K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2016

a) Xuất khẩu :

- Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng

- Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản

- Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc

b)Nhập khẩu

- Kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng nhanh

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ hàng tiêu dùng

- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

Đề thi đánh giá năng lực

27 tháng 2 2016

a) Những chuyển biến tích cực của ngành ngoại thương nước ta trong thời kì Đổi mới

* Toàn ngành

- Thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa

- Việt Nam đã gia nhập WTO và có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

- Cán cân xuất nhập khẩu tiến đến cân đối vào năm 1992; sau đó tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa thời kì trước Đổi mới

* Xuất khẩu :

- Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng; các mặt hàng xuất khẩu đa dạng (hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản)

- Thâm nhập và đứng được ở một số thị trường lớn trên thế giới (Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.)

* Nhập khẩu :

- Kim ngạch nhập khẩu tăng khá nhanh; các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng

- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Châu Âu

b) Trong những năm qua, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu vì : Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra ở nước ta đòi hỏi phải nhập khẩu với số lượng lớn nguyên liệu, nhiên liệu, tư liệu sản xuất,...

26 tháng 2 2016

a) Đầu mối hà Nội

- Thế mạnh về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên :

   + Hà Nội là thủ đô của cả nước, nằm ơ trung tâm đồng bằng sông Hồng, đỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

   + Điều kiện tự nhiên phân hóa đa dạng, tạo điều kiện phát triển tổng hợp các loại hình giao thông vận tải : đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không

- Thế mạnh về kinh tế - xã hội 

   + Dân cư tập trung đông đúc

   + Trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn và là một phần của vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước

b) Đầu mối tp Hồ Chí Minh

- Thế mạnh về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên :

   + Là thành phố lớn nhất cả nước, đỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

   + Điều kiên tự nhiên tạo điều kiện phát triển tổng hợp các loại hình giao thông vận tải : đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không

- Thế mạnh về kinh tế - xã hội

   + Dân cư tập trung đông đúc

   + Trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn của cả nước và là một phần của vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta

26 tháng 2 2016

- Phân biệt :

  + Bưu chính : là dịch vụ hoạt động thông tin liên lạc, thực hiện việc trao đổi thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, chuyển tiền...

   + Viễn thông : là loại hình liên lạc bằng các tuyến truyền tín hiệu qua cáp liên lạc hoặc bằng sóng điện tử (dải sóng vô tuyến điện và các dải sóng quang) giữa các điểm cách xa nhau. Trên các tuyến viễn thông, có thể truyền di các loại tín hiệu âm thanh, hình ảnh hoặc số liệu

- Mạng lưới viễn thông nước ta : tương đối da dạng và không ngừng phát triển

   + Mạng điện thoại : bao gồm mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cố định và mạng di động

   + Mạng phu thoại : đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kĩ thuật tiên tiến bao gồm : mạng fax, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin.

   + Mạng truyền dẫn : được sử dụng với rất nhiều phương thức khác nhau như : mạng dây trần, mạng truyền dẫn viba, mạng truyền dẫn cáp sợi quang, mạng viễn thông quốc tế.

26 tháng 2 2016

a) Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội

- Vị trí : ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động

- Vai trò : Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của cả nước

b) Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải  : Đường bộ (đường ôtô) , đường sắt, đường sông, đường hàng không

c) Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch : Từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế

* Đường ôtô :

- Đường số 1 dài 2300 km  từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước. Đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, có ý nghĩa quan trọng tương đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Đường số 2 : Chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đến cửa khẩu Thanh Thủy ( Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì - Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc

- Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) 

- Đường số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương. Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc

- Đường số 6, nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược với việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc

* Đường sắt :

- Đường sắt thống nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam, có ý nghĩa quan trọng lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước

- Đường sắt Hà Nội - Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Báo và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc

- Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng

- Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc

- Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên

* Đường hàng không 

- Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước : tp Hồ Chí Minh, Điện Biên, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...

- Từ Hà Nội cũng có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới

* Đường sông 

- Tuy đường sông ở Hà Nội không phát triển bằng các loại hình vận tải khác nhưng từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ hệ thống sông Hồng cùng với các phụ lưu và chi lưu của nó

d) Tập trung cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành giao thông vận tải

- Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải

- Nổi bật là sân bay quốc yế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta

26 tháng 2 2016

a) Đường bộ (đường ôtô)

- Mạng lưới đường bộ trong những năm gần đây đã được mở rộng và hiện đại hóa, về cơ bản đã phủ kín các vùng

- Hai trục đường bộ xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. Quốc lộ 1 chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2.300km, là tuyến đường xương sống của nước ta. Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội dải đất phía tây đất nước.

- Hệ thống đường bộ nước ta đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường bộ xuyên Á.

b) Đường sắt 

- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3.143km

- Đường sắt Thống Nhấy (Hà Nội - tp Hồ Chí Minh) dài 1.726km, là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - nam

- Các tuyến đường khác là : Hà Nội- Hải  Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng Đăng - Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy.

