K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5

câu 1 :

Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm

câu 2 :

các từ láy trong đoạn thơ trên :đêm đêm , điệp điệp , trùng trùng , thăm thẳm , rầm rập

câu 3 :

bài thơ nói về hành trình trên con đường dẫn tới thắng lợi của điện biên phủ

 

20 tháng 5

Thanks you

19 tháng 5

Theo em, trong cuộc sống, một người tốt là người biết quan tâm và giúp đỡ người khác một cách chân thành, không toan tính. Họ luôn hành động với lòng nhân ái, tôn trọng và đối xử công bằng với mọi người xung quanh. Một người tốt cũng là người có trách nhiệm, giữ lời hứa và làm việc hết mình vì lợi ích chung của cộng đồng. Họ biết lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của người khác, sẵn sàng chia sẻ và đồng cảm. Sự khiêm tốn và trung thực cũng là những phẩm chất quan trọng của một người tốt. Họ không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân và luôn sống lạc quan, mang lại năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh.

19 tháng 5

Tham khảo:

  Tôi rất thích câu thơ của một nhà thơ khuyết danh về tình thương yêu và sự hi sinh của cha mẹ “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ/ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Nếu mẹ là người yêu thương ta vô bờ bến, thì cha là người âm thầm hi sinh, gánh bao nhọc nhằn, khổ cực cuộc đời để nuôi nấng ta thành người. Tôi thích câu thơ ấy, bởi mỗi khi nghe nó, tôi lại nghĩ về người ba thân yêu của mình.

      Ba tôi năm nay gần bốn mươi tuổi, độ tuổi mà con người ta cường tráng nhất, oai phong nhất. Dáng người ba cân đối với vẻ cao ráo cùng làn da nâu toát lên vẻ khỏe khoắn. Khuôn mặt góc cạnh tạo nên nét cương nghị, nghiêm khắc của một người đàn ông trưởng thành. Khuôn mặt ấy đã in hằn những dấu vết lam lũ của cuộc đời như một vài vết sẹo hay vệt nám nơi gò má. Đôi mắt sâu hoằm nhưng vô cùng linh hoạt. Ánh mắt của ba lúc thì nghiêm nghị, lúc thì đầy ắp thương yêu. Chiếc mũi cao giúp khuôn mặt ba trở nên điển trai, phong độ. Chiếc mũi rất hợp với nụ cười bừng sáng.

      Là một kĩ sư, bố tôi có đôi tay chai sạn. Những ngón tay bây giờ như to hơn, chẳng còn vẻ thon dài của bàn tay chàng thư sinh ngày trước. Lòng bàn tay thô ráp, nhưng chẳng hiểu sao, tôi rất thích nắm đôi bàn tay ấy. Dường như khi đặt bàn tay nhỏ bé của mình trong đó, tôi cảm nhận được bao vất vả mà ba đã trải qua. Mẹ tôi kể, những ngày đầu tôi chập chững bước những bước đầu tiên, ba chính là người dìu dắt tôi. Không may, tôi bị ngã, ba chạy vội sang ôm tôi vào lòng. Ngày đó còn bé, chỉ biết òa khóc kêu mấy tiếng “ba…ba…”. Khi lớn hơn, có lần tôi bị ngã xe, ba không còn vỗ về tôi như ngày đó. Ba nhìn tôi nghiêm khắc và mắng. Tôi vẫn òa khóc, khóc bởi giận dỗi. Sau đó, tôi hiểu, ba vì lo lắng quá cho tôi, muốn tôi chững chạc trong những bước đi trên đường đời dài phía trước.

      Ba là người mà tôi kính trọng nhất. Dù đi hết cuộc đời, hình ảnh người ba quanh năm mệt nhọc vì gia đình sẽ luôn ghi dấu trong trái tim tôi. Tôi nguyện cầu cho người cha của cuộc đời sẽ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và an yên. 

