K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2020

Kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi:

- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ:

- Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khuungr hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.

- Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.

-Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung, thiếu một đường lối đánh giặc đúng đắn, nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn, làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa đều lần lượt bị đàn áp.

- Không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm của cha ông đi trước.

P/S : Good Luck
~Best Best~

6 tháng 3 2020

Cảm ơn bạn, nhưng ý mình là nêu sự khác nhau và giống nhau.

Xin lỗi vì ko nói ở câu hỏi nhé!!

TL
5 tháng 3 2020
Nhà nước thời Lý - Trần Nhà nước thời Lê sơ
Thành phần quan lại Chủ yếu là quý tộc, vương hầu Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
Tổ chức bộ máy chính quyền

- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

5 tháng 3 2020

– Tính tập quyền:

+ Nhà Lê sơ tính tập quyền cao hơn hẳn thời Lý – Trần. Vua nắm mọi quyền hành, bãi bỏ các chức vụ cao, mọi việc đều do vua trực tiếp cai quản.

+ Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn.

– Việc tuyển chọn quan lại:

+ Ở nhà Lê sơ muốn làm quan cần phải có học thức (chủ yếu học tư tưởng của Nho gia) sau đó được tuyển chọn bằng khoa cử nên chọn được nhiều nhân tài ra giúp nước. => là nhà nước quân chủ quan liêu.

+ Thời Lý – Trần những chức vụ quan trọng và quan lại trong triều đình chủ yếu là con cháu của vua hay là họ hàng, những người thân thích của hoàng tộc. => là nhà nước quân chủ quý tộc.

Chúc bạn học tốt!

TL
5 tháng 3 2020

- Ngô : Ngô Quyền , Ngô Xương Ngập , Ngô Xương Văn ,...

- Trần : Trần Quốc Tuấn , Trần Quốc Toản , Trần Thủ Độ , Trần Nhân Tông , Trần Thánh Tông , Trần Khánh Dư , ...

- Lê : Lê Thánh Tông , Lê Thái Tổ , Lê Thái Tông , Lê Nhân Tông , Lê Đại Hành , Lê Long Đĩnh , ( Hậu - tiền lê )

- Lý : Lý Thường Kiệt , Lí Bí , ...

- Thục : An Dương Vương - Thục Phán , ...

- Hồ : Hồ Quý Ly , ...

5 tháng 3 2020

- Ngô : Ngô Quyền , Ngô Xương Ngập , Ngô Xương Văn ,...

- Đinh: Đinh Tiên Hoàng.

- Trần : Trần Quốc Tuấn , Trần Quốc Toản , Trần Thủ Độ , Trần Nhân Tông , Trần Thánh Tông , Trần Khánh Dư , ...

- Lê : Lê Thánh Tông , Lê Thái Tổ , Lê Thái Tông , Lê Nhân Tông , Lê Đại Hành , Lê Long Đĩnh , ( Hậu - tiền lê )

- Lý : Lý Thường Kiệt , Lí Bí , ...

- Thục : An Dương Vương - Thục Phán , ...

- Hồ : Hồ Quý Ly , ...

- Học tập thật tốt, trở thành con ngoan trò giỏi,cháu ngoan bác hồ.

- Trở thành người có ích cho xã hội.

- Tuyên truyền truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

- Biết ơn, tưởng nhớ các vị anh hùng.

5 tháng 3 2020

Thiên tài thế! Đánh đại trúng luôn ak

5 tháng 3 2020

2.S

3.S

4.Đ

5 tháng 3 2020
GIÁO DỤC NƯỚC TA TỪ THẾ KỈ X-XV:
- 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu
- 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức tại kinh thành
- từ thế kỉ XI-XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan lại và người tài cho đất nước
- Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng: cứ 3 năm có 1 kì thi hội để chọn tiến sĩ
- Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức 13 khoa thi Hội.
- 1484, nhà nuớc quyết định dựng bia, ghi tên tiến sĩ.
- Tuy nhiên giáo dục Nho học ko tạo điều kiện phát triển kinh tế.
HỆ QUẢ CM CÔNG NGHIỆP:
- CMCN đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nâng cao năng suất lao động, hành thành các trung tâm kinh tế và thành phố lớn
- Về Xh : CMCN dẫn đến sự xuất hiện 2 giai cấp: tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản bóc lột vô sản dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt. Bắt đầu xuất hiện các cuộc đấu tranh giai cấp trong XH tư bản
Ý NGHĨA VIỆC DỰNG BIA (cái này mình lấy trong bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia):
- Khuyến khích nhân tài
- Giúp nhând ân noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác
- Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài
5 tháng 3 2020

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

⇒ Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

5 tháng 3 2020

*Bảng đặc điểm diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.

Nội dung Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Thời gian 1075 - 1077
Đường lối kháng chiến

- “Tiên phát chế nhân”

- Xây dựng hệ thống phòng ngự vững chắc.

- Chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí địch.

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến.

- Kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo.

Những tấm gương tiêu biểu Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông, Tông Đản, Thân Cảnh Phúc,…
Ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc

- Các tù trưởng chiêu mộ binh lính đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

- Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng,...

Nguyên nhân thắng lợi

- Tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ, truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

Ý nghĩa

- Đập tan ý chí xâm lược của nhà Tống. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân.

- Góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

5 tháng 3 2020

Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

- Khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).

- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.

- Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.

- Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).

5 tháng 3 2020

Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

- Khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).

- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.

- Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.

- Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh)

27 tháng 3 2020

- Dưới thời Lê Thánh Tông , Đại Việt phát triển cực thịnh về mọi mặt về kinh tế ,văn hóa ,xã hội ,giáo dục ,quân sự .Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ như thế này .Lãnh thổ thời đại này tiếp tục được mở rộng ra hơn nữa .Để đáp ứng nền quân sự phát triển mạnh mẽ ,nền kinh tế được phát triển thông qua buôn bán trong nước và thông thương với nước ngoài.

Chúc bn học tốt !

27 tháng 3 2020

à nhon

5 tháng 3 2020

Câu 1.

1. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

- Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới.

- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...

- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

2. Lê Thánh Tông (1442 - 1497).

- Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV.

- Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ: sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.

- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh..., tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).

3. Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)

- Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV.

- Đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn.

- Ông là một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.

4. Lương Thế Vinh.

- Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua và dân coi trọng.

- Ông còn là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Với những công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).

- Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất"; đến nay còn gọi là "Trạng Lường".

Câu 3. Diễn biễn:

Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).

Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là "quân ba chỏm". Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.

Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã có ý nghĩa:

- Góp phần thúc đẩy quá trình sụp đổ của nhà Lê diễn ra nhanh chóng.

- Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân chống lại một nhà nước phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu. Thể hiện tình trạng mâu thuẫn xã hội gay gắt ở đầu thế kỉ XVI.

5 tháng 3 2020

Cho mình câu 2 đc ko