Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ......................
các loại truyện dân gian tổng thể kì 1 lớp 6 đã học là :
Truyện truyền thuyết , truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười và truyện trung đại
,
Tham khảo :
Trong cuộc sống, có những điều trôi qua rồi ta mới thấy quý trọng, nâng niu và nhớ thương. Và tuổi học trò cũng qua nhanh như một cơn mưa rào, để lại nhiều kỉ niệm khó phai. Khi trưởng thành hơn, tôi lại càng da diết nhớ về những năm tháng ấy, khao khát thời gian trở lại. Vì vậy mà khung cảnh chào cờ ở trường đã để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai.
Đó là một buổi sáng thứ Hai đẹp trời. Bầu trời trong xanh cao vời vợi với những gợn mây trôi như những đứa trẻ dắt tay nhau đi chơi. Từng cơn gió lao xao thổi mát rượi, chim chóc cùng cất lên bản hòa ca ngày mới. Tôi dậy sớm hơn mọi ngày, khoác lên mình bộ đồng phục thân yêu để đến trường, bắt đầu một tuần làm việc mới với giờ chào cờ ý nghĩa.
Sân trường thật đông đúc và nhộn nhịp. Các bạn gương mặt ai cũng tươi cười, vui vẻ và tràn đầy năng lượng cho tuần học tập, làm việc. Mọi hoạt động ngoại khóa diễn ra dưới sân. Một số bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây và dưới gốc bàng, một vài bạn ngồi đọc sách, thảo luận về bài tập.
Tiếng trống vang lên báo hiệu tập trung cả trường. Từ phía các lớp, các bạn học sinh xếp hàng ngay ngắn, đi từng hàng đôi xuống sân trường. Khi cả trường đã ổn định, các bạn lớp trưởng điểm danh sĩ số và báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Khi cả trường đã im lặng, bạn liên đội trưởng lên điều hành buổi lễ. Cầm micro, bạn dõng dạc hô to: " Kính mời các thầy cô giáo và các bạn học sinh chuẩn bị trang phục làm lễ chào cờ". Không ai nhắc ai nhưng các bạn đều tự giác bỏ mũ xuống, đứng đúng tư thế và mắt hướng lên quốc kì. Tiếp đến, bạn hô "Nghiêm, chào cờ, chào!". Không gian lặng như tờ, mọi khoảnh khắc như ngưng đọng. Mọi người cùng hát vang bài Quốc ca một cách đầy từ hào. Nhìn về phía lá cờ, em nhìn thấy trong ánh mắt các bạn học sinh niềm tự hào về quê hương đất nước, một sự quyết tâm học thật giỏi vì tương lai sau này, để đáp đền công lao của những người đi trước.
Tiếp theo là phần nhận xét của lớp trực tuần, chỉ ra những ưu và nhược trong tuần qua của trường ta. Trước những ưu điểm thì các bạn học sinh vỗ tay vui vẻ, nhắc nhớ nhau phải duy trì và phát huy. Đến những nhược điểm hay những mục tiêu chưa đạt được nhưng không khí không hề nặng nề, tự nhủ với lòng mình phải rèn luyện, khắc phục.
Cuối cùng là phần chuyên mục của các lớp. Tuy được chuẩn bị trong thời gian khá ngắn nhưng rất hấp dẫn và công phu. Các tiết mục văn nghệ, các tiểu phẩm... do các bạn học sinh dàn dựng đều truyền tải những thông điệp ý nghĩa đến mọi người.
Buổi chào cờ kết thúc để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó phai, như đọng lại trong lòng em. Một không khí vừa nghiêm trang, trầm mặc nhưng cũng hết sức vui vẻ, thoải mái. Ngoài sân trường, nắng vàng nhảy nhót tung tăng mọi nơi, tiếng chim ca líu lo cùng đồng hành với bọn em một tuần học mới.
#Hoctot
Trong cuộc sống, có những điều trôi qua rồi ta mới thấy quý trọng, nâng niu và nhớ thương. Và tuổi học trò cũng qua nhanh như một cơn mưa rào, để lại nhiều kỉ niệm khó phai. Khi trưởng thành hơn, tôi lại càng da diết nhớ về những năm tháng ấy, khao khát thời gian trở lại. Vì vậy mà khung cảnh chào cờ ở trường đã để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai.