Nhà mình hình như là giống cái, nên đẻ sai. Nhà trước nhà sau sẵn rồi, lâu lâu ba mình lại nối thêm vài ba căn nữa, nào là nhà kho, mái che sàn nước, chái nấu bếp củi… Cây có sẵn trong vườn làm nên kèo cột, tận dụng những tấm tôn cũ, chỉ lá lợp mái hay dừng vách đôi khi phải mua,… ba dựng lên những chái nhà nho nhỏ đầy ngẫu hứng. Chúng giản dị, nhẹ nhõm, không tham vọng, Chỗ này để cất những vật dụng lâu...
Đọc tiếp

Nhà mình hình như là giống cái, nên đẻ sai. Nhà trước nhà sau sẵn rồi, lâu lâu ba mình lại nối thêm vài ba căn nữa, nào là nhà kho, mái che sàn nước, chái nấu bếp củi… Cây có sẵn trong vườn làm nên kèo cột, tận dụng những tấm tôn cũ, chỉ lá lợp mái hay dừng vách đôi khi phải mua,… ba dựng lên những chái nhà nho nhỏ đầy ngẫu hứng. Chúng giản dị, nhẹ nhõm, không tham vọng, Chỗ này để cất những vật dụng lâu không dùng tới, chỗ kia cánh phụ nữ hay ngồi rửa rau làm cá nên cần che chắn nắng mưa, chỗ kia nữa để nấu nướng cho hết mớ củi vụn, bẹ dừa khô… nằm lổn nhổn ở vườn sau. Nhưng những chái nhà không tồn tại đơn điệu như tên gọi, bước vào kho là vấp chân vào kỉ niệm; sàn nước ban trưa gió lộng là chỗ mấy má con ưa ngồi hong tóc, nhổ những sợi bạc, hoặc bày ra đĩa xoài chua, cóc chua chấm muối ớt. Và nơi đặt mấy cái cà ràng khói ám má mình giăng cái võng dù tranh thủ ngã lưng trong lúc chờ cơm sôi, chờ khoai chín trong nồi.

          Ngó thấy má nằm trong khói bếp cay mù chắc là ba thấy áy náy, thấy ngứa ngáy chân tay. Bên hè lại mọc lên căn nhà hai mái lợp lá dày, bốn bề trống trơn không phên vách. Ba nói “ Làm chỗ này cho má mầy giăng võng nằm chơi”. Món quà ba dành cho má nhưng ai đấy đều mê. Nhà có năm người mà treo gần chục cái võng, chia nhau nằm không hết, để võng trống cho gió thốc thấu quăng quật tơi bời.

          Trước cả nhà chỉ gặp nhau ở mâm cơm, giờ buổi chạng vạng trong nhà võng cũng đông đủ mặt. Muỗi cỏ bay dìu dặt, ba quạt cái mẻ ung. Nằm giữa đám khói thơm thơm phảng phất từ mấy gộc củi mục, trong tiếng võng kêu cót két cọt kẹt, trong gió hiu hiu, mưa liu riu, chỉ thiếu tiếng ai đó ầu ơ là đủ bộ sướng rồi.

(Trích Một gian nhớ đầy – In trong tập Bánh trái mùa xưa, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Hội Nhà Văn

Thông điệp mà tác giá muốn gửi đến người đọc qua đoạn trích là gì?

0

TK :

Câu 1 :

Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt Đèn" của Ngô Tất Tố là một biểu tượng sâu sắc của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Chị Dậu được miêu tả là người phụ nữ nông dân nghèo khổ, chịu đựng nhiều áp bức và bất công từ xã hội phong kiến thời bấy giờ. Tuy nhiên, chị lại sở hữu một tâm hồn mạnh mẽ và một ý chí kiên cường không khuất phục trước số phận.

Chị Dậu thể hiện tình thương vô bờ bến dành cho chồng và con cái, sẵn sàng hy sinh và chấp nhận những đau khổ để bảo vệ gia đình mình. Điểm nổi bật nhất của chị Dậu là sự vùng lên mạnh mẽ trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", khi chị đã dám đứng lên chống lại bọn cai lệ để bảo vệ chồng mình. Hành động này không chỉ thể hiện lòng dũng cảm mà còn là biểu hiện của tinh thần đấu tranh chống lại sự áp bức, bất công.

Chị Dậu cũng là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam hiền lành, thật thà, chăm chỉ làm ăn, luôn yêu thương và quan tâm đến chồng. Nhưng khi hoàn cảnh đẩy đến bước đường cùng, chị đã thể hiện sức mạnh tiềm ẩn, sẵn sàng đánh đổ mọi rào cản để bảo vệ những người thân yêu của mình.

Qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã phản ánh một cách chân thực và sâu sắc cuộc sống cùng khổ của người nông dân dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, đồng thời bày tỏ lòng cảm phục đối với sức mạnh nội tâm và ý chí phản kháng của người phụ nữ. Chị Dậu không chỉ là một nhân vật tiêu biểu trong văn học mà còn là nguồn cảm hứng cho những ai đang tìm kiếm sức mạnh để vượt qua khó khăn và đấu tranh cho công lý.

