K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2019

*Tích cực ( ý nghĩa )

- Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ

- Phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết thức thời

- Đap ứng phần nào nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân

- Chuẩn bị cho sự ra đời cho trào lưu duy tân ra đời vào đầu thế kỉ XX

*Tiêu cực

-Lẻ tẻ, rời rạc

- Không xuất phát từ nhu cầu thực tế ( giải quyết 2 mâu thuẫn trong xã hội )

- Một số đề nghị cải cách chưa phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ

- Nhà Nguyễn khước từ, không tiếp nhận

2 tháng 2 2020

* Về kinh tế:

- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

*Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

2 tháng 2 2020

- Trong nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Trong công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...



1 tháng 5 2019

Nội dung: đội mới nội trị, ngoại giao, kinh tế xã hội

Kết cục:nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực nên từ chối mỏi sự cải cách, kể cả nhũng cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện.Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

7 tháng 3 2021

- Trong nông nghiệp:

+ Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

+ Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.

- Trong công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

 

 

2 tháng 5 2019

1. Phong trào Cần Vương ( 1885-1896)

Diễn biến (2 gđ )
a, Gđ1 :1885-1888 (SGK)
- Hưởng ứng chiếu Cần Vương , phong trào kháng chiến bùng lên rộng khắp ở Bắc vs Trung kì , nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra

- TD Pháp ráo riết truy lùng T T Thuyết ( đưa vua Hàm Nghi căn cứ Sơn Phòng , Phú Gia thuộc Hương Khê , Hà Tĩnh). Quân giặc lùng sục , ô lại đưa vua về lại Quảng Bình - lm căn cứ chỉ huy chung phong trào khắp nơi

- Trc những khó khăn ngày cang lớn T T Thuyết sang TQ cầu viện (cuối 1886)
- Cuối 1888 , quân P có tay sai dẫn đg , đột nhập vào căn cứ , bắt sống vua Hàm Nghi và cho đi đày biệt xứa sang Angiêri ( Châu Phi )

b, Gđ 2:1888- 1896(Phần 2 SGK)

- Vua HN bị bắt , ptrào khởi nghĩa vũ trang vẫn tiếp tục pt

- Nghĩa quân chuyển địa bàn hđ từ đồng = lên trung du miền núi và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn , khiến P lo sợ vs pải đối phó nhiều năm
Ý nghĩa ptào Cần Vương:
- Mặc dù thất bại xong các cuộc kn trong ptrào Cần Vương đã nêu cao tinh thần y nc,ý chí chiến đấu kiên cường , quật khởi của nd ,lm cho TD Pháp bị tổn thất nặng nề , hơn 10 năm sau mới bình định đc VN
- Các cuộc kn tuy thất bại nk tạo tiền đề vững chắc cho các ptrào đấu tranh giai đoạn sau

- Các cuộc kn cho thấy vai trò lánh đạo của giai cấp pk trong lich sử đấu tranh của dân tộc
2.Phong trào y nc đầu tk XX

- Phong trào Đông Du (1905-1909)
-Phong trào Đông kinh Nghĩa thục (1907)
- Cuộc vận động Duy Tân vs ptrào chống thuế ở Trung Kì (1908)
=> NX:
- Ưu điểm

+ Ptrào diển ra sôi nổi mạnh mẽ -> P lo lắng đối phó
+ Nhiều hình thức pp , người lao động tiếp thu đc những giá trị tiến bộ của ptrào lưu tư tưởng DCTS