Đó là một buổi sáng thứ Hai đẹp trời. Bầu trời trong xanh cao vời vợi với những gợn mây trôi như những đứa trẻ dắt tay nhau đi chơi. Từng cơn gió lao xao thổi mát rượi, chim chóc cùng cất lên bản hòa ca ngày mới. Tôi dậy sớm hơn mọi ngày, khoác lên mình bộ đồng phục thân yêu để đến trường, bắt đầu một tuần làm việc mới với giờ chào cờ ý nghĩa.
Sân trường thật đông đúc và nhộn nhịp. Các bạn gương mặt ai cũng tươi cười, vui vẻ và tràn đầy năng lượng cho tuần học tập, làm việc. Mọi hoạt động ngoại khóa diễn ra dưới sân. Một số bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây và dưới gốc bàng, một vài bạn ngồi đọc sách, thảo luận về bài tập.
Tiếng trống vang lên báo hiệu tập trung cả trường. Từ phía các lớp, các bạn học sinh xếp hàng ngay ngắn, đi từng hàng đôi xuống sân trường. Khi cả trường đã ổn định, các bạn lớp trưởng điểm danh sĩ số và báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Khi cả trường đã im lặng, bạn liên đội trưởng lên điều hành buổi lễ. Cầm micro, bạn dõng dạc hô to: " Kính mời các thầy cô giáo và các bạn học sinh chuẩn bị trang phục làm lễ chào cờ". Không ai nhắc ai nhưng các bạn đều tự giác bỏ mũ xuống, đứng đúng tư thế và mắt hướng lên quốc kì. Tiếp đến, bạn hô "Nghiêm, chào cờ, chào!". Không gian lặng như tờ, mọi khoảnh khắc như ngưng đọng. Mọi người cùng hát vang bài Quốc ca một cách đầy từ hào. Nhìn về phía lá cờ, em nhìn thấy trong ánh mắt các bạn học sinh niềm tự hào về quê hương đất nước, một sự quyết tâm học thật giỏi vì tương lai sau này, để đáp đền công lao của những người đi trước.
Tiếp theo là phần nhận xét của lớp trực tuần, chỉ ra những ưu và nhược trong tuần qua của trường ta. Trước những ưu điểm thì các bạn học sinh vỗ tay vui vẻ, nhắc nhớ nhau phải duy trì và phát huy. Đến những nhược điểm hay những mục tiêu chưa đạt được nhưng không khí không hề nặng nề, tự nhủ với lòng mình phải rèn luyện, khắc phục.
Cuối cùng là phần chuyên mục của các lớp. Tuy được chuẩn bị trong thời gian khá ngắn nhưng rất hấp dẫn và công phu. Các tiết mục văn nghệ, các tiểu phẩm... do các bạn học sinh dàn dựng đều truyền tải những thông điệp ý nghĩa đến mọi người.
Buổi chào cờ kết thúc để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó phai, như đọng lại trong lòng em. Một không khí vừa nghiêm trang, trầm mặc nhưng cũng hết sức vui vẻ, thoải mái. Ngoài sân trường, nắng vàng nhảy nhót tung tăng mọi nơi, tiếng chim ca líu lo cùng đồng hành với bọn em một tuần học mới.
Nhớ đúng !
Câu 1: Những câu hát than thân của người phụ nữ thường được mở đầu bằng từ hoặc cụm từ nào ?
A. Thương thay B. Thân em C. Em như D. Ai
Câu 2: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì ?
A. Kể chuyện B. Thể hiện tình cảm C. Gửi gắm ý tưởng, bài học D. Truyền đạt kinh nghiệm
Câu 3: Địa danh nào không phù hợp khi điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau : “ Đường vô xứ ...... quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ . Ai vô xứ ..... thì vô”
A. Xứ Huế B. Xứ Lạng C. Xứ Nghệ D. Xứ Quảng
Mình nghĩ câu 1 là B. Thân em đấy ạ. Bởi vì câu hỏi có nêu "những câu hát than thân của người phụ nữ..", còn "Thương thay" là than thân nói chung thôi ạ.
-Là một người nhân hậu ,không chỉ giỏi y học mà còn hết lòng vì người khác
- không hề né tránh dù bệnh nhân máu mủ dầm dề
- Là người có bản lĩnh ,cứng cỏi ,không phân biệt giàu nghèo
Lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình đã không những hết tức giận mà con ca ngợi ông chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua nhân đức.
