Mọi người ơi giúp mình nhé. Sáng ngày kia ra là mình phải cần rồi.Thank mọi người nhìu lắm. Nha
Đề bài:Em hãy tả lại hình ảnh mẹ em trong một lần chăm sóc em ốm.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm. Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu tử, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin – thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chử Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn – người cha hết mực thương còn. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội. vân minh hơn, thì tình thương càng phải được, đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình.Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.
Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng
+ Đứa con: nằm ngủ và không có một mối bận tâm nào -> Háo hức, thanh thản, nhẹ nhàng
+ Người mẹ: thao tức, chuẩn bị đồ dùng cho con, trằn trọc suy nghĩ -> Bâng khuâng, xao xuyến, trằn trọc, suy nghĩ miên man
-Tình cảm của người mẹ đối với con
Mẹ yêu thương con, lo lắng, chăm sóc, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho ngày khai trường đầu tiên của conngười mẹ lo lắn cho đứa con nhỏ trong ngày dầu tiên tới trường người mẹ nhân hậu lo lắng cho đứa con
Mẹ đưa con đến trường với niềm tin và kì vọng vào con.
- Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ
+ Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết.
+ Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người.
+ Mở ra ước mơ, tương lai cho con người.
trả lời
Doraemon , tên thường gọi tại Việt Nam là Đôrêmon, là một nhân vật thuộc loại robot phỏng hình mèo trong bộ truyện và phim hoạt hình cùng tên. Doraemon sinh ngày 3 tháng 9 năm 2112. Cậu có thân hình béo tròn, da màu xanh lam, không có tai do bị chuột gặm mất. Ban đầu, cậu đến sống và giúp đỡ cho Nobi Sewashi (Nôbitô). Do thắc mắc hoàn cảnh sa sút của gia đình Sewashi, Doraemon dùng Cỗ máy thời gian quay lại quá khứ vào thế kỉ XX (20) để tìm hiểu lý do. Cậu đã phát hiện ra nguyên nhân là Nobi Nobita - cụ tổ của Sewashi - do hậu đậu vụng về nên sau này khiến cho đời sống con cháu cũng khó khăn theo. Vậy là Doraemon quyết định đến sống cùng Nobita để giúp đỡ, hướng dẫn và chăm sóc cậu ta trong những lúc khó khăn nhưng cũng hay thương Nobita. Cậu là một người hiền lành, hòa đồng với bạn bè mình.
Im lặng ghê thế , gà :v
Shin-chan, là một bộ truyện tranh do Yoshito Usui sáng tác và minh họa, kể về cậu bé Shin 5 tuổi với những câu chuyện phiêu lưu cùng với ba mẹ, em gái, chú chó Bạch Tuyết, bạn bè, và cùng những nhân vật khác. Câu truyện có nét vẽ đơn giản, qua đó tác giả đã tạo được vẻ đáng yêu của cậu bé. Nhân vật chính là cậu bé 5 tuổi Nohara Shinnosuke, được tạo ra dựa trên nhân vật Nikaido Shinnosuke của một series khác có cùng tác giả Yoshito Usui mang tên là Darakuya Store Monogatari.
Yoshito Usui tạo ra Shinnosuke vì muốn tả chính bản thân khi ông còn là một đứa trẻ và mang theo những mong ước không thể thực hiện khi ông còn nhỏ. Bên cạnh đó, tác giả muốn tạo ra một cậu bé với quan điểm của "Người Lớn" thông qua đó đặt dấu hỏi về những tiêu chuẩn chung của xã hội và những điều mà người lớn đã áp đặt lên trẻ con.
Phan Thị Mỹ Tâm (sinh ngày 16 tháng 1 năm 1981) là nữ ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Việt Nam. Sinh ra tại Đà Nẵng, cô sớm bộc lộ năng khiếu về âm nhạc và liên tiếp giành chiến thắng tại nhiều cuộc thi ca hát lớn nhỏ lúc còn ở độ tuổi thiếu niên. Cô khởi nghiệp ca hát bằng album đầu tay Mãi yêu (2001) và album kế tiếp Đâu chỉ riêng em (2002) không lâu sau khi tốt nghiệp thủ khoa tại trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Album phòng thu thứ ba, Yesterday & Now (2003) giúp cô lập kỷ lục về doanh số bán ra tại thị trường trong nước.
