K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2017

2.Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.
Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.
Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.

24 tháng 2 2017

1.

– Phần lớn là người lai có nền văn hóa Latinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa: Anh- điêng, Phi và Âu.
– Dân cư phân bố không đều.
– Chủ yếu : tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên.
– Thưa thớt ở các vùng trong nội địa.
-> Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình của môi trường sinh sống .
– Dân cư có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,7%).

Đề thi đánh giá năng lực

13 tháng 2 2017

Mối quan hệ giữa dân số lao động và việc làm

-Dân số-Lao động -Việc làm phát triển đồng đều,cân bằng,phù hợp phát triển kinh tế xã hội là lý tưởng (Chưa có Quốc gia nào làm được,đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì còn xa vời,nhiều khó khăn mất cân đối).
- Kinh tế tăng chậm trong khi dân số tăng còn cao sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế
- làm tăng số người thiếu việc làm , thất nghiệp .Gây sức ép lớn đối với GD, Y tế , văn hóa . Các vấn đề giải phóng phụ nữ, việc làm , nhà ở ….không đáp ứng được.
- Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
- Việc làm đang một vần đề xã hội ở nước ta, hiện nay đang được tập trung giải quyết và bước đầu thu hiệu quả tốt.

Nền kinh tế tăng trưởng cao có tác động tích cực đến vấn đề việc làm. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, sự can thiệp của nhà nước thông qua các chương trình việc làm, chương trình kinh tế xã hội, phát triển các làng nghề, trang trại…đã tạo thêm nhiều việc làm.

Tình trạng việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn có sự khác nhau giữa các vùng và các tỉnh, thành phố. Nơi nào có trình độ phát triển kinh tế càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng lớn. Hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng cao hơn mức trung bình của cả nước.

Chính sách dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.
Chính sách dân số nước ta vẫn đứng trước những thách thức to lớn : quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng nhanh, kết quả giảm sinh chưa thật vững chắc, chất lượng dân số thấp, mật độ dân số cao và phân bố chưa hợp lý.
Tình hình trên đây là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm và thu nhập, làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Giải pháp :
-Chủ động kiểm soát quy mô và tăng cường chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực.
-Giảm nhanh tỉ lệ sinh bằng cách triển khai có hiệu quả công tác DSvà KHHGĐ
-Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước.

13 tháng 2 2017

Mối quan hệ giữa dân số lao động và việc làm

-Dân số Lao động - Việc làm phát triển đồng đều,cân bằng,phù hợp phát triển kinh tế xã hội là lý tưởng (Chưa có Quốc gia nào làm được,đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì còn xa vời,nhiều khó khăn mất cân đối).
- Kinh tế tăng chậm trong khi dân số tăng còn cao sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế
- làm tăng số người thiếu việc làm , thất nghiệp .Gây sức ép lớn đối với GD, Y tế , văn hóa . Các vấn đề giải phóng phụ nữ, việc làm , nhà ở ….không đáp ứng được.
- Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
- Việc làm đang một vần đề xã hội ở nước ta, hiện nay đang được tập trung giải quyết và bước đầu thu hiệu quả tốt.

12 tháng 2 2017

-Trong sản xuất:D dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh,các cơ sở sản xuất,dịch vụ,giữa nc ta với thế giới bên ngoài
-Trong đời sống: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ,bưu phẩm,điện báo và nhiều dịch vụ khác;đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn,ứng phó vs thiên tai,…

12 tháng 2 2017

Nêu vai trò và sự phát triển ngành bưu chính nước ta.

+) Vai trò:

– Rút ngắn khỏang cách giữa các vùng.

– Giúp cho người dân ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo được tiếp cận với thông tin, chính sách của Nhà nước.

– Tạo thuận lợi cho việc thống nhất quản lý của Nhà nước.

+) Sự phát triển:

– Thành tựu: phát triển mạng lưới rộng khắp. Cả nước có hơn 300 bưu cục, 18.000 điểm phục vụ, hơn 8.000 điểm bưu điện văn hóa xã.

– Hạn chế: mạng lưới phân bố chưa hợp lý, công nghệ còn lạc hậu, thiếu lao động trình độ cao…

– Phương hướng: phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ ngang tầm khu vực.

10 tháng 3 2017

+ có đồng cỏ rộng lớn-> thuận lợi cho vc phát triển ngành chăn nuôi gia súc( đb là các loại gia súc lớn: trâu ,bò)

+ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phù hợp vs đk sống của các laoif gia súc

1 tháng 2 2017

1.Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ. Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Năm 1990, tỉ trọng ngành nông nghiệp là 83,4% đến năm 2005 chỉ còn 71,5%. Cùng những năm đó, tỉ trọng ngành thủy sản tăng từ 8,7% lên 24,8%. Nếu xét riêng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) thì tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, còn tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Khu vực III đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

23 tháng 1 2017

D

10 tháng 2 2017

C

23 tháng 1 2017

B

10 tháng 3 2017

B

23 tháng 1 2017

A

23 tháng 1 2017

D