K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2018

Các đặc điểm này được thể hiện ở hướng tây bắc - đông nam của hệ thống núi và sông ngòi; ở địa hình núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế và ở tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

27 tháng 2 2018

* Miền khí hậu Tây Bắc& Bắc Trung Bộ:

Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh vừa. Vùng chịu ảnh hưởng của gió màu đông bắc bị suy yếu và biến tính; mùa đông ấm hơn và đến muộn, kết thúc sớm hơn miền ĐB & ĐBBB. Miền TB & BTB có 2 tháng lạnh dưới 18 độ C. Mùa hè miền còn chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô nóng đặc biệt là khu vực BTB. Ngoài ra vùng BTB còn có lũ tiểu mãn vào đầu mùa hạ (tháng 5), mùa mưa lệch vào thu đông. Đây là miền có diễn biến thời tiết thất thường nhất nước ta, chịu ảnh hưởng của bão mạnh mẽ nhất trong 3 miền tự nhiên.

27 tháng 2 2018

– Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.
– Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao. Tác động của gió mùa Đông Bắc đã giảm
– Mùa hạ đến sớn, gió Tây Nam khô nóng
– Bắc trung Bộ : Mưa chuyển dần về Thu Đông

27 tháng 2 2018

Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta, còn được kéo dài cho đến ngày nay.

Giai đoạn Tân kiến tạo ở nước ta có những đặc điểm sau:

a) Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta

Giai đoạn này chỉ mới bắt đầu cách đây 65 triệu năm và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.

b) Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động núi Anpơ-Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu

Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động của các quá trình ngoại lực.

Vận động vào núi Anpơ-Himalaya tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỉ Nêôgen, cách đây khoảng 23 triệu năm, cho đến ngày nay.

Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ-himalaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trung lục địa.

Cùng với giai đoạn này, đặc biệt trong kỉ Đệ tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển. Đã có nhiều lần biển tiến và biển lùi trên phần lãnh thổ nước ta mà dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngân nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ.

d) Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay

Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta đã làm cho một số vùng núi(điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn)được nâng lên, địa hình trẻ lại, các quá trình địa mạo như hoạt động xâm thực, bồi tù được đẩy mạnh; hệ thống sông suối đã bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn, mà điển hình nhất là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ; các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành nhưu dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit….

Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thế hiện rõ nét trong các quá trình tự nhiên như quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt đới ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay.

27 tháng 2 2018

- Cách đây 25 triệu năm

- Là giai đoạn ngắn nhưng rất quan trọng

- Nâng cao địa hình => núi sông trẻ lại

- Mở rộng biển Đông tạo nên các mỏ dầu khí than bùn

- Sinh vật phát triển phong phú, hoàn thiện, loài người xuất hiện

27 tháng 2 2018

- Phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa của khu vực
- Các tôn giáo lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo

27 tháng 2 2018

- Phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa của khu vực
- Các tôn giáo lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo

27 tháng 2 2018

a) Diện tích giới hạn

- Biển Việt Nam thuộc biển đông

- Có diện tích hơn 1 triệu km2

- Tiếp giáp với biển của các nước : Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Campuchia, Thái Lan.

b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển

_ Đặc điểm khí hậu

- Chế độ gió:

+ Mạnh hơn trên đất liền

+ Gió hướng đông bắc từ tháng 10 đến tháng 4. Gió tây nam chiếm ưu thế trong các tháng còn lại

+ tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50m/s

- Chế độ nhiệt:

+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn

+ Biện độ nhiệt trong năm nhỏ

+ Nhiệt độ trung bình : 23 độ c

- Chế độ mưa

+ Lượng mưa ít hơn trên đất liền

+ Trung bình 1100- 1300 mm/năm

_ Đặc điểm hải văn:

- Dòng biển

+Phân thành 2 dòng biển : dòng biển mùa đông và dòng biển mùa hạ

- Chế độ triều

+ Có chế độ nhật triều và bán nhật triều

+ Độ muối trung bình của biển đông là 30-33%

27 tháng 2 2018

Câu hỏi này đã có rất nhiều bạn trả lời. Em vào mục Tìm câu hỏi tương tự để tham khảo nhé!

27 tháng 2 2018

Gồm các nguyên nhân sau:
- Tài nguyên sinh vật :Việt Nam là nước nằm ờ vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật cũng như hệ sinh thái.
- Lãnh thổ VN nằm ở chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điềm tiếp giáp của Đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của đại dương Paxtie với mảng lục đại Á - Âu nên có mặt hầu hết khoáng sản quan trọng trên Trái Đất .
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản thứ 7 trên thế giới.
- Việt Nam nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ nén, ép thường tạo ra mỏ than ( Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn thường tạo ra mỏ dầu ( vùng biển phía Đông Nam).
- Dầu khí, sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Austraylia và Chile, đất hiếm đứng sau Trung Quốc và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á.

26 tháng 2 2018

1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên và khoáng sản

- Qua thăm dò, nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau.

- Một số khoáng sản nước ta trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, bô xít, đồng, crôm.

2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta

- Giai đoạn tiền Cambri có các mỏ than, chì, đồng, sắt, đá quý phân bố ở các nền cổ Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum.

- Giai đoạn cổ kiến tạo: giai đoạn có nhiều vận động kiến tạo núi lớn nên hình thành nhiều loại khoáng sản, phân bố rộng trên lãnh thổ như apatít, mangan, titan, ...

- Giai đoạn Tân kiến tạo: do hoạt động của ngoại lực, nước ta đã hình thành các mỏ dầu, khí tự nhiên, than nâu, than bùn, tập trung ở thềm lục địa và dưới các đồng bằng châu thổ lớn.

26 tháng 2 2018

*

- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo. a) Giai đoạn Tiền Cambri
Giai đoạn này có các mỏ than chì, đồng, sắt, đá quý... phân bố tại các nén cổ, đã bị biến chất mạnh như khu nền cổ Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum...
b) Giai đoạn Cổ kiến tạo
Giai đoạn này có nhiều vận động tạo núi lớn, đã sản sinh rất nhiều loại khoáng sản và phân bố trên khắp lãnh thổ nước ta. Các khoáng sản chính là apatit, than, sát, thiếc, mangan, titan, vàng, đất hiếm, bôxit trầm tích, đá vôi, đá quý...
c)Giai đoạn Tân kiến tạo
Khoáng sản chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn tập trung ờ các bồn trầm tích ngoài thềm lục địa và dưới đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long..., các mỏ bôxit (quặng nhôm) ở Tây Nguyên.

17 tháng 2 2019

- Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ II:

+ Nguồn lao động rẻ ( do dân số đông )
+ Tài nguyên phong phú (giàu kim loại màu, dầu mỏ, gỗ...)
+ Nhiều nông phẩm nhiệt đới ( lúa gạo, cao su, cà phê,cọ dầu, lạc...)
+ Tranh thủ được vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ ( Đầu tư của Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu...)

27 tháng 2 2018

a) Vẽ biểu đồ :

* Sản lượng lúa của khu vực Đông Nam Á :

Bài 16 : Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

* Sản lượng cà Phê của khu vực Đông Nam Á :

Bài 16 : Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á