Câu 2 :

     Xây dựng kế hoạch nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng .

- Mục tiêu:

Xây dựng và phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học.

- Đối tượng hưởng lợi: Học sinh

- Nội dung công việc thực hiện:

Đổi mới hoạt động thư viện là yêu cầu cấp thiết hàng đầu để phát triển văn hóa đọc trong trường học. Hình thức tổ chức và hoạt động thư viện cần được thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo. Tạo không gian xanh để quá trình đọc sách diễn ra thuận lợi hơn, học sinh có nhiều cảm hứng và sự yên tĩnh để thẩm thấu giá trị mà sách mang lại. Cán bộ thư viện cần năng động, cập nhật, lựa chọn, bổ sung các đầu sách phù hợp tạo nên kho sách đa dạng, phong phú, sắp xếp sách khoa học theo từng chủ đề, từng mảng cụ thể để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn. Tổ chức các tiết đọc hiệu quả tại thư viện, nếu điều kiện phù hợp có thể tổ chức trại đọc để thu hút học sinh tham gia. Tổ chức các cuộc thi quay video, giới thiệu sách nhằm mang đến sân chơi hấp dẫn, thú vị, tránh đơn điệu, nhàm chán. Mỗi tháng, nhân viên thư viện phối hợp với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn, tùy theo từng chủ đề, chủ điểm, lựa chọn các cuốn sách hay, giàu ý nghĩa để giới thiệu cho học sinh, hướng dẫn các em phương pháp đọc sách hiệu quả. Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam và ngày văn hóa đọc, các nhà trường cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để tôn vinh giá trị của sách, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách đến học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân để sách thực sự đi vào đời sống, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Các cuộc thi như giới thiệu sách, tìm hiểu về nhà văn và tác phẩm, kể chuyện theo sách…sẽ là những diễn đàn ý nghĩa để chúng ta xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.Bên cạnh đó, thông qua đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học để xây dựng và phát triển văn hóa đọc cũng là một giải pháp quan trọng. Giáo viên xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách nhằm trau dồi tri thức, làm giàu có thêm vốn sống, vốn hiểu biết và những trải nghiệm quý giá. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật đọc hiệu quả, cách sử dụng kết quả đọc, cách lập thư mục tài liệu tham khảo…Dạy cách đọc sách là một cách thức dạy học sinh tự học, tự phát huy tiềm năng, tự phát triển toàn diện theo nhu cầu, sở thích của mỗi cá nhân. Theo tinh thần “chuyển giao nhiệm vụ học tập cho mỗi học sinh”, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo, sử dụng thêm các ngữ liệu từ sách, báo, tạp chí để học sinh chủ động khai thác thông tin, giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách sáng tạo, hứng thú. Đối với mỗi môn học, giáo viên cần có kế hoạch hướng dẫn học sinh đọc thêm sách báo nào, loại nào để củng cố kiến thức, loại nào để mở rộng, nâng cao…

- Kết quả đạt được: Trau dồi thói quen đọc sách.

Nhiều cuốn sách hay đã được nhân rộng đến cộng đồng

19 tháng 5

ngữ văn : 9,9

anh : 8

toán : 8

thấp quá :(

19 tháng 5

Toán : 9

Văn : 9

Tiếng anh : 10

ko cân đối

19 tháng 5

đây là đoạn văn ngắn khoảng bao nhiêu câu hay là bài văn luôn ạ ?

19 tháng 5

Tham Khảo :

- Lời kể trong "Xuân Tóc Đỏ cứu quốc" không chỉ là phương tiện truyền đạt câu chuyện tới độc giả mà còn là công cụ để ca ngợi lòng dũng cảm và sự hy sinh anh dũng trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước.

-Đồng thời, lời kể cũng mang lại cho độc giả những trải nghiệm đầy cảm xúc và suy tư, ngẫm nghĩ về về tinh thần bất khuất, kiên cường của những người anh hùng của dân tộc. 

19 tháng 5

Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, 1 tháng trước khi tác giả qua đời vì bệnh nặng. Vậy mà bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của ông, ta không hề cảm thấy sự bi quan từ bỏ mà lại thật vui tươi, rộn ràng, cho thấy ông là một người yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu đất nước và một lòng hướng về đất nước, muốn hóa thân với thiên nhiên để được cống hiến chân thành, thầm lặng.