K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2021

Cuộc chiến tranh nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn là một cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến - cuộc chiến phi nghĩa

Em không đồng tình với các cuộc chiến tranh này vì nó để lại hậu quả lớn đối với đất nước như : nhân dân đói khổ , làng mạc bị tàn phá ....

nguyên nhân và hậu quả của các cuốc chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn là

nguyên nhân : Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ đất Thuận Hoá.Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, : Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều: Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng , đất nước suy yếu . Chiến tranh Trịnh – Nguyễn dẫn đến hậu quả: đất nước bị chia cắt làm 2 miền kéo dài đến cuối TK XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Để thực hiện nhiệm vụ bước đầu thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn phải làm gì?  A.Đánh đuổi quân Xiêm B.Đập tan quân Thanh C.Đánh đổ chính quyền phong kiến Nguyễn và Trịnh - Lê D.Mở rộng quan hệ ngoại giao2Thế kỉ XVII - XVIII, tình hình ruộng đất ở Đàng Ngoài như thế nào?  A.Chia lại ruộng đất công cho nông dân. B.Ruộng đất bị bỏ hoang không cày cấy. C.Cho phép nông dân...
Đọc tiếp

Để thực hiện nhiệm vụ bước đầu thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn phải làm gì?

 

 A.

Đánh đuổi quân Xiêm

 B.

Đập tan quân Thanh

 C.

Đánh đổ chính quyền phong kiến Nguyễn và Trịnh - Lê

 D.

Mở rộng quan hệ ngoại giao

2

Thế kỉ XVII - XVIII, tình hình ruộng đất ở Đàng Ngoài như thế nào?

 

 A.

Chia lại ruộng đất công cho nông dân.

 B.

Ruộng đất bị bỏ hoang không cày cấy.

 C.

Cho phép nông dân được tự khai hoang.

 D.

Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.

3

Thế kỉ XVII, thương nhân những nước nào đã đến nước ta buôn bán ?

 

 A.

Ả Rập.

 B.

Trung Quốc, Nhật Bản.

 C.

Mỹ, Inđônêxi

 D.

Nga, Đức

4

Cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược kết thúc bằng chiến thắng nào ?

 

 A.

Ngọc Hồi, Đống Đa

 B.

Chi Lăng – Xương Giang.

 C.

Tốt Động – Trúc Động.

 D.

Hội thề Đông Quan.

5

Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào

 

 A.

đầu năm 1772.

 B.

cuối năm 1771.

 C.

giữa năm 1771.

 D.

mùa xuân năm 1771.

6

Nhiệm vụ của phong trào Tây Sơn trong những năm 1786-1788 là

 

 A.

kháng chiến chống quân xâm lược Thanh.

 B.

đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh - Lê, bước đầu thống nhất đất nước

 C.

Xây dựng vương triều Tây Sơn.

 D.

kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm.

7

Chúa Trịnh bị thất bại trước quân Tây Sơn như thế nào?

 

 A.

Đầu hàng quân Tây Sơn.

 B.

Bỏ trốn sang Trung quốc

 C.

Thắt cổ tự tự.

 D.

Cởi áo chúa bỏ chạy, nhưng bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn.

8

Ở thế kỉ XVII, trên địa bàn Hà Nội hiện nay xuất hiện thêm những làng nghề thủ công nào?

 

 A.

Sắt Nho Lâm, gốm Bát Tràng

 B.

Gốm Bát Tràng, sắt Phú Bài

 C.

Gốm Bát Tràng, dệt La Khê

 D.

Gốm Thổ Hà, dệt La Khê

9

Giữa thế kỉ XVIII, tình hình ruộng đất của nông dân nước ta như thế nào?

 A.

Bị địa chủ dùng tiền mua

 B.

Bị địa chủ cường hào lấn chiếm

 C.

Phải nhận ruộng của địa chủ sản xuất nhưng phải nộp sản phẩm.

 D.

Phải nộp nhiều loại thuế

10

Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào

 

 A.

giữa thế kỉ XVIII.

 B.

