K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2020

Qua đó em rút ra được bài học không nên gây ra chiến tranh vì các cuộc nội chiến nước ta trong thế kỷ XVI - XVIII đã gây ra thương đau cho nhân dân , nhân dân đói khổ , đất nước bị chia cắt , tàn khốc giữa các phe phái .

1 tháng 3 2020

Làm giúp mình với hihi

1 tháng 3 2020

Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:

- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm 3 đạo:

+ Đạo thứ nhất: tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang.

+ Đạo thứ hai: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị, chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.

+ Đạo thứ ba: tiến thẳng ra Đông Quan.

- Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.

Dẫn chứng sự ủng hộ của nhân dân:

Những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:

- Năm 1424, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An, được sự ủng hộ của nhân dân, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.

+ Khi Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (Nam Đàn, Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến khao quân.

+ Khi nghĩa quân chia nhau đi lấy đất các châu huyện, đi đến đâu người ta nghe tiếng, là quy phục và nhân dân trong cõi dắt díu nhau đến như đi chợ. Mỗi châu, huyện được giải phóng lại có hàng ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân. Có những gia đình, hai cha con hoặc mấy anh em cùng xin nhập ngũ,...

- Cuối năm 1426, khi tiến quân ra Bắc, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt. Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như:

+ Bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên - Nam Định) bán rượu thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy.

+ Cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên) xinh đẹp, hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát, tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùng trai làng bí mật khiêng quẳng xuống sông.

Kết quả:

- Kế hoạch của Lê Lợi rất chu đáo và toàn diện, chia quân tấn công địch từ nhiều phía, chặn đường tiếp tế và rút lui của địch, buộc địch vào thế bị động.

- Kế hoạch tiến quân ra Bắc rất hợp lý và đúng đắn. Với kế hoạch này, nghĩa quân giải phóng được nhiều đất đai, thành lập được chính quyền mới.

~Chúc bạn học tốt!~

1 tháng 3 2020

* Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:

- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm 3 đạo:

+ Đạo thứ nhất: tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang.

+ Đạo thứ hai: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị, chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.

+ Đạo thứ ba: tiến thẳng ra Đông Quan.

- Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.

* Nhận xét:

- Kế hoạch của Lê Lợi rất chu đáo và toàn diện, chia quân tấn công địch từ nhiều phía, chặn đường tiếp tế và rút lui của địch, buộc địch vào thế bị động.

- Kế hoạch tiến quân ra Bắc rất hợp lý và đúng đắn. Với kế hoạch này, nghĩa quân giải phóng được nhiều đất đai, thành lập được chính quyền mới.

Những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Năm 1424, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An, được sự ủng hộ của nhân dân, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.

+ Khi Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (Nam Đàn, Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến khao quân.

+ Khi nghĩa quân chia nhau đi lấy đất các châu huyện, đi đến đâu người ta nghe tiếng, là quy phục và nhân dân trong cõi dắt díu nhau đến như đi chợ. Mỗi châu, huyện được giải phóng lại có hàng ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân. Có những gia đình, hai cha con hoặc mấy anh em cùng xin nhập ngũ,...

- Cuối năm 1426, khi tiến quân ra Bắc, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt. Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như:

+ Bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên - Nam Định) bán rượu thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy.

+ Cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên) xinh đẹp, hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát, tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùng trai làng bí mật khiêng quẳng xuống sông.

Kết quả cuộc tấn công ra Bắc:
Nghĩa quân tiến đến đâu cũng được nhân dán nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt.
Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.

1 tháng 3 2020
Chứng minh

trong trận tốt động-chúc động(cuối năm 1426)

5 vạn viện binh do vương thông chỉ huy kéo vào đông quan nâng số quân minh lên tới 10 vạn.

sáng ngày 7-11-1426, vương thông cho xuất quân tiến về hướng cao bộ rồi bị nghĩa quân ta đặt phục binh và đánh tan tác đội hình của chúng.

trong trận chi lăng-xương giang(tháng 10-1427)

liễu thăng cũng bị quân ta mai phục và phóng lao giết chết.

