùng được coi phát triển cũng có sự chênh lệch (Giữa Đông nam Bộ và Đồng Bằng sông Hồng, Đồng Bằng sông Cửu Long0

b) Giải thích nguyên nhân

* Nguyên nhân về kinh tế - xã hội

- Là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự chênh lệch giữa các vùng

- Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm :

  + Dân cư, nguồn lao động ( đặc biệt là lao động có kĩ thuật)

  + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật

  + Thị trươngg (đầu tư, cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm)

  + Đường lối, chính sách phát triển công nghiệp

* Các nguyên nhân về địa lí và về tự nhiên

 Là nhân tố quan trọng tạo nên sự chênh lệch vùng. Các nguyên nhân chính gồm : vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản.

24 tháng 2 2016

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta

* Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao

- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận :

Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp tỏa theo các hướng với các trung tâm công nghiệp có chuyên môn hóa khác nhau :

  + Hải phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng)

  + Đáp Cầu - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng phân hóa học)

  + Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kin)

  + Việt Trì - Lâm Thao ( Hóa chất, giấy)

  + Hòa Bình - Sơn la ( Thủy điện)

  + Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hòa (dệt may, điện, vật liệu xây dựng)

- Đông Nam Bộ và vùng phụ cận

  + Hình thành dải công nghiệp tỏa đi từ tp Hồ Chí Minh

  + Có nhiều trung tâm lớn , trong đó nổi lên là tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

* Duyên hải miền Trung với sự tập trung công nghiệp theo lãnh thổ ở mức trung bình

Ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất còn có một số trung tâm khác như Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...

* Các khu vực còn lại (Tây Bắc, Tây Nguyên....) với sự tập trung công nghiệp theo lãnh thổ ở mức độ thấp,.

b) Nguyên nhân của sự phân hóa cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta là do kết quả tác động của hàng loạt nhân tố

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi

- Ở Trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

24 tháng 2 2016

- Công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ

- Các khu vự có mức độ tập trung cao

  + Đồng bằng sông Hông và phụ cận

    # Có nhiều trung tâm công nghiệp

    #  Hà Nội là trung tâm lớn nhất

    # Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Nam Đinh

  + Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

    # Có nhiều trung tâm công nghiệp

    # Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất

    # Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau...

 + Dọc theo duyên hải Miền Trung : Đà Nẵng, Huế, Nha Trang..

- Các khu vực còn lại, hoạt động công nghiệp còn hạn chế