đầu thế kỉ XVIII.

 C.

cuối thế kỉ XVIII.

 D.

đầu thế kỉ XIX.

11

Chúa Nguyễn đã làm gì khi quân Trịnh cho quân vào đánh chiếm Phú Xuân?

 

 A.

Vượt biển vào Gia Định

 B.

Điều thêm viên binh

 C.

Hòa hoãn

 D.

Chống đỡ đến cùng

12

Khi tiến quân ra Đàng Ngoài giữa năm 1786, khẩu hiệu của Nguyễn Huệ là

 A.

“Phù Trịnh diệt Lê”.

 B.

“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

 C.

“Phù Lê diệt Trịnh”.

 D.

“Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh”

13

Ngoại thương thế kỉ XVI – XVIII so với ngoại thương thế kỉ X – XV có điểm khác là

 

 A.

xuất hiện thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.

 B.

xuất hiện thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản.

 C.

buôn bán với thương nhân châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản.

 D.

xuất hiện thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Trung Quốc

14

Biểu hiện sẽ dẫn tới sự suy yếu nhanh của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong gữa thế kỉ XVIII đó là

 

 A.

quan lại bóc lột nhân dân

 B.

sự tranh chấp quyền lực trong nội bộ

 C.

quan lại ăn chơi xa sỉ.

 D.

số quan tăng nhanh nhất là quan thu thuế

15

Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của nội thương nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

 

 A.

Nhiều thương nhân nước ngoài đến xin lập phố xá.

 B.

Xuất hiện nhiều làng buôn và trung tâm buôn bán.

 C.

Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

 D.

Nhà nước lập nhiều trạm dịch để thu thuế.

16

Giữa thế kỉ XVIII, tình hình xã hội phong kiến nước ta có đặc điểm gì?

 

 A.

Đàng ngoài khủng hoảng, Đàng trong ổn định.

 B.

Đất nước ổn định và phát triển.

 C.

Đàng trong khủng hoảng, Đàng ngoài ổn định.

 D.

Bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc

17

Điểm hạn chế trong nông nghiệp của nước ta thế kỉ XVI – XVIII so với thế kỉ X- XV

 

 A.

Mất mùa đói kém xảy ra liên miên.

 B.

Công tác bồi đắp đê đập, nạo vét kênh mương không được chú trọng.

 C.

Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay quan lại địa chủ.

 D.

Nông nghiệp bị tàn phá nặng nề do chiến tranh.

18

Thế kỉ XVI – XVIII, nghề thủ công phát triển đã dẫn đến

 

 A.

đời sống thợ thủ công được cải thiện

 B.

thúc đẩy nghề khai khoáng phát triển.

 C.

chợ phiên mọc lên để trao đổi sản phẩm thủ công

 D.

việc buôn bán cũng mở rộng

19

Sự hưng khởi của các đô thị nước ta trong các thế kỉ XVI– XVIII là do

 

 A.

nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.

 B.

chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

 C.

xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến.

 D.

sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa

20

Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn mà từ một cuộc khởi nghĩa nông dân nhỏ đã nhanh chóng phát triển thành một phong trào Tây Sơn rộng lớn?

 

 A.

Chính quyền Lê – Trịnh khủng hoảng.

 B.

Quân khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ.

 C.

Quân đội chúa Nguyễn suy yếu.

 D.

Được sự giúp đỡ từ bên ngoài.

 
1
23 tháng 2 2021

C,B,B,A,D,B,D,C,B,C,A,C,D,A,C,B,C,A,B

Đáp án đây vừa kt xong

22 tháng 2 2021

Giống nhau:

- Cả hai trận quân ta đều tổ chức phục binh, phục kích địch (Trận Tốt Động – Chúc Động nghĩa quân phục binh ở Tốt Động – Chúc Động. Trận Chi Lăng – Xương Giang nghĩa quân phục kích ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát).

- Nghĩa quân đã nắm vững đường hành quân của giặc, dựa vào địa hình để tổ chức phục kích, tiêu diệt sinh lực địch.

