K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2020

.Em có nhận xét gì về bộ chủ trương của nhà nước thời Lê Sơ đối với lãnh thổ nước ta qua đoạn trích vua Lê Thánh Tông căn đặn các quan trong"Đại Việt sử kí toàn thư" (sgk/T.96)

- Đoạn trích trên thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.

- Đây cũng là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

.Nêu nội dung chính của bộ luật Hồng Đức .Em hãy cho biết pháp luật thời Lê Sơ có gì giống và khác với pháp luật thời Lý-Trần

Nội dung chính về bộ luật Hồng Đức:

-Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc

. -Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

-Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

-Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

-Bảo vệ 1 số quyền lợi cho phụ nữ.

Em hãy cho biết pháp luật thời Lê Sơ có gì giống và khác với pháp luật thời Lý-Trần

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

Thời Lý - Trần

Thời Lê sơ

- Bảo vệ quyền lợi tư hữu

- Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Hạn chế phát triển nô tì.

- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ "Luật Hồng Đức".




13 tháng 4 2020

Em có nhận xét gì về bộ chủ trương của nhà nước thời Lê Sơ đối với lãnh thổ nước ta qua đoạn trích vua Lê Thánh Tông căn đặn các quan trong"Đại Việt sử kí toàn thư" (sgk/T.96)

* Nhận xét:

- Đoạn trích trên thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.

- Đây cũng là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

13 tháng 4 2020

* Bảng so sánh nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần:

Nhà nước thời Lý - Trần

Nhà nước thời Lê sơ

Thành phần quan lại

Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

- Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chỉ huy quân đội.

- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

13 tháng 4 2020

Giống : Ở trung ương: Đứng đầu triều đình là vua , nắm mọi quyền hành.

+ Giúp việc cho vua là các quan đại thần

Khác:

Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

Bộ máy nhà nước thời Trần :được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền tập trung cao độ dựa trên nền tảng quý tộc họ Trần.

+ Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng, cùng vua (con) cai quản đất nước.

+ Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.

+ Cả nước chia làm 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện, xã.

13 tháng 4 2020

a,Đằng ngoài:

-Nông nghiệp giảm sút bị phá hoại ngiêm trọng

-Nguyên nhân:

+Địa bàn chiến tranh phong kiến liên miên

+Chính quyền Lê-Trịnh không quan tâm đến thủy lợi,khai hoang,...

+Ruộng đất công bị cướp đoạt,cầm bán

+Thiên tai,mất mùa,đói kém,...liên tục xảy ra

=>Kinh tế nông nghiệp giảm sút,nhân dân cực khổ,nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

-Đàng trong:

+Chăm lo việc khai hoang mở rộng diện tích

+1698b : Lập phủ gia Định

+Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi,đất đâi màu mỡ phát triển kinh tế

=>Nông nghiệp phát triển đưa đồng bằng sông Cửu Long thành 1 vùng nông nghiệp trù phú,năng suất lúa cao

+Đời sống nhân dân ổn định,no ấm,mùa màng bội thu..

13 tháng 4 2020
Đàng ngoài : Đàng trong

+Thời Mạc Đăng Doanh no đủ được mùa

+Khi chiến tranh diễn ra:nông nghiệp bị phá hoại ,mất mùa, đói kém,sa sút nghiêm trọng dân phiêu bạt đói khổ

-Nguyên nhân :

+Chính quyền trịnh ko quan tâm

+Do chiến tranh kéo dài nông nghiệp bị phá hoại

Nông nghiệp phát triển rõ rệt ,hình thành tầng lớp địa chủ mới .đầu thế kỷ XVIII nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng không nghiêm trọng như đàng ngoài

+ Nguyên nhân :Các chúa Nguyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng . Năm 1698 lập phủ Gia Định có thêm nhiều làng . Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp

13 tháng 4 2020

Câu 1 : Nguyên nhân khởi nghĩa phong trào Tây Sơn ?

*Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn:

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng là “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.

- Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khuê – Gia Lai), lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa.