1 tháng 3 2020

Ming Hwe mk chịu, câu chứng minh thì mk cx lm đại thôi à...xl bn nha

1 tháng 3 2020

Câu 1 undefined

Câu 2

Mạc Đăng Dung (1527-1529) Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Dương) là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng) thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến. Ông bà Mạc Hịch - Đặng Thị Hiến sinh được 3 người con trai là: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Đốc và Mạc Đăng Quyết. Mạc Đăng Dung sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483. Thời trẻ, Mạc Đăng Dung có sức khoẻ phi thường, tướng mạo khôi ngô. Ông xuất thân từ một thanh niên nghèo, làm nghề đánh cá, trong một dịp đi thi võ ở kinh đô đã trúng Đô lực sĩ và được sung vào Châu túc vệ chuyên cầm dù đi theo vua. Mạc Đăng Dung tiến rất nhanh trên con đường hoan lộ, năm 1511 mới 29 tuổi đã được phong tước Vũ xuyên bá. Năm 1516, Mạc Đăng Dung được cử làm Trấn thủ Sơn Nam với chức Phó tướng tả đô đốc. Trải qua 3 đời vua Lê, Mạc Đăng Dung được phong Thái sư Nhân quốc công rồi đến An hưng vương. Lợi dụng lúc vua Lê Cung Hoàng ươn hèn, tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai đem quân về kinh đô ép vua nhường ngôi, lập lên triều Mạc. Cũng như nhà Trần, tháng 12 năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh làm vua, còn mình làm Thái thượng hoàng. Lúc đó Mạc Đăng Dung mới 46 tuổi. Mạc Đăng Dung mất tháng 8 năm Tân Sửu - 1541, thọ 59 tuổi.

Tham khảo ạ

1 tháng 3 2020

Câu 1:

- Hậu quả: Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

+ Ở Đàng Ngoài: đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê. “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Nhưng mối quan hệ giữa hai thế lực này là dựa dẫm vào nhau để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình, gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".

+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, gọi là "chúa Nguyễn".

Câu 2:

Mạc Thái Tổ (1483 - 1541) tên thật là Mạc Đăng Dung, là nhà chính trị, hoàng đế sáng lập ra triều đại Nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện đánh dẹp các thế lực cát cứ, chống đối triều đình, loại bỏ ảnh hưởng của những người ủng hộ Nhà Lê, thành lập Nhà Mạc và cứng rắn chống lại với những thế lực phò vua Lê ở Thanh Hóa.

Mạc Đăng Dung bước vào đường quan lộ sau khi thi đậu Võ trạng nguyên trong cuộc thi tuyển võ sĩ tại Giảng Võ đường ở Thăng Long dưới triều Lê Uy Mục. Từ một võ quan cấp thấp, nhờ tài thao lược và mưu trí, Mạc Đăng Dung đã vươn tới tột bậc quyền lực vào năm 1527 khi được thăng tới chức Thái sư, tước An Hưng vương thời Lê Cung Hoàng. Xuất thân hàn vi, lập thân bằng đường binh nghiệp, Mạc Đăng Dung là người có công đầu trong việc tạo lập lại thế ổn định và đà phát triển của xã hội cũng như chính trường Đại Việt sau hơn 20 năm hỗn loạn đầu thế kỷ XVI. Việc phế bỏ vai trò vương quyền của họ Lê, dòng họ đã để lại những dấu ấn sâu đậm đối với lịch sử dân tộc, cắt đất cầu hòa, quỳ lạy một viên quan Trung Quốc, nhận lịch sóc Trung Quốc, nhận chức An Nam đô thống ti sứ, tức coi Đại Việt như một tỉnh của Trung Quốc, đã khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích của các sử gia, tri thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Quan điểm phê phán Mạc Đăng Dung ở Việt Nam đã có sự thay đổi qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Kể từ đầu thời Nhà Nguyễn cho đến thập kỷ đầu thế kỷ XXI, những nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa như Nguyễn Văn Siêu, Lê Văn Hòe, Phạm Văn Sơn, Trần Quốc Vượng, Trần Gia Phụng, Trần Khuê, Trần Lâm Biền, Vũ Khiêu, Văn Tạo, Đinh Khắc Thuân, Nguyễn Gia Kiểng, Phan Đăng Nhật, Trần Thị Vinh là những người đi đầu trong việc đánh giá lại vai trò lịch sử của Mạc Đăng Dung theo hướng cởi mở khách quan hơn thời Lê-Trịnh... Qua những kết quả nghiên cứu liên ngành trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế (như các hoạt động sản xuất, thương mại), văn hóa - tư tưởng, văn học - nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo - tín ngưỡng... đã cho thấy sự ra đời của Nhà Mạc và những động thái chính trị - quân sự của Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) là phù hợp với những quy luật phát triển khách quan của bối cảnh bấy giờ, khi nhà Lê đã suy sụp không còn trị nước được nữa.