Trong những năm còn lại của thập niên 2000, Mỹ Tâm phát hành một chuỗi các sản phẩm âm nhạc thành công về mặt chuyên môn và thương mại, bao gồm các album đề cử cho giải Cống hiến Hoàng hôn thức giấc (2005), Vút bay (album)|Vút bay (2006), Trở lại(2008). Năm 2004, Mỹ Tâm tổ chức chương trình biểu diễn "Liveshow Ngày ấy & bây giờ", có mức kinh phí đầu tư lớn nhất tại Việt Nam lúc đó. Trong thập niên 2010, cô thực hiện chuyến lưu diễn "Heartbeat" và phát hành Tâm (2013) và Tâm 9 (2018), liên tiếp gặt hái thành công thương mại. Bên cạnh việc tự sáng tác, cô còn hát các ca khúc của tác giả khác như "Tóc nâu môi trầm", "Họa mi tóc nâu", "Ước gì", "Hát với dòng sông", "Xích lô" hay "Cây đàn sinh viên".
Mỹ Tâm giành được 5 giải Cống hiến, 1 giải Âm nhạc châu Âu của MTV, 11 lần liên tiếp nhận giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" và 3 năm liên tiếp nhận giải "Gương mặt của năm" của Giải thưởng Làn Sóng Xanh. Tại sự kiện Top Asia Corporate Ball 2014 ở Kuala Lumpur, cô thắng giải "Huyền thoại Âm nhạc châu Á" và là "Nghệ sĩ có album bán chạy nhất lãnh thổ" do Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) công nhận trong năm 2014. Cô xuất hiện trong danh sách "Top 50 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam" (2017) do tạp chí Forbes công bố. Cô còn là ca sĩ Việt Nam đầu tiên có một album lọt vào top 10 Billboard World Album vào tháng 1 năm 2018. Mỹ Tâm còn làm giám khảo cho các cuộc thi như Vietnam Idol: Thần tượng Âm nhạc Việt Nam (2012–13), Sao Mai điểm hẹn(2010), Giọng hát Việt (2015), góp mặt trong phim truyền hình Cho một tình yêu (2010). Năm 2019, cô lần đầu đạo diễn phim điện ảnh Chị trợ lý của anh.
~Hok tốt~
1981–2000: Thuở niên thiếu và khởi đầu sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Phan Thị Mỹ Tâm sinh ngày 16 tháng 1 năm 1981 tại Đà Nẵng,[2] quê gốc tại Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.[3] Cô là con út trong một gia đình gồm có tám anh chị em.[3][4][5] Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về âm nhạc,[2] cô từng có 3 năm theo học ba lê từ lúc sáu tuổi, trước khi chuyển sang học chơi guitar và đàn organ.[6] Cho dù thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ và Đoàn đội lúc ở trường,[5][7] cô lại không xem ca hát là sự nghiệp tương lai của mình.[6]
Trong lúc học cấp 2, cô giành giải nhất cuộc thi ca hát toàn trường,[6] đoạt giải A "Liên hoan tiếng hát Miền Trung và Tây Nguyên"[8] và tiếp tục giành Huy chương vàng Giọng hát hay "Xuân 1997" toàn thành phố Đà Nẵng khi mới 16 tuổi.[3][6] Mỹ Tâm từng được chọn vào Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội tại Hà Nội,[6] nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên vào năm 1997, cô đến Thành phố Hồ Chí Minh để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc.[2][9] Cùng năm đó, cô bắt đầu theo học Hệ trung cấp chính quy Khoa thanh nhạc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.[2][10]
Từ năm 1997 đến năm 1998, cô liên tiếp tham gia những hội diễn văn nghệ và các cuộc thi giọng hát hay của Quận và Thành phố.[3] Tháng 4 năm 1998, cô đoạt giải nhất ở hai hội thi đơn ca tại quận Tân Bình và Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 11 cùng năm, cô đến tham dự cuộc thi "Giọng ca vàng" do báo Mực Tím tổ chức.[3] Cô giành chiến thắng chung cuộc trong buổi thi chung kết với bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội".[7][11][12][13]