25 tháng 2 2016

a) Các tuyến đường sắt:

* Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng: chạy gần như song song với quốc lộ 5 và dài 102 km, rộng 1m

* Đường sắt Hà Nội - Lào Cai: dài 293 km, khổ đường rộng 1m

* Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng: dài 162 km, khổ đường rộng 1m, có đoạn 1,435m

* Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên: dài 75 km, khổ đường rộng 1m, hoặc 1,435m

* Đường sắt Lưu Xá – Kép - Uông Bí - Bãi Cháy: dài 175 km, khổ đường rộng 1,435m

* Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội-Tp HCM)

b) Tuyến Hà Nội-Tp HCM quan trọng nhất vì

- Dài 1726 km, là tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam, chạy gần như song song với quốc lộ 1A, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng BắcNam, khổ đường rộng 1m

- Giá trị kinh tế của đường sắt Thống Nhất

+ Tạo mối quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội giữa các vùng kinh tế của Việt Nam (5/7 vùng) và giữa nước ta với Trung Quốc. Chuyên chở 2/3 số lượng hành khách và hàng hóa của ngành đường sắt

+ Chạy qua hầu hết các trung tâm công nghiệp lớn, thành phố lớn, các
vùng đông dân, chạy qua 3 vùng kinh tế trọng điểmok

26 tháng 2 2016

* Các tuyến đường sắt :

- Hà Nội - Đồng Đăng

- Hà Nội - Lào Cai 

- Hà Nội  - Hải Phòng

- Hà Nội - Thái Nguyên

- Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy

- Hà Nội - tp Hồ Chí Minh

* Tuyến đường sắt Hà Nội - tp Hồ Chí Minh là tuyến đường quan trọng nhất vì :

- Có vai trò về các mặt kinh tế (là tuyến đường sắt dài nhất, nối liền các trung tâm kinh tế quan trọng ở nhiều vùng của đất nước)

- Có vai trò về các mặt khác ( văn hóa, an ninh..)

 

26 tháng 2 2016

a) Quốc lộ 1 đi qua những vùng kinh tế sau :

Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long

b) Quốc lộ 1 là tuyến đường quan trọng nhất nước ta vì

- Chạy dọc đất nước từ Lạng Sơn đến Cà Mau

- Là tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta

- Nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn

26 tháng 2 2016

* Mạng lưới giao thông và các cảng chính (Cảng biển, cảng hàng không)

- Đường ôtô 

   + Hơn 18 vạn km. Quốc lộ 1A là tuyến đường bộ quan trọng nhất, đang được nâng cấp. Ngoài ra còn có các tuyến đường quan trọng khác

   + Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước

- Đường sắt : 3.143 kg, trong đó quan trọng nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất

- Đường sông : khoảng 11.000km đang được khai thác. Đường ống (dẫn dầu, khí)

- Đường biển : cả nước có 73 cảng biển lớn nhỏ. Quan trọng nhất là các cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng. Một số cảng nước sâu được đầu tư xây dựng.

- Đường hàng không : 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế đang được nâng cấp hiện đại

* Các đầu mối giao thông vận tải tổng hợp có ý nghĩa quốc gia và quốc tế là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

* Các phương tiện vận tải được tăng cường và hiện đại hóa

26 tháng 2 2016

Sự phát triển và phân bố ngành GTVT phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tùy theo loại hình vận tải ( đường sắt, đường bộ, đường sông,....) mà các tác động này có sự khác nhau.

a) Vị trí địa lí

Thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải quốc tế.

- Nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế từ châu Á sang châu Đại Dương, từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Dọc bờ biển nước ta lại có nhiều cửa sông, vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu.

- Nằm ở đầu mút của các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á

- Nằm ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế.

- Hình dáng lãnh thổ : hướng vận tải chủ yếu theo hướng Bắc - Nma

b) Điều kiện tự nhiên

* Địa hình 

- Miền núi có các thung lũng sông, các đèo cho phép mở các tuyến đường từ đồng bằng lên miền núi. Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt dữ dội nên việc xây dựng đường xã gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, cống, xây dựng các đường hầm xuyên núi.

- Ở vùng đồng bằng điều kiện giao thông vận tải tương đối thuận lợi. Tuy nhiên khó khăn là ở Đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng, ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng ngập trong nước sâu mùa lũ. Dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên việt. Tuy nhiên, khó khăn là các mạch núi ăn lan sát ra biên.

- Các cửa sông, vùng vịnh kín ven biểu là nơi thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu

* Thủy văn :

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, cả nước có 2.360 con sông dài trên 10km

- Những hệ thông sông ngòi có giá trị giao thông vận tải đường thủy là hệ thống sông Hồng  - Thái Bình, hệ thống sông Cửu Long - Đồng Nai và mạng lưới kên rạch chằng chịt ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Một số sông khác cũng có giá trị về giao thông thủy như sông Mã, sông Cảm, sông Thu Bồn...

- Tuy nhiên, khó khăn là các sông miền núi lắm thác, ghềnh, các sông ở đồng bằng bị phù sa bồi lắng. Chế độ nước có sự chênh lệch lớn theo mùa.

* Khí hậu : Cho phép khai thác mạng lưới vận tải quanh năm, tuy nhiên về mùa mưa bão, giao thông có khó khăn hơn so với mùa khô.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

* Sự phát triển và phân bố các ngành kính tế có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

Nước ta hiện đang trong quá trình đổi mới, giao thông vận tải được đẩy mạnh đầu tư, đồng thời những chuyển biến trong cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế quốc dân, sự hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới, sự phát triển mạng lưới đô thị  đang thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông vận tải

* Cơ sở vật chất kĩ thuật

- Mạng lưới giao thông vận tải phát triển ở trình độ nhất đinh, đã hình thành một số đầu mối vận tải tổng hợp.

- Đã phát triển công nghiệp xây dựng, cơ khí vận tải, đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật có trình độ ngày càng cao

- Khó khăn : Nhiều công trình đường xá, bến cảng đã bị xuống cấp. Thiếu vốn. Phải nhập khẩu nhiều xăng dầu.

* Chính sách ưu tiên phát triển ngành giao thông vận tải.