I. CUỘC KHỞI NGHĨ LAM SƠN (1418-1427): Câu 1: Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa? Câu 2: Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích? Câu 3: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Câu 4: Tìm hiểu về hội thề Lũng Nhai (đầu 1416), Hội thề Đông Quan (10/12/1427)? Câu 5: Tìm hiểu về các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa : Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích… Câu 6: Tìm hiểu về...
Đọc tiếp

I. CUỘC KHỞI NGHĨ LAM SƠN (1418-1427):
Câu 1: Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa?
Câu 2: Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?
Câu 3: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn?
Câu 4: Tìm hiểu về hội thề Lũng Nhai (đầu 1416), Hội thề Đông Quan (10/12/1427)?
Câu 5: Tìm hiểu về các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa : Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi,
Nguyễn Chích…
Câu 6: Tìm hiểu về bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta - Bình ngô
đại cáo?

II. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527):
Câu 1: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước thời Lý - Trần và nhà
nước thời Lê Sơ về: Bộ máy nhà nước, pháp luật, kinh tế, xã hội?
Câu 2: Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thời Lý - Trần và
Lê Sơ (theo mẫu sau):

Thời Lý 1009 - 1225 Thời Trần 1226 - 1400 Thời Lê Sơ 1428 - 1527
Tác phẩm văn học
Tác phẩm sử học

2
1 tháng 3 2020

I. CUỘC KHỞI NGHĨ LAM SƠN (1418-1427):

Câu 1:

Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 - 1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

Câu 2:

- Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.

- Đề nghị của Nguyễn Chích là hoàn toàn đúng đắn. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, rất thích hợp cho hoạt động của nghĩa quân.

- Với kế hoạch chuyển hướng của Nguyễn Chích, cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.

=> Kế hoạch của Nguyễn Chích đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động. Kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó

Câu 3:

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Ý nghĩa lịch sử:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

Câu 6: Tiếp theo bài thơ Nam quốc sơn hà, bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chính là bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai trong lịch sử nước ta:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Bình Ngô đại cáo đã thể hiện một nhận thức sâu sắc, toàn diện về quyền dân tộc, quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của nước Đại Việt. Bình Ngô đại cáo trịnh trọng tuyên bố nền độc lập dân tộc sau chiến thắng oanh liệt quân Minh xâm lược, mở ra một thời đại mới cho dân tộc.

* Bình Ngô đại cáo là một bản Tuyên ngôn Nhân đạo:

- Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời được nêu cao như là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân...)

- Tư tưởng nhân nghĩa còn được thể hiện sâu sắc trong bài Cáo. Nó trở thành phương châm chiến đấu của cuộc khởi nghĩa (Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo).

- Tư tưởng nhân đạo còn được thể hiện sáng ngời: đau xót trước thảm họa của nhân dân, lên án tội ác dã man, tàn bạo của quân xâm lược, mở đường hiếu sinh cho hàng chục vạn quân giặc khi đã bại trận, đầu hàng...