Vào đầu năm 1999, Mỹ Tâm trở thành ca sĩ độc quyền cho trung tâm Vafaco.[9] Bản thu âm đầu tiên của cô thực hiện dưới sự chỉ đạo của nhạc sĩ Nguyễn Hà,[7][9][13] với ca khúc "Nhé anh".[9] Cùng năm Mỹ Tâm cũng giành giải nhất "Hội diễn văn nghệ ngành Giáo dục TP.HCM 1999 - 2000".[8] Đến giữa năm 2000, khi vừa kết thúc hợp đồng cùng hãng Vafaco, cô đồng sáng tác bài hát đầu tay mang tên "Mãi yêu" cùng nhạc sĩ Nguyễn Quang,[3][13] "Mãi yêu" cùng phần trình bày lại nhạc phẩm "I Love You" của Céline Dion đã giúp cô đạt Huy chương Đồng tại Liên hoan Giọng ca vàng châu Á tại Thượng Hải, Trung Quốc.[7][9][13]
2001–02: Mãi yêu và Đâu chỉ riêng em[sửa | sửa mã nguồn]
Vào tháng 6 năm 2001, Mỹ Tâm tốt nghiệp thủ khoa hệ trung cấp Nhạc viện Thành phố với số điểm 9,5.[14] Để có kết quả này, cô phải hạn chế đi diễn để tập trung vào việc học tập và luyện thanh.[15] Cô phát hành album phòng thu đầu tay mang tựa đề Mãi yêu (2001).[7] Album có sự hợp tác cùng các tác giả Bảo Chấn ("Bài ca đêm"), Võ Thiện Thanh ("Sóng") hay Bảo Phúc ("Tình mãi xanh").[16] Mỹ Tâm đóng góp 2 bài hát tự sáng tác là "Mãi Yêu" và "Tình mơ", nhạc sĩ Quốc Bảo tham gia với 3 nhạc phẩm "Tóc nâu môi trầm", "Hai muơi" và "Em của tôi".[16] Mãi yêu vượt doanh số 54.000 bản.[17] Cùng năm 2001, Mỹ Tâm được Đài truyền hình Việt Nam bình chọn là "Nhân vật tiêu biểu trong năm 2001"[8] và lọt vào "Top 5 ca sĩ triển vọng" tại Giải thưởng âm nhạc Hoa Học Trò lần I do bạn đọc báo Hoa Học Trò bình chọn.[7] Mỹ Tâm còn thực hiện video âm nhạc cho "Nhé anh" và "Tình mãi xanh" trong khuôn khổ cuộc thi VTV - Bài hát tôi yêu năm đầu tiên.[18] Trong đêm trao giải diễn ra vào cuối tháng 9 năm 2002 tại Nhà hát Hòa Bình, cô giành giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" và "Bài hát được yêu thích nhất" cùng video "Nhé anh".[19]
Năm 2002, Mỹ Tâm tổ chức chuyến lưu diễn xuyên Việt đầu tiên cùng nhãn hàng Sunsilk, mang tên "Sunsilk cùng Mỹ Tâm tỏa sáng ước mơ". Chương trình diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng,[20] với dàn dựng đơn giản dành cho đối tượng học sinh, sinh viên.[21] Cũng trong năm này, cô phát hành "Cây đàn sinh viên", đĩa đơn đầu tiên do một hãng băng đĩa sản xuất tại Việt Nam.[22] Do nhạc sĩ Quốc An sáng tác,[23][24] bài hát nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong giới trẻ và sinh viên,[17][25][26] đồng thời mang về cho Mỹ Tâm giải "Nữ ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải thưởng Mai Vàng lần VII.[27] Vào tháng 5, cô cho phát hành đĩa đơn "Ban mai tình yêu" với hình thức của một album rút ngắn và đem về thành công với bài hát "Tình lỡ cách xa" phát hành kèm.[22] Đây được xem là đĩa đơn đầu tiên do một ca sĩ tự sản xuất tại Việt Nam.[22] Cô tiếp tục cho ra mắt đĩa đơn "Hát với dòng sông",[20] một ca khúc sáng tác bởi nhạc sĩ Quốc An và Nhất Huy.[25] Tuy không xuất hiện trong sản phẩm âm nhạc chính thức nào và chỉ trình diễn trong một số chương trình ca nhạc, "Hát với dòng sông" trở thành một trong những bài hát trứ danh cho Mỹ Tâm.[25][28] Bài hát giúp cho Quốc An giành giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích" tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh năm 2002.[29]
