các bạn có thể kể tóm tắt câu chuyện bánh chưng bánh giày cho mik được ko? cảm ơn các bạn nhiều
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ ghép và từ láy giống nhau: đều có từ 2 âm tiếng trở lên tạo thành
- Khác nhau:
+ Từ ghép: được tạo ra bằng các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau
+ Từ láy: được tạo ra bởi quan hệ láy âm giữa các tiếng.
Biện pháp ẩn dụ : tiếng rơi rất mỏng.
TD : Âm thanh vốn được ta nghe , được ta cảm nhận bằng thính giác , thế nhưng ,trong câu thơ này , nhà thơ đã cảm nhận tiếng rơi của lá bằng xúc giác : rất mỏng.Như vậy , bằng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác , nhà thơ Trần Đăng Khoa đã khiến cho hình ảnh chiếc lá rơi ngoài thềm vô cùng sinh động , tinh tế . Người đọc như đã được chạm tay vào , được nhìn thấy tận mắt chiếc lá rơi nhẹ , mỏng , vô cùng yên tĩnh. Qua đó , tái hiện không gian nơi Côn Sơn vô cùng yên tĩnh , tĩnh lặng. Đồng thời , thấy được tâm hồn tinh tế , nhạy cảm , yêu thiên nhiên vô cùng của Trần Đăng Khoa.
''''Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là người vợ của mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Khi đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra kiểu thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.'''
=>Thoáng đã mấy năm trời,Sọ Dừa một ngày nhìn thấy hai người đàn bà đói khổ trên đường đi xứ.Lòng thương người thôi thúc chàng giúp đỡ cho hai người đàn bà ấy.Khi chàng đến đỡ,họ liền che mặt đi.Hóa ra,đấy là hai cô chị năm xưa đã nỡ bỏ đi không một lời từ biệt,là hai cô chị năm xưa lỡ hại cô em gái ruột mà không lời xin lỗi.Sọ Dừa thấy vậy không khỏi xót xa,liền đưa hai cô chị trở về nhà.
Chồng về,cô út liền nhanh chóng ra đón chồng đi xa trở về.Nghe chồng kể lại câu chuyện,nàng không hề than trách hai người chị mà còn tiếp đãi nồng hậu hơn,cho họ ăn mặc đủ đầy.Cảm động bởi lòng tốt của hai vợ chồng Sọ Dừa,hai cô chị đã xin lỗi và tự nguyện ở lại chăm sóc cho gia đình hai người...Và từ đó,căn nhà không bao giờ vắng tiếng cười...
Phải tôi thì tôi đập cho mấy phát :)
Cứu được vợ rồi, Sọ Dừa rất vui. Hai vợ chồng mừng mừng tủi tủi ôm lấy nhau. Nhưng khi về đến nhà, Sọ Dừa không đưa vợ ra gặp mặt mọi người mà chàng giấu vợ trong buồng.
Gặp mọi người, chàng tỏ vẻ buồn tủi vì không tìm thấy vợ. Nhìn vẻ mặt buồn rầu của chàng, phú ông và hai cô chị liền đến an ủi chàng. Phú ông nói: "Con à, con đã đỗ trạng nguyên. Giờ đây đáng lẽ vợ chồng con phải vui mừng đoàn tụ, con gái út ta số phận thật hẩm hiu, chẳng chờ được ngày con vinh quy bái tổ. Hẳn dưới suối vàng, nó cũng mừng cho con. Thôi, con hãy bớt đau buồn". Phú ông nhìn con rể mà lòng buồn rười rượi. Ông thấy thương cho con rể và cô con gái út vốn đẹp người đẹp nết. Còn hai cô chị thì đưa mắt nhìn nhau, thầm mừng cho mục đích của mình đã thành công tốt đẹp. Nhưng họ vẫn giả vờ khóc lóc, thương cho cô em mình số phận hẩm hiu và trách Sọ Dừa sao lâu trở về, khiến em gái mình sầu muộn. Nhìn họ khóc lóc mà Sọ Dừa càng thêm ghét. Chàng thấy họ thật đáng sợ. Để cho hai cô chị diễn xong màn kịch của người chị thương em gái thì Sọ Dừa mới gọi vợ từ trong buồng bước ra. Nhìn thấy cô út, hai người chị đờ cả người. Họ tưởng hồn ma cô út hiện về. Họ rú lên. Nhưng cô út từ tốn đi lại: "Các chị đừng sợ. Em đã không chết mà nhờ các thứ chồng em đem cho nên em thoát chết". Phú ông nhìn thấy con gái, mừng rỡ chạy đến, ôm chầm lấy con. Cô út ôm cha thật chặt và nàng kể cho cha nghe âm mưu định cướp chồng của hai chị gái. Nghe xong câu chuyện, Phú ông vô cùng tức giận, định đánh hai đứa con gái lớn nhưng nàng út xin cha tha cho các chị. Trước tấm lòng vị tha và nhân hậu của cô út, hai người chị vô cùng xấu hổ. Họ hứa sẽ thay đổi tính tình.
Từ đó, vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc. Ít lâu sau, cô út sinh hạ được một đứa con trai. Từ đó, ngôi nhà của Sọ Dừa lúc nào cũng đầy ắp tiếng nói, tiếng cười.
Vào giờ ra chơi buổi trưa hôm ấy,Nam và minh đi tới cổng sau trường với vẻ lén lút ,một rạp xiếc đang ở đằng kia .
