K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2023

Lời giải:

Khi cho que đóm còn tàn đỏ vào bình oxygen thì que đóm bùng cháy, để ở ngoài thì k hiện tượng là do nồng độ oxygen trong bình khí oxygen cao hơn

- Khi làm bánh mì, nếu cho nhiều men vào bột thì quá trình lên men diễn ra nhanh hơn

- Khi làm sữa chua, nếu cho nhiều sữa chua thì quá trình lên men diễn ra nhanh hơn

4 tháng 9 2023

Lời giải:

Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.

=> Khi nồng độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng và ngược lại.

4 tháng 9 2023

- Nồng độ chất phản ứng giảm dần theo thời gian

- Nồng độ chất sản phẩm tăng dần theo thời gian

4 tháng 9 2023

- Ở cùng điều kiện, nhiều chất khác nhau sẽ biến đổi hóa học nhanh, chậm khác nhau.

Ví dụ: Trong cùng một môi trường nhiệt độ phòng:

+ Quá trình oxi hóa sắt (cửa sắt) tạo gỉ sắt xảy ra chậm (vài tháng hoặc vài năm).

+ Quá trình oxi hóa thức ăn xảy ra nhanh (vài tiếng, 1 ngày hoặc vài ngày).

- Với cùng một chất, trong điều kiện khác nhau cũng biến đổi hóa học nhanh, chậm khác nhau.

Ví dụ: Rau được bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn rau để bên ngoài.

4 tháng 9 2023

- Trong đám cháy của lá cây khô: Phản ứng hóa học xảy ra nhanh. Các lá cây nhanh chóng bị cháy và chuyển thành tro

- Thân tàu biển bị oxi hóa trong điều kiện tự nhiên: Phản ứng hóa học xảy ra chậm. Vỏ tàu biển làm bằng thép mất thời gian rất lâu mới bị gỉ (bị oxi hóa)

4 tháng 9 2023

- Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học, người ta dùng đại lượng: tốc độ phản ứng

- Cách tính: Cho phản ứng tổng quát:

aA + bB → cC + dD

Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:

loading...

Trong đó:

\(\overline{v}\): tốc độ trung bình của phản ứng

∆C = C2 – C1: sự biến thiên nồng độ

∆t = t2 – t1: biến thiên thời gian

C1, C2 là nồng độ của một chất tại 2 thời điểm tương ứng t1, t2