Album phòng thu thứ hai của Mỹ Tâm, Đâu chỉ riêng em giới thiệu lần đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tối 17 tháng 12 năm 2002.[30] Trong album, Mỹ Tâm thể hiện lại các nhạc phẩm nước ngoài nổi tiếng: "Poupée de cire, poupée de son" và "Bang Bang (My Baby Shot Me Down)" phổ lời Việt.[31] Video âm nhạc "Giấc mơ tình yêu" mà Mỹ Tâm thực hiện cùng đạo diễn Huỳnh Phúc Điền tại mùa giải VTV - Bài hát tôi yêu thứ 2 đã thắng giải "Video được khán giả yêu thích nhất" và "Video do Hội đồng Nghệ thuật bình chọn" trong buổi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng 12.[32][33] Lần đầu tiên Mỹ Tâm giành giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải thưởng âm nhạc Làn Sóng Xanh 2002.[29]
2003–05: Yesterday & Now và Hoàng hôn thức giấc[sửa | sửa mã nguồn]
Vào tháng 6 năm 2003, Mỹ Tâm tiếp tục cho phát hành album Yesterday & Now (tựa tiếng Việt: Ngày ấy & Bây giờ),[20][34] gồm nhiều sáng tác mới của Trần Huân ("Họa mi tóc nâu"), Võ Thiện Thanh ("Ước gì") và Lê Quang ("Niềm tin chiến thắng").[35] Được xem là "album được yêu thích rộng rãi nhất" của cô,[34] Yesterday & Now vượt 68.000 đĩa vào đầu tháng 3 năm 2005,[36][37] mà đến nay đã đạt trên 100.000 bản[34]—con số kỷ lục tại thị trường âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.[20][34] Định dạng VCD của album này phá vỡ kỷ lục đĩa VCD bán ra tại thị trường Việt Nam, với hơn 80.000 bản tính đến tháng 3 năm 2005.[38] Bài hát "Ước gì" trích từ album mang về giải "Nữ ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải Mai Vànglần IX[39] và giải Làn Sóng Xanh cho "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" thuộc về tác giả Võ Thiện Thanh;[28][40][41] "Niềm tin chiến thắng" là một trong các sáng tác ca khúc cổ vũ thể thao xuất hiện trong Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003, sau đó được hãng Pepsi chuyển nhượng lại làm nhạc hiệu quảng cáo cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam;[42] và "Họa mi tóc nâu" đem về cho tác giả Trần Huân giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh năm 2003.[43] Trong cùng một hạng mục giải thưởng, Mỹ Tâm còn đem về cho nhạc sĩ Võ Thiện Thanh giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" với nhạc phẩm "Xích lô";[20][43] và một giải nữa cho "Ca sĩ được yêu thích nhất".[43] Kết thúc năm 2003, Mỹ Tâm còn mang về giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" do Vietnamnet bình chọ
Chúng ta phải rất tự hào về dân tộc của chúng ta,một dân tộc đứng hàng đầu thế giới ''Khoa học kĩ thuật'':
một vài kỉ lục vui nhé:
1.Người đầu tiên có thể sống dưới nước mà không cần bình dưỡng khí?
2.Người đầu tiên trên thế giới đẻ ra ''trứng' ?
3.Người trẻ tuổi nhất hành tinh bay vào vũ trụ?
4.Robot đầu tiên là cái gì,ai tạo nên?
5.Súng tiểu liên do ai làm ra,và nó là cái gì?
6.Công nghệ đánh bóng ngọc trai đầu tiên trên thế giới là cái gì?
7.Điệp viên siêu đẳng đầu tiên của thế giới?.
8.Cặp vợ chồng đầu tiên thực hiện chính sách chia gia sản?
9.Vật thể ngoài hành tinh đầu tiên được rao bán?
10.Người đầu tiên mang hàng giả vào Việt Nam?
11.Người tiếp thị đầu tiên:?
12.Người du lịch đại dương đầu tiên?
13.Người đánh ghen nhân từ nhất?
14.Người đi du lịch vũ trụ đầu tiên trên thế giới
15.Trẻ vị thành niên tham gia quân đội sớm nhất
16.Mối tình sét đánh kinh khủng nhất
17.Người được nhân bản vô tính đầu tiên
18.Người đặt chân lên mặt trăng đầu tiên
19.Người nghèo nhất trên thế giới?
20.Ca sinh sản vô tính đầu tiên?
21.Người có cái chết độc đáo nhất?
22.Người đàn ông đầu tiên có sữa cho trẻ em bú ở Việt Nam?
23.Diễn viên đóng thế đầu tiên ở Việt Nam?
24.Việt Nam là nước giàu nhất hành tinh vì?
Câu trả lời 1/ Lạc Long Quân
2/ Âu cơ ( sinh 100 trứng) @@
3/ Thánh gióng
4/ Con ngựa sắt của Thánh Gióng . Người làm nên là nước Việt Nam cổ :P
5/ Là nỏ thần . Do An dương vương làm ra .
6/ Máu Mị châu
7/ Trọng thủy ( gián điệp ăn cắp nỏ thần)
8/ Âu cơ và lạc long quân ( 50con theo Âu cơ & 50 con theo Lạc long quân )
9/ Mặt trăng (Hàn mặc tử rao bán ) ^^
10/ Trọng thủy (đem nỏ thần giả đổi đồ thật của An Dương Vương )
11/ Mai an tiêm (tiếp thị dưa hấu) :))
12/ An dương vương
13/ Thủy tinh ( lấy nước tạt thôi ) :))
14/ Từ Thức
15/ Thánh gióng
16/ Tiên Dung - Chử Đồng Tử
17/ Cô Tấm
18/ Chú cuội
19/ Chử đồng tử ( 1 cái khố mà 2 bố con dùng :)) )
20/ Mẹ Thánh Gióng :))
21/ Từ Hải
22/ Ông thọ
23/ Lê Lai
24/ Rừng vàng biển bạc :))
Trả lời
Có câu người có đức mà ko có tài là người vô dụng.
Mk thì thấy hơi ngược đáng nhẽ là.
Người có tài mà ko có đức là người vô dung chứ nhỉ.
Thể loại:
~Hok tốt~
Sorry nhưng mik ko hiểu lắm ạ
Mong bạn k ah
Ta thấy :
\(\frac{-9}{8}=\left(-1\right)\cdot\frac{9}{8}\)
\(\frac{-49}{50}=\left(-1\right)\cdot\frac{49}{50}\)
Vì \(\frac{9}{8}>\frac{49}{50}\)( \(\frac{9}{8}\)là phân số lớn hơn 1 )
Nhưng số âm thì các lớn các nhỏ
\(\frac{-9}{8}< \frac{-49}{50}\)
Vậy x < y
En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố vì:
– Bố gợi lại những kỉ niệm thiêng liêng giữa mẹ và En-ri-cô.
– Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố
– Những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
– En-ri-cô thấy hối lỗi, xấu hổ trước sự sai phạm của mình.
Em được sống trong vòng tay âu yếm của gia đình. Nhưng đối với em, mẹ vẫn là người em yêu quý nhất.Mẹ thương em lắm, khi em bị ốm mẹ luôn ở bên em động viên, chăm sóc và lo cho em từng viên thuốc, ăn từng thìa cháo, mất ăn, mất ngủ từng ngày vì phải chăm sóc cho em.