=> Ca ngợi tấm lòng nhân ái cao cả của Thái y lệnh , người có trí tuệ hơn người cùng tấm lòng đáng quý
Mùa mưa đến rồi, mùa mưa kéo theo những cơn lũ lụt và gió bão. Trên tivi, lúc nào cũng thấy cảnh chết chóc đau thương khiến em phải xúc động nghẹn ngào. Quê em còn lạ gì cảnh đó. Dư âm của trận lũ lụt năm 2016 vẫn còn đọng lại trên mỗi người dân nơi này.
Trước đó, quê em rất ít bão lụt, vì vậy nên khi nghe nói bão mọi người vẫn không chuẩn bị nhiều. Đó là một điều phải hối hận vì chỉ vài ngày sau khi thông báo, khắp bầu trời bị mây đen che khuất và những cơn mưa bắt đầu. Mưa lớn tới rất bất ngờ, hôm qua còn nắng mà hôm nay đã mưa dầm dề. Bất ngờ, lớn và kết hợp với gió bão đã làm người dân điêu đứng vì không kịp trở tay. Chỉ trong một ngày mà nước đã ngập trắng cả ruộng đồng. Đêm hôm lũ đến, cả nhà em không ai dám ngủ. Điện đóm đã bị cúp hết, trong ánh đèn dầu mờ ảo, khuôn mặt của mọi người hiện lên với vẻ đầy lo âu. Bỗng “soạt” gió lớn đã bốc một tấm tôn của mái bếp bay lên trời. Em sợ hãi vô cùng, mẹ thì cứ loay hoay mãi vì sợ nước vào nhà, nhà em không có mái gác, thật đáng tiếc. Trong nhà, chỉ có mỗi bố là bình tĩnh, bố vạch ra một kế hoạch và cả nhà tíu tít làm theo. Bỗng mẹ hét lên: Nhìn kìa !
Nước đã vào nhà sau của em rồi. Ở xóm này, nhà em cao có hạng, vậy mà vẫn bị nước vào thì những thấp hơn chắc là đã tới đầu gối rồi. Đúng sáu giờ sáng, mưa giảm đi, nhưng mực nước lũ thì vẫn cứ dâng cao. Khắp nhà em chỗ nào cũng toàn nước là nước. Mọi người đều leo lên giường nằm cả, chỉ có mẹ là mang ủng đi xuống bếp nấu ăn cho cả nhà. Vì mưa lũ nên không đi chợ được và vì thế nhà em không có gì ăn, tới bữa chỉ có vài chén cơm và một ít nước mắm mà thôi. Trước giờ, chưa bao giờ em phải chịu kham khổ như thế. Bây giờ, cầm chén cơm lên mới thấy hết vị ngọt của cái ăn và vị đắng của cái đói cồn cào. Đang suy nghĩ miên man bỗng có tiếng gọi cửa, bố em vội ra mở. À, thì ra các chú trưởng thôn, phó thôn đi phát mì cho các gia đình. Nhà em có bốn người, các chú phát cho mười hai gói, nói vài câu với bố rồi sau đó đi phát tiếp. Bố vẫy tạm biệt họ rồi vội chạy vào buồng, báo cho mọi người hay một tin dữ: các đập nước trong tỉnh đang thay phiên nhau xả một lượng nước rất lớn ra ngoài. Nghe tin, cả nhà em hốt hoảng vô cùng. Và việc xả lũ ngay lập tức được chứng minh khi một loạt nước ùa vào giường. Thế là từ giường, mọi người ùa lên đầu tủ ngồi và ngủ trên đó khi về đêm. Thực chất chỉ có mình em và bà ngủ, còn bố mẹ thì không ngủ mà ngồi canh mực nước. Cuộc sống cứ tiếp diễn như thế cho đến năm ngày sau, nước bắt đầu rút dần và hai ngày nữa thì hết hẳn. Cả nhà em vui mừng khôn xiết, tíu tít khiêng vác đồ đạc, lau dọn lại nhà cửa trong niềm vui bất tận.
Bấy giờ, trận lũ kinh hoàng ấy đã qua đi, nhưng em biết rằng, với sự ô nhiễm môi trường và tình trạng gia tăng biến đổi khí hậu sẽ vẫn hứa hẹn vô số những trận lũ khác. Và em cũng biết, để sống tốt cần phải yêu thiên nhiên và đừng bao giờ phá hoại thiên nhiên, hãy coi thiên nhiên như một quả tim của chính mình vì “nó” quyết định sự sống còn của con người và cả hành tinh này. Hãy nghe lấy lời em, đừng quên nhé!