Khác nhau:

 -Lực lượng và vũ khí của quân ta còn hạn chế

 -Mưu kế của thủ lĩnh ta rất tài giỏi

#H

Link : Nêu sự giống nhau và khác nhau trong trận Tốt Động-Chúc Động và trận Chi Lăng-Xương Giang - H

23 tháng 2 2021

Bảng thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX:

Triều đại

Thời gian tồn tại

Người sáng lập

Tên nước

Kinh đô

1. Ngô

939 - 965

Ngô Quyền

Chưa đặt

Cổ Loa

2. Đinh

968 - 980

Đinh Bộ Lĩnh

Đại Cồ Việt

Hoa Lư

3. Tiền Lê

980 - 1009

Lê Hoàn

Đại Cồ Việt

Hoa Lư

4. Lý

1009 - 1225

Lý Công Uẩn

Đại Việt

Thăng Long

5. Trần

1226 - 1400

Trần Cảnh

Đại Việt

Thăng Long

6. Hồ

1400 - 1407

Hồ Quý Ly

Đại Ngu

Thanh Hoá

7. Lê sơ

1428 - 1527

Lê Lợi

Đại Việt

Thăng Long

8. Mạc

1527 - 1592

Mạc Đăng Dung

Đại Việt

Thăng Long

9. Lê Trung Hưng

1533 - 1788

Lê Duy Ninh

Đại Việt

Thăng Long

10. Tây Sơn

1778 - 1802

Nguyễn Nhạc

Đại Việt

Phú Xuân (Huế)

11. Nguyễn

1802 - 1945

Nguyễn Ánh

Việt Nam

Phú Xuân (Huế)



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/thong-ke-cac-trieu-dai-trong-lich-su-c85a12341.html#ixzz6nIrdStss

21 tháng 2 2021

gấp vcl lun đó

ưdwdwdwdw

21 tháng 2 2021

Trình bày tình hình kinh tế dưới thời Đinh - Tiền Lê: 
- Nông nghiêp:
+ Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của làng xã.
+ Hàng năm vào mùa Xuân, vua Lê thường về các địa phương cày tịch điền.
+ Đào vát kênh mương, khai khẩn đất hoang.
- Thủ công nghiệp:
​+ Xuất hiện xưởng thủ công nhà nước.
+ Nghề thủ công cổ truyền phát triển.

19 tháng 2 2021

Kể từ năm 1787, với sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn của người Pháp thông qua giám mục Pigneau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc), Nguyễn Ánh quay trở lại Gia Định. Trước đó, ngày 25 tháng 1 năm 1787, Bá Đa Lộc (giáo sĩ người Pháp làm cố vấn cho Nguyễn Ánh) đã thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles (1787) với Pháp. Theo đó, vua Pháp đồng ý cử sang 4 chiếc tàu chiến và một đạo binh: 1.200 lục quân, 200 pháo binh, 250 lính da đen ở Phi Châu (Cafres) và đủ các thứ súng ống thuốc đạn để đánh Tây Sơn.

19 tháng 2 2021

* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

11 tháng 2 2021

làng Hương Cái, huyện Hưng Yên , tỉnh Nghệ An

9 tháng 2 2021

Bài làm:
Tóm tắt diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang:

10/1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta. Chúng chi là 2 đạo:
Đạo 1: Do Liễu Thăng chỉ huy, chúng tiến từ Quảng Tây vào Lạng Sơn
Đạo 2: Do Mộc Thạnh chỉ huy, chúng tiến từ Vân Nam vào hà Giang
8/10/ 1427 Liễu Thăng xuất quân, bị phục kích, bị giết ở Chi Lăng.
Lương Minh lên thay bị phục kích ở Cần Trạm.
Thôi Tụ cùng 5 vạn quân bị tiêu diệt và bị bắt sống tại Xương Giang.
Lê Lợi sai người đem chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng bại trận, y khiếp đảm, hạ lệnh rút quân chạy về nước.

9 tháng 2 2021

- Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.

+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.

- Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

- Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

- Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.