Năm nay mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi. Khi em bị ốm, đôi mắt mẹ đen láy, thâm quầng, ánh lên sự âu yếm. Mọi khi mái tóc mẹ mượt mà nhưng hôm nay tóc mẹ lại rối lên buộc gọn sau gáy. Mẹ lo cho em mà mẹ quên mất mình.Mẹ không cao lắm, dáng mẹ mảnh mai nhỏ nhăn. Mẹ hay lấy khăn ướm nước lau toàn thân cho em để em hạ nhiệt. Nhiều lúc, em đi bệnh viện, mẹ đã khóc, những giọt nước mắt của mẹ nghẹn ngào vì sợ em sẽ không khỏi. Sau đó mẹ hát cho em nghe, giọng hát của mẹ ngân nga như tiếng chuông đổ chùa giúp em có thể ổn định lại tinh thần.Em được mẹ đút cháo cho em ăn, em ăn từng muỗng như hồi còn bé. Khi em ăn gần hết chén cháo em vui lắm. Rồi mẹ cho em uống thuốc. Da mẹ sạm lại, khuôn mặt mẹ xanh xao, mẹ luôn đọng viên em để em hết bệnh rồi còn đi học với các bạn nữa chứ. Mẹ lo cho em đến nỗi mồ hôi của mẹ làm ướt đẫm chiếc áo ngủ.
Sáng hôm sau, bạn bè đến nhà thăm em, hỏi thăm sức khỏe của em nhưng lúc đó em rất vui vì em đã khỏi. Nhưng mẹ thì lại rất mệt vì đêm qua phải tần tảo chăm sóc cho em. Hôm đó em có một điểm mười để tặng mẹ. Mẹ rất vui sướng.
Tình cảm của mẹ như biển cả bao la.Mẹ là người giúp em vươn lên trong cuộc sống. Em sẽ không bao giờ bị bệnh nữa và cố gắng ăn thật nhiều vào để mẹ không phải khổ như ngày hôm đó. Em sẽ học thật giỏi để sau này kiếm thật nhiều tiền để giúp mẹ không phải làm việc vất vả nữa đâu. Yêu mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!
“Mẹ là tia nắng ấm áp sưởi ấm tâm hồn con. Mẹ là dòng sông tháng năm yêu thương hiền hòa…” Lời bài hát thể hiện niềm hạnh phúc dạt dào khi có mẹ! Khi ốm,tôi lại được tắm mình trong tình yêu thương bao la ấy của mẹ. Và hình ảnh mẹ chăm sóc khi tôi bị ốm sẽ mãi nhắc nhở tôi về công ơn trời biển ấy.
Mẹ tôi công việc bận bịu lại càng bận bịu hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi bị cảm nắng,người mệt lả,toàn thân nóng ran,miệng khô đắng lại… Tôi nằm rên ừ ừ… còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo,rồi chờm túi đá cho tôi. Mẹ kẹp nhiệt vào nách tôi với đôi mắt đầy lo lắng.
Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kì khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: Ráng uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể chuyện, dạy con học nữa chứ?
Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt. Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.
Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi học về, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen. Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải thức khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn. Mẹ xanh xao và hao gầy nhiều hơn.
Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ, tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an….! Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ bớt vất vả vì tôi.
“Mẹ kính yêu của con. Người ta vẫn bảo có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Nhưng qua trận ốm vừa rồi, con đã hiểu hơn về lòng mẹ. Cảm nhận được đầy đủ nhất tình yêu sâu sắc của mẹ dành cho con….”. Đó là những dòng tâm sự trong cuốn nhật kí mà tôi gửi đến người mẹ kính yêu. Thay cho lời cảm ơn, tôi muốn nói “con yêu mẹ”.
Tôi là đứa trẻ không hay ốm yếu. Do được thừa hưởng sức khỏe của cha mà tôi chủ quan lắm. Hôm đó đi học, mẹ dặn tôi mang áo mưa theo vì đài đã dự báo. Nhưng vì thấy trời nắng to nên tôi không mang theo nữa. Thế rồi chiều về, mây đen ở đâu ùn ùn kéo tới, vần vũ khắp bầu trời. Cơn mưa đến thật mau. Mưa, mưa xối xả. Mưa ào ào như trút nước… Không có áo mưa mà trời cũng sắp tối, tôi để đầu trần ù chạy về nhà. Về đến nơi tôi ướt như chuột lột. Mẹ nhìn tôi đầy lo lắng.