* Bài Cáo là một bản Tuyên ngôn Hòa bình:

- Nêu cao khát vọng hòa bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương hòahiếu giữa hai dân tộc: Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng, Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.

- Kết thúc bằng việc tuyên bố mở ra một thời kì mới của đất nước trong hòa bình, độc lập, thể hiện một ước vọng và niềm tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của đất nước (Muôn thuở nền thái bình vững chắc - Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới).

Chúc bạn học tốt!

1 tháng 3 2020

II. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527):

Câu 1:

* Bảng so sánh nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần:

Nhà nước thời Lý - Trần

Nhà nước thời Lê sơ

Thành phần quan lại

Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.


Luật pháp:

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…

Kinh tế:

* Giống nhau:

- Nông nghiệp: Nhà nước đều quan tâm đến kinh tế nông nghiệp, ban hành các chính sách khuyến nông như:

+ Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.

+ Quan tâm đến vấn đề trị thủy: cho đào, đắp, nạo vét kênh mương đề phòng lũ lụt và tích trữ nước sản xuất.

+ Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp:

+ Có hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân, đều phát triển.

+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay.

- Thương nghiệp:

+ Chợ làng, chợ huyện được lập ra ở nhiều nơi.

+ Giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài phát triển.

=> Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

* Khác nhau:

Thời Lý - Trần

Thời Lê sơ

Nông nghiệp

- Tổ chức lễ “cày tịch điền”

- Chính sách ruộng đất: điền trang, thái ấp.

- Không tổ chức lễ “cày tịch điền”

- Chính sách ruộng đất: quân điền

Thủ công nghiệp

- Thời Lý: Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa rất phát triển. Trong nước đã tự sản xuất được loại gấm vóc đẹp, tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống.

- Thời Trần: Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp tiêu biểu là thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,…

- Thủ công nghiệp nhà nước phát triển: Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng,…

- Thủ công nghiệp trong nhân dân cũng phát triển hơn trước.

Thương nghiệp

- Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước phát triển. Tuy nhiên, thương nghiệp thời kì này chưa phát triển bằng thời Lê sơ.

- Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong và nước ngoài. Phát triển hơn thời Lý - Trần.

* Xã hội thời Lý - Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp:

- Giai cấp thống trị: vua, địa chủ, quan lại, vương hầu, quý tộc.

- Giai cấp bị trị: Nông dân, tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì.

* Điểm khác nhau:

- Thời Lý - Trần: tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, quan lại chủ yếu là người trong hoàng tộc. Tầng lớp nông nô - nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.

- Thời Lê sơ: quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan. Tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.

Câu 2:

Thời Lý (1009 - 1225)

Thời Trần (1226 - 1400)

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu),

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

Đại Việt sử kí toàn thư.

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

Chúc bạn học tốt!
29 tháng 2 2020

- Xuất hiện một số thành thị: Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh),…

Chúc bạn học tốt!
1 tháng 3 2020

Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh),…

29 tháng 2 2020

Câu 1:

+Tổ chức quân đội thời Trần:

-Quân đội gồm cấm quân và quân các lộ. Ở làng,xã có hương binh. Ngoài ra còn có quân của các vương hầu.

-Quân đội tuyển chọn theo chính sách "ngụ binh ư nông""quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông". Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.

-Bố trí tướng giỏi đóng quân ở các vùng hiểm yếu. Nhất là biên giới phía Bắc.

+Tổ chức quân đội thời Lê Sơ:

-Thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".

-Quân đội gồm 2 bộ phận: Quân triều đình và quân địa phương: bộ binh,thủy binh,tương binh và nghị binh.

-Vũ khí: đao kiếm,cung tên,hỏa pháo. Kiên quyết bảo vệ vùng biên giới.

Câu 2:

Đây là bộ luật hoàn chính đầu tiên của nước ta và có những điều tiến bộ. Nội dung cơ bản của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chú ; bảo vệ chủ quyền quốc gia ; khuyến khích phát triển kinh tế ; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Chúc bạn học tốt!

