K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2020
Nội dung Sự kiện
Thời gian Diễn ra vào mùa xuân năm 1771
Lãnh đạo Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
Căn cứ Ấp Tây Sơn, phủ Quy Nhơn (Bình Định).
Lực lượng Nhân dân các địa phương nô nức tham gia khởi nghĩa, trong đó có cả các thương nhân ở các thành thị. Một số nho sĩ tiến bộ, một số quan lại, thổ hào lớp dưới đã sớm tham gia khởi nghĩa
Mục tiêu

-Đây là cuộc chiến tranh giai cấp quyết liệt nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Ngay từ đầu, nghĩa quân đã lấy khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” để hiệu triệu và tập hợp quần chúng bị áp bức.

- Chính quyền họ Nguyễn cát cứ trên 200 năm bị đánh đổ. Phong trào Tây Sơn đã giải phóng hầu hết đất Đàng Trong.

-Lật đổ chính quyền họ Trịnh tồn tại gần 300 năm, giải phóng Đàng Ngoài.

=>Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân, đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước.

9 tháng 4 2020

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424):

- Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân.

- Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425):

- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.

- Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426):

- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba tiến thẳng vào Đông Quan.

- Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426):

- Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động.

- Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

9 tháng 4 2020

Câu 1:

Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?

- Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).

- Vua giữ mọi quyền hành trong nước, các bộ đều thần thuộc. Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương.

- Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.

=> Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.

- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, các vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.

Câu 2:

* Đời sống vật chất:

- Ở: nhà sàn mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

- Ăn: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị; biết dùng mâm, bát, muôi.

- Mặc: nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

- Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền

* Đời sống tinh thần:

- Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.

- Tập quán: Chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sứ

- Tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng,…

Câu 3:

Hoàn cảnh thành lập Nhà nước Âu Lạc :
- Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần thắng lợi.
- Vua Hùng thứ 18 không còn khả năng; làm vua như trước.
- Hợp nhất hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt.

Câu 4:

* Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân khác nhau song chủ yếu là do:
-Sau khi lập nước Âu Lạc , An Dương Vương và hoàng tộc,quan lại bước vào thời kì ăn chơi,xa dời dân,cùng với sự phát triển kinh tế làm cho sự phân hóa giàu nghèo càng sâu cắc hơn,mâu thuẫn xã hội càng tăng cao,triều đại
An Dương Vương không nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân nữa.

- Do sự chủ quan của An Dương Vương khi không nhận thấy bản chất,âm mưu của Triệu Đà vì vậy đã mắc kế giả hòa,từ đó làm lộ những bí mật quân sự quốc gia nên bị động trong phòng thủ và không còn tính bất ngờ với quân Triệu nữa.
- Sai lầm về quân sự của An Dương Vương khi quá phụ thuộc vào thành Cổ Loa và tính chất kiên cố của thành để chặn các cuộc tấn công mà không tính đến việc phát triển lực lượng và xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân.

I-KINH TẾ. Câu 1 : Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh có quan tâm đến phát triển nông nghiệp không ? Câu 2 : Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào ? Câu 3 : Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ? Câu 4 : Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta ? Câu 5 : Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào ? Kể tên một...
Đọc tiếp

I-KINH TẾ.
Câu 1 : Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh có quan tâm đến phát triển nông nghiệp không ?
Câu 2 : Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
và đời sống nông dân như thế nào ?
Câu 3 : Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?

Câu 4 : Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta ?
Câu 5 : Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào ? Kể tên một số đô thị ?
Câu 6 : Thái độ của chúa Trịnh và chúa Nguyễn đối với ngoại thương như thế nào ?
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi :
Câu 1 : HS đọc kĩ mục 1 (từ Ở Đàng Ngoài...khai hoang).
Câu 2 : HS đọc kĩ mục 1 (từ phần chữ in nhỏ...đi nơi khác).
Câu 3 : HS đọc kĩ mục 1 (từ Ở Đàng rong...làng ấp ; từ Năm 1698...xã mới ; từ Nhờ khai hoang...rất cao).
Câu 4 : HS đọc kĩ mục 2 (từ Ở thế kỉ XVII...Quảng Nam).
Câu 5 : HS đọc kĩ mục 2 (từ Nghề thủ công... hành phố HCM).
Câu 6 : HS đọc kĩ mục 2 (từ Chúa rịnh...suy tàn dần).

1
9 tháng 4 2020

kcj đâu

9 tháng 4 2020

mik ko biết lm 2 câu đấy

9 tháng 4 2020

Nỏ có chi banhqua

9 tháng 4 2020

Câu 1 :

Sau một thời kì thịnh trị, vua quan nhà Lê Sơ thỏa mãn, chuyển sang ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân. Một số thế lực phong kiến có nhiều quyền hành, nhân đó, tìm cách chia bè kéo cánh, xung đột lẫn nhau. Kinh tế nông nghiệp sa sút, quan lại địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân. Đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra.

=>Nhà Lê đã biểu hiện sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (Từ vua quan trong triều đình đến quan lại các cấp ở địa phương.

Câu 2 :

Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là: - Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

Câu 3 :

Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

  • Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).
  • Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa
  • Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.
  • Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh)

Câu 4 :

Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã có ý nghĩa:

- Góp phần thúc đẩy quá trình sụp đổ của nhà Lê diễn ra nhanh chóng.

- Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân chống lại một nhà nước phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu. Thể hiện tình trạng mâu thuẫn xã hội gay gắt ở đầu thế kỉ XVI.

P/S : Good Luck
~Best Best~

TL
9 tháng 4 2020

*Ngoại giao

Về quan hệ ngoại giao, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị việc xâm lược nước ta.