Đêm hôm đó, tôi bắt đầu bị sốt, nhiệt độ tăng cao, đầu óc choáng váng. Tôi mê man bất tỉnh. Bố mẹ tôi lo lắng, vội vàng tìm cách hạ nhiệt. Nằm trên giường, tôi nghe thấy từng bước chân của mẹ, bóng mẹ chạy đổ nghiêng trên tường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. Mẹ ngồi bên tôi, bàn tay ấm áp xoa nhẹ trên lưng, âu yếm vuốt tóc rồi má tôi. Cái trán nóng bừng được mẹ chườm bằng chiếc khăn lạnh. Chốc chốc, mẹ lại lật khăn rồi đặt nhẹ lên trán. Tôi miên man trong giấc ngủ nhưng dường như vẫn nhìn thấy đôi mắt mẹ nhìn tôi. Đôi mắt mẹ nhìn trìu mến, xót thương, long lanh những giọt nước. Từng nhịp thở thổn thức, tôi cảm nhận được sự lo lắng trong lòng mẹ. Mỗi khi tôi trở mình mẹ lại nhè nhẹ vỗ về, kéo chăn lên đắp cho tôi. Thỉnh thoảng, mẹ lại sờ trán. Thấy nhiệt độ giảm, mẹ cũng hơi yên lòng… Cứ thế, mẹ ngồi bên tôi suốt đêm, không ngủ.
Sáng hôm sau, trời đã tạnh mưa tự bao giờ. Mấy chú chim chào mào hót líu lo chào đón ngày mới. Những tia nắng đầu tiên lách mình qua khe cửa vào phòng, đến bên giường giúp tôi tỉnh giấc. Vì có mẹ ngồi bên nên tôi vững tâm mà ngủ rất ngon lành. Tôi cựa mình, thấy trong người đã khá hơn hôm qua rất nhiều. Vừa tỉnh dậy việc đầu tiên là tôi đưa mắt tìm mẹ. Sao không thấy mẹ đâu cả. Tôi vội vàng ngồi dậy. Ôi, mẹ! Người mẹ kính yêu của tôi. Chắc vì đã quá mệt nên mẹ nằm ngủ thiếp bên tôi. Lúc này nhìn mẹ, tôi chỉ thấy thật tội nghiệp và thương mẹ biết bao. Mái tóc dài, đen mượt dường như xơ xác. Đôi mắt thâm quầng lại vì thức khuya. Phía đuôi mắt đã xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu của sự tàn phá của thời gian. Nhất là đôi tay mẹ. Trước đây, đó là một bàn tay mềm mại, trắng trẻo nhưng giờ đây, sự vất vả đã làm cho bàn tay mẹ gầy guộc, thô ráp và có những vết chai. Điều ai cũng thấy này tại sao hôm nay tôi mới để ý. Tôi thật là một đứa con vô tâm, bất hiếu. Tôi hiển nhiên nhận tình yêu của mẹ nhưng ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân. Mẹ đã bắt đầu già đi mà tôi không hề hay biết và dường như qua một đêm thức trắng cũng làm cho mẹ tôi già đi nhiều.
Đang suy nghĩ miên man thì chợt bố tôi mở cửa phòng bước vào. Bố mỉm cười chào tôi ngày mới. Vừa lúc mẹ cũng choàng tỉnh dậy. Thấy tôi, mẹ vội vàng đặt tay lên trán, nhìn tôi một lượt vẻ mặt lo lắng, căng thẳng. Hai bố con tôi nhìn mẹ rồi nhìn nhau cười. Lúc đó mẹ mới thấy nhẹ nhõm trong lòng. Nhưng nụ cười của mẹ thật mệt mỏi. Không để ý tới bản thân, mẹ lại chạy ngay xuống nhà nấu cháo cho tôi. Bát cháo nóng của mẹ là liều thuốc vô cùng hiệu nghiệm, không phải liều thuốc bình thường mà là liều thuốc tình thương yêu. Nó giúp tôi hết sốt và còn hơn thế nó giúp tôi nhận ra bao điều, hiểu thêm về lòng mẹ. Lòng mẹ thật bao la như biển thái bình…
Không phải chỉ khi ốm đau mẹ mới dành tình yêu cho tôi, ở bên cạnh tôi chăm sóc. Mẹ đã ở bên từ bao giờ mà tôi vô tâm không hiểu bởi tình yêu thương của mẹ không vô hình mà hiển hiện ngay trước mắt. “Mẹ kính yêu của con, nay con đã hiểu rồi mẹ ạ.”