29 tháng 2 2020

1)

* Đặc điểm tổ chức quân đội thời Lê sơ:

- Thực hiện chính sách "Ngụ binh ư nông"

- Quân đội gồm 2 bộ phận: quân triều đình và quân địa phương: bộ binh, thủy binh, tượng và nghị binh.

- Vũ khí: đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. Kiên quyết bảo vệ vùng biên giới Tổ quốc.

* Đặc điểm của tổ chức quân đội thời Trần:

- Quân đội tuyển chọn theo chính sách "ngự binh ư nông", "quân lính cốt tinh nhuệ, k cốt đông". Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.

- Bố trí tướng giỏi, đóng quân ở các vùng hiểm yếu. Nhất là vùng biên giới phía Bắc.

* Giống nhau:

- Đều tuyển chọn theo chính sách "ngự binh ư nông"

- Đề cao giữ gìn và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

* Khác nhau;

- Thời lê sơ:

+ Bộ máy tổ chức quân đội gồm 2 bộ phận. (có sự sắp đặt)

+ Vũ khí đa dạng, sắc bén.

- Thời trần:

+ Bộ máy tổ chức quân đội ko có sự sắp đặt.

+ Vũ khi thô sơ: cuốc, cày,....

29 tháng 2 2020

Đàng ngoài:

+Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng.

+ Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.

+Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.

=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống Nông dân đói khổ.

– Đàng trong:

+Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

– Năm1698 đặt phủ Gia Định mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên. Lập thôn xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long.

=>Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định.

2 tháng 2 2020

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII - XVIII:

* Nông Nghiệp:

- Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

* Thủ công nghiệp:

- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),...

* Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá.

- Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến buôn bán tấp nập.

- Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên),…

- Các chúa Trịnh cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

29 tháng 2 2020

Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 – 1409)

Tháng 10 – 1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ, ở Yên Mô (Ninh Bình), Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.

Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hoá Châu (Thừa Thiên Huê) và Nguyễn cảnh Chân – trước làm quan ở Thăng Hoa (Quảng Nam) hưởng ứng. Tháng 12 -1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bên Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.

Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 – 1409)

Tháng 10 – 1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ, ở Yên Mô (Ninh Bình), Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.

Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hoá Châu (Thừa Thiên Huê) và Nguyễn cảnh Chân – trước làm quan ở Thăng Hoa (Quảng Nam) hưởng ứng. Tháng 12 -1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bên Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.

Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

TL
29 tháng 2 2020

Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của nhà Hồ bị thất bại, nhân dân ta ở nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa. Tiêu biểu:

* Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1047 - 1409)

- Địa bàn: các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình.

- Hoạt động chính:

+ Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.

+ Đầu năm 1048, quân đội của Trần Ngỗi kéo vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) và Nguyễn Cảnh Chân (Quảng Nam) hưởng ứng.

+ Tháng 12 - 1048, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Cô Tô (Nam Định). Thanh thế của nghĩa quân tăng lên, nhiều người từ các nơi kéo về theo.

+ Tuy nhiên, sau đó Trần Ngỗi nghe lời dèm pha giết hại hai tướng là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Cuộc khởi nghĩa tan ra dần.

* Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Kháng (1409 - 1414)

- Địa bàn: diễn ra trên địa bàn rộng lớn từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.

- Hoạt động chính:

+ Trần Quý Kháng lấy hiệu là Trùng Quang đế.

+ Năm 1411, quân Minh được tăng viện binh mở cuộc tấn công vào Thanh Hóa. Nghĩa quân rút vào Thuận Hóa.

+ Tháng 4 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hóa, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Kháng, Cảnh Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa:

- Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu liên kết, chưa có sự phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất.

- Nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn, thiếu đoàn kết với nhau làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa đều lần lượt bị đàn áp.

Chúc bạn học tốt!

28 tháng 2 2020

Câu 2:

28 tháng 2 2020

Câu 1:

Phong trào Tây Sơn có cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc

- Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

Chúc bạn học tốt!