K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2018

Anh NgốcThảo Phương Hùng NguyễnMinh Hiền TrầnNhóc NgốcNguyễn Phương TrâmHàn VũĐoàn Đỗ Duy TùngDark Bang SilentBình Trần ThịThảo Phương phương linhFa ChâuCông chúa ánh dươngphan thị khánh huyềnHà Yến Nhinguyễn thị thảo ngânPhạm Hoàng GiangThành ĐạtTrần Nguyễn Bảo QuyênNguyễn Đỗ NgọcMai Nguyễn๖ۣۜÁc☼๖ۣۜQuỷTrần Ngọc ĐịnhLinh DiệuĐỗ Hương Giang

help me too

Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng.

Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng hiện này đó chính là do hoạt động khai thác một các bừa bãi, cùng với việc sử dụng tài nguyên lãng phí, và do công tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền địa phương.
Cụ thể như là tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với tài nguyên nước của chúng ta và theo dự báo đến năm 2025, 2/3 người trên thế giới có thể sẽ phải sống trong những vùng thiếu nước trầm trọng.

Tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt sau việc khai thác quá mức và sử dụng lãng phí. Tài nguyên đất thì cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như đất nông nghiệp đang bị chuyển dần qua đất phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ, đất bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày một tăng.
1 tháng 3 2018

Cả học kì II hả bạn....Hay chỉ đến giữa kì thôi

1 tháng 3 2018

Ôn hsg á bạn

3 tháng 3 2018

- có 2 dạng bờ biển chính đó là bờ biển bồi tụ (vùng đồng bằng )và bờ biển mài mòn(chân núi , hải đảo từ Đà nẵng đến Vũng tàu )

Đặc điểm

- Bồi tụ: có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản

- Mài mòn :rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.

Do được hình thành và phát triển trên nhiều đơn vị cấu trúc địa chất chất khác nhau và có sự phân dị rõ rệt về khí hậu, chế độ thủy-hải văn, nên địa hình bờ biển và các đảo rất phong phú và đa dạng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu địa mạo bờ biển [2, 3], có thể chia địa hình dải bờ biển Việt Nam thành 4 vùng: Vùng I: Bờ tây vịnh Bắc Bộ từ Móng Cái đến Hải Vân và được chia thành 4 phụ vùng; Vùng II: Bờ biển Nam Trung Bộ từ Hải Vân đến Cà Ná; Vùng III: Bờ biển Bình Thuận và Nam Bộ từ Cà Ná đến Cà Mau và được chia thành 2 phụ vùng và Vùng IV: Bờ đông vịnh Thái Lan từ Cà Mau đến Hà Tiên

1 tháng 3 2018

* Đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng:

- Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.

- Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.

* Đặc điểm địa hình đồng bằng sông cửu long:

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển.

* Đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải Trung Bộ:

- Duyên hải miền Trung thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đông - Tây (trung bình 40 - 50km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi.

16 tháng 5 2018

Đặc điểm chung của địa hình

Thông tin chứng minh

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình dưới 1000m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%

- Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ

Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp

- Vận động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa…

- Trong từng bậc địa hình còn có các bậc địa hình nhỏ: bề mặt san bằng, cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển…

- Hướng nghiêng địa hình: TB-ĐN

- Hướng núi chính: TB-ĐN và vòng cung

Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

- Quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi: hiện tượng cacxto, các khe rãnh, xói mòn…

- Quá trình bồi tụ ở vùng đồng bằng: ĐBSH, ĐBDH miền trung, ĐB SCL

- Tác động của con người

+ Đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi

+ Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản làm mất các ngọn núi, quả đồi⟹ địa hình bị san bằng (ví dụ các núi đá vôi ở Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh bị khai thác sản xuất xi măng)

- Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên (Ven biển Hạ Long - Quảng Ninh)

Chúc em học tốt!

18 tháng 5 2018

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn song Hồng đến dãy Bạch Mã.

● Hướng vong cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

1 tháng 3 2018


Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng:

- Cùng nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa
- Cùng có nền văn minh lúa nước, cùng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc
- Phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa của khu vực
- Các tôn giáo lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo
==> tạo thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển của các nước trong khu vực

Từ lâu, người dân Đông Nam Á có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất là bởi vì dân cư Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, cùng sống trong môi trường nhiệt đới gió mùa, cùng nền văn minh lúa nước, vị trí là cầu nối giữa đất liền và hải đảo…

1 tháng 3 2018

xin link face ahihi

1 tháng 3 2018

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
- Địa hình Việt Nam đa dạng và nhiều kiểu loại trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, là bộ phận quan trọng nhất
- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích
- Địa hình nước ta có 2 hướng chính: TB – ĐN và hướng vòng cung
2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:
- Sự nâng cao với biên độ lớn điển hình: Hoàng Liên Sơn ( Phan-Xi-Păng, Phu Luông )
- Sự cắt xẻ sâu của dòng nước, điển hình thung lũng sông Đà, sông Mã…
- Địa hình cao nguyên badan cạnh các đứt gãy sâu Tây Nguyên và Nam Trung Bộ…
- Sự sụt lún sâu, rộng tạo điều kiện hình thành các đồng bằng trẻ sông Hồng, sông Cửu Long, vịnh Hạ Long.
- Địa hình nước ta có 2 hướng chính: TB – ĐN và hướng vòng cung
- Vận động tạo núi ở giai đọan Tân kiến tạo làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người:
- Đất đá trên bề mặt bị phong hóa mạnh mẽ
- Các khối núi bị cắt xẻ xâm thực, xói mòn
-> Địa hình luôn biến đổi sâu sắc do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa và do sự khai thác của con người

1 tháng 3 2018
Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa,
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.

Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Câu 1:cho biết tỉnh thành nào sau đay vừa giáp biển vừa giáp Trung quốc a.đà năng b.hà giang.c.quảng ninh d.thừa thiên huế Câu 2:Nhận định nào sau đây ko đúng với đặc điểm khoáng sản việt anm: a.giàu trữ lượng b.giàu điểm quặng c.giàu chủng loại d.giàu các mỏ Câu 3: mảng kiến tạo hà nội và tây nam bộ được hình thành ở giai đoạn kiến tạo nào: a.tiền cam-bri b.cổ kiến tạo c.tân kiến tạo d.cả...
Đọc tiếp

Câu 1:cho biết tỉnh thành nào sau đay vừa giáp biển vừa giáp Trung quốc

a.đà năng

b.hà giang.c.quảng ninh

d.thừa thiên huế

Câu 2:Nhận định nào sau đây ko đúng với đặc điểm khoáng sản việt anm:

a.giàu trữ lượng

b.giàu điểm quặng

c.giàu chủng loại

d.giàu các mỏ

Câu 3: mảng kiến tạo hà nội và tây nam bộ được hình thành ở giai đoạn kiến tạo nào:

a.tiền cam-bri

b.cổ kiến tạo

c.tân kiến tạo

d.cả ba giia đoạn trên

Câu 4; hai khu vực điển hình cho môi trường nhiệt đới gió mùa:

a.bắc á-đông á

b.đông á-đông nam á

c.đông nam á-nam á

d.nam á -tây nam á

Câu 5:Cam-pu-chia thuộc kiểu khí hậu gì

a.cận nhiệt đới

b.nhiệt đới gió mùa

c.cận xíchs đạo

d.xích đạo

Câu 6:quốc gia nào ở đông nam á vừa có lãnh thổ ở bán đảo vừa ở đảo:

a.thái lan

b.ma-lai-xi-a

c.in-đo-nê-xi-a

d.lào

1
1 tháng 3 2018

Câu 1:cho biết tỉnh thành nào sau đay vừa giáp biển vừa giáp Trung quốc

a.đà năng

b.hà giang.

c.quảng ninh

d.thừa thiên huế

Câu 2:Nhận định nào sau đây ko đúng với đặc điểm khoáng sản việt anm:

a.giàu trữ lượng

b.giàu điểm quặng

c.giàu chủng loại

d.giàu các mỏ

Câu 3: mảng kiến tạo hà nội và tây nam bộ được hình thành ở giai đoạn kiến tạo nào:

a.tiền cam-bri

b.cổ kiến tạo

c.tân kiến tạo

d.cả ba giia đoạn trên

Câu 4; hai khu vực điển hình cho môi trường nhiệt đới gió mùa:

a.bắc á-đông á

b.đông á-đông nam á

c.đông nam á-nam á

d.nam á -tây nam á

Câu 5:Cam-pu-chia thuộc kiểu khí hậu gì

a.cận nhiệt đới

b.nhiệt đới gió mùa

c.cận xíchs đạo

d.xích đạo

Câu 6:quốc gia nào ở đông nam á vừa có lãnh thổ ở bán đảo vừa ở đảo:

a.thái lan

b.ma-lai-xi-a

c.in-đo-nê-xi-a

d.lào

1 tháng 3 2018

- Đi dọc kinh tuyến 108"Đ, đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên: Kon Tum, Đắk Lắc, Mơ Nông và Di Linh.Có các dạng địa hình như granit và biến chất, badan, trầm tích

24 tháng 2 2019

Bạch Mã đến phan thiết có dang địa hình lần lượt là : Đồi , Núi , cao nguyên, Đồng bằng

(đây là phần bài của cô mình chữa nên mình nghĩ kết quả trên là hoàn toàn đúng)