9 tháng 4 2020

Câu 1:

- Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.

- Đề nghị của Nguyễn Chích là hoàn toàn đúng đắn. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, rất thích hợp cho hoạt động của nghĩa quân.

- Với kế hoạch chuyển hướng của Nguyễn Chích, cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.

=> Kế hoạch của Nguyễn Chích đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động. Kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó

Câu 2:

Các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1425:

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

- Ngày 12-10-1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.

- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu (tả ngạn sông Lam, thuộc Anh Sơn, Nghệ An), phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.

- Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hóa. Cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.

* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)

- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của giặc.

=> Như vậy, trong vòng 10 tháng, quân Lam Sơn đã giải phóng được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hoá vào đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn giữ được mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

Câu 3:

* Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:

- Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm 3 đạo:

+ Đạo thứ nhất: tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh giặc từ Vân Nam sang.

+ Đạo thứ hai: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị, chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.

+ Đạo thứ ba: tiến thẳng ra Đông Quan.

- Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.

* Nhận xét:

- Kế hoạch của Lê Lợi rất chu đáo và toàn diện, chia quân tấn công địch từ nhiều phía, chặn đường tiếp tế và rút lui của địch, buộc địch vào thế bị động.

- Kế hoạch tiến quân ra Bắc rất hợp lý và đúng đắn. Với kế hoạch này, nghĩa quân giải phóng được nhiều đất đai, thành lập được chính quyền mới.

Câu 4:

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

- Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo.

- Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.

8 tháng 4 2020

Câu 2: Thời kì Lê sơ, quân dân Đại Việt phải chống thế lực xâm lược của kẻ thù nào?

D. Quân Minh

Câu 3: Tác phẩm nào sau đây là thành tựu y học tiêu biểu dưới thời Lê sơ?

D. Bản thảo thực vật toát yếu

Câu 4: Chiến thắng nào dưới đây là chiến thắng lớn nhất trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm thời Lê sơ?

B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang

A. Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng 1. Bộ sử “Đại Việt sử kí”do ai biên sọan ? A. Mạc Đỉnh Chi. B. Trần Quang Khải. C. Lê Văn Hưu. D. Trần Quốc Tuấn. 2. “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc, thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là câu nói của A. Trần Thủ Độ. B.Trần Bình Trọng . C. Trần Quốc Toản. D. Trần Quốc Tuấn. 3. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng tháng 4/1288 đã A. Đập tan âm mưu...
Đọc tiếp

A. Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng

1. Bộ sử “Đại Việt sử kí”do ai biên sọan ?

A. Mạc Đỉnh Chi.

B. Trần Quang Khải.

C. Lê Văn Hưu.

D. Trần Quốc Tuấn.

2. “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc, thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là câu nói của

A. Trần Thủ Độ.

B.Trần Bình Trọng .

C. Trần Quốc Toản.

D. Trần Quốc Tuấn.

3. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng tháng 4/1288 đã

A. Đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán

B. Đập tan âm mưu xâm lược của quân Tống

C. Đập tan âm mưu xâm lược của quân Minh

D. Đập tan âm mưu xâm lược của quân Nguyên

4. Chiến thắng tiêu diệt được đòan thuyền lương của Trương Văn Hổ

A. chiến thắng Bạch Đằng

B. chiến thắng sông Như Nguyệt

C. chiến thắng Vân Đồn

D. chiến thắng sông Đuống

B.Em hãy điềnn vào chỗ trống những cụm từ sao cho phù hợp với nội dung giáo dục thời Lý :

- Năm 1070 xây dựng ........................................thờ Khổng Tử ( Thăng Long )

- Năm 1075 mở ..............................................tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076 mở trường ..............................................

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Nhà nước quan tâm giáo dục, khoa cử.

=> Đánh dấu sự ra đời của ........................................Đại Việt

C. Em hãy điềnn vào chỗ trống những cụm từ sao cho phù hợp với nội dung nhà Trần xây dựng quân đội

Quân đội nhà Trần được tuyển chọn theo chủ trương……………………………………và thực hiện chính sách …………………………………… Quân đội nhà Trần được học tập …………………………………………và luyện tập…………………………………thường xuyên.

II.TỰ LUẬN

1. Em hãy phân tích cách đánh giặc độc đáo của ông cha ta trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

2. Em hãy trình bày về đời sống văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần?Vì sao văn học, giáo dục và khoa học- kĩ thuật thời Trần phát triển?

3.Em hãy tóm tắt sự phát triển về văn hoá (tôn giáo, chữ Quốc ngữ, văn học và nghệ thuật dân gian) nước ta ở các thế kỷ XVII-XVIII?

2
8 tháng 4 2020

Lúc nãy định trả lời mà load lại thì thấy có người trả lời rồi :)

8 tháng 4 2020

1. Bộ sử “Đại Việt sử kí”do ai biên sọan ?

A. Mạc Đỉnh Chi.

B. Trần Quang Khải.

C. Lê Văn Hưu.

D. Trần Quốc Tuấn.

2. “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc, thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là câu nói của

A. Trần Thủ Độ.

B.Trần Bình Trọng .

C. Trần Quốc Toản.

D. Trần Quốc Tuấn.

3. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng tháng 4/1288 đã

A. Đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán

B. Đập tan âm mưu xâm lược của quân Tống

C. Đập tan âm mưu xâm lược của quân Minh

D. Đập tan âm mưu xâm lược của quân Nguyên

4. Chiến thắng tiêu diệt được đòan thuyền lương của Trương Văn Hổ

A. chiến thắng Bạch Đằng

B. chiến thắng sông Như Nguyệt

C. chiến thắng Vân Đồn

D. chiến thắng sông Đuống