13 tháng 4 2020

- Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

- Công lao bảo vệ chủ quyền lãnh thổ to lớn của triều Trần trong 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông đã trở thành “tượng đài” trong lòng dân, nên cách lật đổ nhà Trần để chiếm ngôi một cách bạo ngược mà không có sự làm công tác “tư tưởng” để dân chấp nhận triều đại mới, “danh không chính, ngôn không thuận” của Hồ Quý Ly đã khiến dân chúng bất bình, không tin phục nhà vua

13 tháng 4 2020

-Trận Hàm Tử:

Sau cuộc rút lui chiến lược về Thiên Trường (Nam Định) từ tháng 2/1285 để vào Thanh Hóa, vua tôi nhà Trần bắt đầu mở cuộc phản công vào các cứ điểm quan trọng của quân Nguyên tại vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5/1285, 50.000 quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy đã nhanh chóng giành thắng lợi. Chiến thắng Hàm Tử góp phần tiêu diệt và quét sạch 500.000 quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt.

-Trận Tây Kết (1285):

Sau các chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, Trần Hưng Đạo chia quân chặn các ngả đường không cho Thoát Hoan và Toa Đô liên lạc với nhau. Tiếp đó, Vương đem binh đến Tây Kết tấn công quân Nguyên, đặt phục binh bắt sống Toa Đô. Quân ta càng đánh càng mạnh, quân địch chống cự không nổi, Ô Mã Nhi và Toa Đô phải đem tàn quân chạy ra biển, tiếp tục bị phục binh của ta đổ ra vây đánh. Trong trận đánh này, Toa Đô bị tướng Nguyễn Khoái bắn chết, Ô Mã Nhi chạy vào Thanh Hóa, tiếp tục bị truy đuổi, phải dùng thuyền trốn chạy về nước. Trận đánh Tây Kết thắng lợi rực rỡ, toàn bộ 80.000 quân Nguyên bị chúng ta bắt sống và tiêu diệt.

TL
12 tháng 4 2020

-Thời Lê Sơ (1428-1527),tổ chức được 26 khoa thi ,lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên

-Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long ;ở các đạo phủ đều có trường công ,hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại .Đa số dân đều có thể đi học ,trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

-Nội dung học tập ,thi cử là các sách của Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn ,Phật giáo,Đạo giáo bị hạn chế

+Văn học ,khoa học ,nghệ thuật :

-Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế ;văn học chữ Nhôm giữ địa vị quan trọng .Văn thơ thời Lê Sơ có nội dung yêu nước sâu sắc ,thể hiệnlòng từ hào ,khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc .

-Nghệ thuật sân khấu ,ca hát ,nhạc , chèo ,tuồng ,....đều phát triển.

-Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ ,kĩ thuật điêu luyện .

-Sử học có tác phẩm : Đại Việt sử kí ;Đại Việt sứ kí toàn thư ;Lam Sơn thực lục;......

-Địa lý có tác phẩm :Hồng Đức bản đồ;Dư địa chí;An Nam hình thăng đồ.

-Y học có tắc phẩm : Bản thảo thực vật toát yếu.

-Toán học có tác phẩm: Đại thành toán pháp;Lập thành toán pháp.

12 tháng 4 2020

Mơn ạ ❤🙆

11 tháng 4 2020

3. Lập bảng thống kê những thành tựu văn hóa tiêu biểu theo bảng sau?

Văn hóa Nội dung
Tôn giáo Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.
Chữ viết Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.
Văn học

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,...

- Văn học dân gian có nhiều thể loại.

Nghệ thuật - Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...
11 tháng 4 2020

2.

Đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển, vì:

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,...

- Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.


24 tháng 4 2020

Bài tập 3: Hoàn thành bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học, quân sự nổi tiếng thời Lý, Trần, Lê sơ:

Tên tác phẩm

Tác giả

Thời Lý

Thời Trần

Thời Lê sơ

Sông núi nước Nam

Lý Thường Kiệt

X

Bình Ngô Đại Cáo

Nguyễn Trãi

X

Hịch tướng sĩ

Trần Quốc Tuấn

X

Hồng Đức quốc âm thi tập

Lê Thánh Tông

X

Đại Việt sử kí toàn thư

Ngô Sĩ Liên

X

11 tháng 4 2020

Bài tập 3: Hoàn thành bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học, quân sự nổitiếng thời Lý, Trần, Lê sơ:

Tên tác phẩm

Tác giả

Thời Lý

Thời Trần

Thời Lê sơ

Sông núi nước Nam

Lý Thường Kiệt

x

Bình Ngô Đại Cáo

Nguyễn Trãi

x

Hịch tướng sĩ

Trần Hưng Đạo

x

Hồng Đức quốc âm thi tập

Lê Thánh Tông

x

Đại Việt sử kí toàn thư

Sử quán triều Hậu Lê ,Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tông, biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên.