K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2017

mấy bạn ới cho mình hỏi

hãy nêu 2 kiểu khí hậu ở châu á ?

giúp với

14 tháng 11 2017

Lớp mấy z hả bạn Lê Thùy Dương

Đề thi đánh giá năng lực

14 tháng 11 2017

1. Cây lúa được trồng nhiều nhất ở 2 vùng đồng bằng châu thổ (ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long). Do ở 2 vùng này có các điều kiện phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa: ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước, cần nhiều công chăm sóc, đất phù sa màu mỡ (em có thể phân tích kĩ ra nhé)

14 tháng 11 2017

2. Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên do

*ĐKTN

- Vùng có khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho cây cà phê phát triển

- Khí hậu có mùa mưa và mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc trồng trọt, thu hoạch và bảo quản.

- Có diện tích đất badan lớn

- Có các cao nguyên xếp tầng trung bình từ 600-800m, rộng và tương đối bằng phẳng

*ĐK KT-XH

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cà phê

- Thị trường ngày càng mở rộng, đã có thương hiệu cà phê nổi tiếng

- Nguồn vốn ngày càng nhiều hơn...

22 tháng 10 2017

Hướng dẫn vẽ biểu đồ Miền (địa lý)

đó ko bít nữa leuleu làm bừa đấy

14 tháng 11 2017

Trước tiên, em khái quát về vị trí của hai miền nhé

*Giống nhau

- Có đủ các dạng địa hình: núi cao, đồi, đồng bằng , thềm lục địa nhưng đồi núi chiếm phần lớn diện tích

- Địa hình đều là những vùng được trẻ lại do vận động Tân sinh

- Có nhiều dãy núi lan ra sát biển được hình thành do phù sao sông và biển. Hướng nghiêng của vùng thấp dần ra biển (TB-ĐN)

- Địa hình có sự phân bậc rõ nét, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông ngòi khá dày đặc do các vận động địa chất kết hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Đồng bằng hằng năm vẫn tiếp tục phát triển do những đồng bằng được hình thành từ kỉ Đệ tứ

*Khác nhau

a.Hướng nghiêng

- TB-BTB: Tây bắc- đông nam

- NTB và NB: rất phức tạp (d/c)

b. Bộ phận đồi núi và đồng bằng

Khu vực

TB-BTB

NTB và NB

Đồi núi

Độ cao

Cao hơn (d/c)

thấp hơn (d/c)

Độ dốc và độ cắt xẻ

Cao hơn (d/c)

Thấp hơn (d/c)

Hướng núi

chủ yếu TB-ĐN

Chính là vòng cung

Đồng bằng

- Có dải đồng bằng nhỏ hẹp xu hướng hẹp dần về phía nam (d/c), do các dãy núi ăn ra sát biển, thềm lục địa nhỏ, phù sa không nhiều

- Tốc độ lấn ra biển thấp hơn

- ngoài dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển còn có đồng bằng Nam Bộ với diện tích lớn nhất trong các đồng bằng

- Tốc độ lấn biển lớn hơn

14 tháng 11 2017

Em quan sát lại hình này nhé

Hỏi đáp Địa lý

17 tháng 9 2017

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á nên nhiệt độ và lượng mưa chịu sự chi phối của gió mùa .gió mùa mùa đông mang lại cho chúng ta kiểu thời tiết lạnh và khô có mưa phùn vào cuối mùa ,đây là kiểu khí hậu thích hợp các loại cây trồng ưa lạnh như xu hào ,cải bắp ,xà lách , cà chua, ...Gió mùa mùa hạ lại mang lại cho chúng ta kiểu khí hậu nóng ẩm mưa nhiều , đây là kiểu khí hậu rất thich hợp vơi các loại cây ưa nóng như bầu, bí, mướp,các loại quả ...
vậy qua đó chúng ta có thể thấy khí hậu ảnh hưởng tới sự phân bố mùa vụ trong nông nghiệp ở nước ta là rất lớn ,mỗi mùa thích hợp với một loại cây trồng , vật nuôi khác nhau .
Ngoài ra do đất nước ta kéo dài theo hướng B-N nên sự phân bố cây trồng và vật nuôi cũng có sự phân hóa theo không gian địa lí .

22 tháng 9 2017

ĐỀ BÀI

Câu 1 : (3,0 điểm)

Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp Bắc Mĩ?

Câu 2: (3,5 điểm)

Tại sao ở châu Đại Dương: các đảo và quần đảo có khí hậu nóng, ẩm và điều hòa nhưng đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a lại khô hạn?

Câu 3: (3,5 điểm)

Dựa vào 2 biểu đồ nhiệt đồ và lượng mưa sau: So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt và lượng mưa giữa khí hậu ôn đới lục địa và ôn đới hải dương?

26 tháng 12 2017

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là:
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh
Địa hình châu Á
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...

* Hướng của hệ thống núi

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...

*Sự phân bố địa hình

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

=> Từ đó ta thấy được rằng địa hình Châu Á đặc biệt hơn hẳn so với các châu lục khác.

31 tháng 7 2017

NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI

Công cuộc Đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thê hiện ở ba mặt chủ yếu:

- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lành thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyên dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.

Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

2. Nhũng thành tựu và thách thức

Nển kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, tạo đà thuận lợi cho sự phát triển trong những năm tới. Kinh tế tăng trưởng tương đối vừng chắc. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng nghiệp hoá: trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư của nước ngoài. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nước ta cũng phải vượt qua nhiều khó khăn. Ở nhiều tinh, huyện, nhất là ở miền núi vần còn các xã nghèo. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm, vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo,... vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Những biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA (Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam A), Hiệp định thương mại Việt - Mì. gia nhập WTO,... đòi hỏi nhân dân ta phải nô lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ hội và vượt qua thử thách.

Nhờ những thành tựu của công cuộc Đổi mới, cơ cấu kinh tê' của nước ta có những biến đổi mạnh mẽ. Từ năm 1996, nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

30 tháng 7 2017

Lo

Nó sang mk k biết nên lấy gì mà ăn đây

31 tháng 12 2017

ko lo ,

thứ nhất : IS ko có rảnh để khủng bố VN ta đâu , nước mik thế này khủng bố chi cho mệt

thứ hai : IS chỉ khủng bố mấy nước theo đạo Hồi thôi , VN ta chỉ theo đạo Phật mà , sao khủng bố đc