Nam nói:"Ngoài kia có rạp xiếc vui quá ,ra kia xem đi"
Minh trầm ngâm suy nghĩ và nói
"được đấy"
Nam và Minh trèo qua vách tường ấy ,bỗng có một người phía sau Nam núm lấy cái chân cậu và nói:
"Cậu này lớp nào đây,sau hết giờ rồi mà còn trèo tường ,định trốn học hả:
Nam khóc
Minh thấy thế ,liền chạy đi ,bỏ mặc Nam bị bảo vẹ nắm đuội áo.
Cậu chạy về hướng lớp ,nhưng ko dám vào vì sợ cô la
Cô giáo nhẹ nhàng đi hướng về phía cậu,cô nói:
"Ko sao đâu,ai cũng mắc sai lầm .Chỉ cần em biết sửa lỗi sai thôi"
Minh ngạc nhiên và thầm nghĩ trong đầu tại sao cô giáo biết mình trốn học đi xem xiếc
,cậu nhìn vào bên trong lớp học thấy Nam đang ngồi trên chiecs ghế.
Về nhà,cậu bị ba mẹ la mắng,cậu rất hối hận vì ko nghe lời thầy cô và cha mẹ
cậu nghĩ giá như mình nghe lời thầy cô thì đâu có như thế này
alll by me
ko chép mạng
trần huy nhật ko chép mạng nhưng chép ở sgk lớp 2 đúng ko hả ???????????
3 ý trả lời câu hỏi
=>Vì Lạc Long Quân là con của thần Long Nữ dưới biển sâu,và mẹ Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông.
=>Hai người là đại diện của sự liên kết của tất cả người dân Việt Nam
=>Và 2 người họ đều xuất thân từ dòng dõi cao quý,chỉ rằng người dân Việt Nam là con cháu của họ
I. Mở bài
“Thánh Gióng” là một truyện dân gian đáng yêu nhất (trong kho tàng văn học Việt Nam).
– Anh hùng Gióng tiêu biểu cho lòng yêu nước, quyết tâm thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đặc biệt của thỉếu niên Việt Nam.
II. Thân bài
1) Cậu bé làng Gióng ra đời
– Đời Hùng Vương thứ 6
– Cha mẹ cậu Gióng: chăm làm ăn, phúc đức, ao ước có con.
– Mẹ cậu Gióng ra đồng, đặt chân mình lên vết chân khổng lồ trên đường ướm thử, về nhà thụ thai mười hai tháng.
– Cậu bé làng Gióng ra đời: Mặt mũi khôi ngô, ba tuổi vẫn không biết đi, biết nói, biết cười.
2) Sự lớn lên kì diệu của cậu bé Gióng
– Giặc Ân, thế rất mạnh, đến xâm chiếm nước ta. Vua truyền sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
– Cậu Gióng nói lời đầu tiên với mẹ: Mời sứ giả, lời thứ hai: tâu vua sắm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, mũ sắt.
– Cậu Gióng lớn nhanh như thổi (ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ), cha mẹ Gióng nhờ bà con, làng xóm gom góp thóc gạo nuôi Gióng, ai cũng sẵn lòng.
3) Chàng trai làng Gióng xung trận
– Thế nước rất nguy, giặc đến chân núi Trâu, người người hoảng hốt, sứ giả đem ngựa, roi, áo giáp sắt đến cho Gióng.
– Cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt: vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang.
– Tráng sĩ phi ngựa tiến thẳng tới nơi có giặc; đánh đón đầu giặc; giết hết lớp này đến lớp khác; giặc chết như rạ. Roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổ tre cạnh đường quật vào giặc; ngựa phun lửa. Giặc tan tác.
4) Tráng sĩ Gióng bay lên trời
– Đuổi giặc đến núi Ninh Sóc, tráng sĩ cởi bỏ giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
– Nhớ ơn cứu nước, Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà.
5) Vết tích còn lại
– Làng Gióng và đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Hội Gióng vào tháng tư hàng năm.
– Những bụi tre đằng ngà, bị ngựa phun lửa cháy, ngả màu vàng óng, ở huyện Gia Bình.
– Những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp; lửa do ngựa phun ra thiêu cháy một làng nay gọi là làng Cháy.
III. Kết bài
Niềm ao ước được một lần về dự hội Gióng, về thăm quê hương Phù Đổng Thiên Vương, niềm tự hào củà nhân dân nước Việt, của thiếu niên Viêt Nam.
I. Mở bài
- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mị Nương.
- Vua muốn kén rể xứng đáng.
II. Thân bài
1. Hai người tài cùng đến cầu hôn
a. Sơn Tinh
- Người vùng Tản Viên.
- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.
b. Thủy Tinh
- Người ở miền biển.
- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.
c. Hùng Vương băn khoăn
- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.
- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mị Nương làm vợ.
- Lễ vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
2. Cuộc giao tranh dữ dội.
a. Nguyên nhân
- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.
- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mị Nương.
b. Diễn biến cuộc giao tranh.
- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.
- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.
- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.
III. Kết bài
Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.
lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ 18, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.
Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, cả hai mươi người con, ai cũng đều giỏi giang nên vua không thể lựa chọn được người sẽ nối nghiệp mình. Nhà vua luôn nói với những người con trai của mình rằng, người được lựa chọn không nhất thiết phải là con trưởng, người con nào làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương của mình thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho.
Các lang đều đua nhau sắm những lễ vật thật hâu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Do ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà chàng không có của để, thứ duy nhất chàng có là lúa. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.
Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên.