K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2021

Câu 1 :

- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật ,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật , cây cối , đồ vật ,... trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ , tình cảm của con người

- Ba kiểu nhân hóa thường gặp là :

1. Dùng những từ vốn gọ người để gọi vật

2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động , tính chất của vật

3. Trò chuyện , xưng hô với vật như đối với người

23 tháng 1 2021

Câu 2 :

- So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đỗi chiếu các sự việc , sự vật này với các sự việc , sự vật khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt

- Hai kiểu so sánh mà chúng ta thường gặp :

1. So sánh sự vật này với sự vật khác

2. So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại

27 tháng 1 2021

Where???

22 tháng 1 2021

I. Mở bài

  • Giới thiệu chung về mùa xuân
  • Không phải ngẫu nhiên mà người ta lấy mùa xuân làm mùa khởi đầu cho cả một năm. Cũng không phải ngẫu nhiên, mùa xuân trở thành mùa được chờ đón háo hức nhất. Xuân đến, cảnh vật, đất trời và con người đều có sự đổi thay. Mỗi mùa đều có ý nghĩa riêng của nó, nhưng ý nghĩa của mùa xuân có lẽ sâu sắc hơn rất nhiều.

II. Thân bài

a. Thiên nhiên mùa xuân

  • Mưa xuân lất phất bay trong gió, không đủ để ướt tóc nhưng cũng khiến lòng người phấp phới.
  • Cái lạnh vẫn thấm vào từng thớ thịt, nhưng lại mất đi cái tê tái lạnh lẽo của những ngày đông. Mùa xuân mang theo làn gió ướp hơi nắng nên không làm buốt lòng người.
  • Thỉnh thoảng, mặt trời lại ló rạng sau bao ngày đông lẩn trốn. Tia nắng nhẹ nhàng đậu trên những mái hiên, ngọn cỏ. Nắng dịu nhẹ như nàng thiếu nữ mới lớn, làm không khí ấm áp trở lại.

b. Khung cảnh đất trời mùa xuân

  • Cây cối mới hôm qua còn ngủ quên trên những cành xơ xác, nay như bừng tỉnh trở lại. Những chiếc lá non xanh nhú trên đầu cành, như còn e ấp với đất trời. Sắc xanh bừng lên giữa khu vườn để báo hiệu một cuộc sống mới. Có những loài hoa thì đã kịp bung hương toả sắc, như tô điểm cho đất trời những ngày sang xuân.
  • Trên cành, có những chú chim ríu rít, có đàn én trở về sau những ngày đông đi cư trú. Chú mèo mướp nằm dài trước hiên nhà, lười biếng đón lấy ánh nắng mặt trời. Tất cả dường như thư thả hơn trong những ngày sang xuân này.
  • Ngoài đường, khung cảnh thật nhộn nhịp tươi vui. Người đi chợ, người bán hàng, người chở đào quất về nhà. Sắc đào sắc mai điểm xuyết cả con đường làng. Nhà ai đó có khói bếp bay lên, là mùi của bánh chưng- đặc sản của những ngày tết.
  • Mọi vật dường như đang thay đổi nhanh chóng, sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ.

c. Con người trong mùa xuân

  • Những người mẹ, người bà, người chị nhanh nhẹn quét dọn nhà cửa, đi chợ sắm tết. Ngày tết, người phụ nữ luôn là người làm việc nhiều nhất. Nhưng nhìn gương mặt của họ, có lẽ họ hạnh phúc vì được chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình.
  • Ông bà con cháu ngồi quây quần lại với nhau để cùng gói bánh chưng. Người lớn hướng dẫn trẻ nhỏ, tiếng cười cứ thế vang dội đi khắp nơi. Mỗi tấm bánh chưng được gói ra chính là yêu thương đong đầy trong đó.
  • Những ngày tết này, người lớn thường mừng tuổi trẻ con, như một lời chúc may mắn, mong đứa trẻ khoẻ mạnh vui tươi. Người ta luôn cười đùa hỏi thăm nhau trong những ngày đầu năm mới, chúc nhau những điều thật tốt đẹp nhất.

d. Ý nghĩa của mùa xuân

  • Mùa xuân là mùa của tươi mới, mùa của thay da đổi thịt. Những chuyện buồn của năm cũ sẽ qua đi, để người ta được quyền ước mong về điều hành phúc sẽ đến.
  • Mùa xuân cũng là mùa của đoàn viên, để tình yêu thương lại có dịp được tuôn trào. Những đứa con khi xa quê, mùa xuân sẽ là lúc họ trở về bên những người yêu thương của mình.

III. Kết bài

Nêu cảm xúc của chính mình về mùa xuân

Mai này, dù có đi xa, có tung cánh trên bầu trời cao rộng, em sẽ không bao giờ quên những mùa xuân mà mình đang được hưởng. Em sẽ nhớ mãi về niềm hạnh phúc, về mái ấm tình thương những ngày mùa xuân. Có lẽ, bởi chính như vậy mà mùa xuân luôn là khoảnh khắc được mong đợi nhiều nhất.

21 tháng 1 2021

Đáp án :

- Cụm danh từ là : 

+) Hồi ấy

+) Một người làm nghề đánh cá

+) Một đêm nọ

+) Một bến vắng

21 tháng 1 2021

điền vào bảng cụm dt nx

 Cách viết thư UPU lần thứ 50

Để nắm được cách viết thư UPU lần thứ 50 hay trước hết các em phải nắm được và hiểu rõ về thông điệp chủ đề viết thư UPU 50.

- Bức thư viết dưới dạng văn xuôi và theo đúng thể thức của một bức thư: Phần đầu thư luôn có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; Phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; Phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.

- Viết bức thư của mình bằng những câu văn rõ ràng, mạch lạc và có cảm xúc. Nên tránh cách viết thư theo kiểu trình bày tư liệu khô khan, liệt kê hay kể lể chung chung. Nếu trong bức thư có nhiều hình ảnh sinh động, hoặc cách so sánh hợp lý thì càng lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Những bức thư đoạt giải cao thường là những bức thư làm lay động trái tim người đọc không chỉ bởi ý tưởng, kết cấu bức thư mà còn bởi những cảm xúc chân thành mà người viết thể hiện.

- Các em chú ý không viết bức thư dài quá 800 từ và lưu ý một nguyên tắc quan trọng là không viết tên hay địa chỉ của mình (tức là không viết thông tin cá nhân) trong nội dung bức thư.

Một bức thư tham gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU không phải là bức thư thông thường, mà là một bức thư văn học, một bức thư có sự sáng tạo và cảm xúc để tạo nên sự khác biệt. Các em là tác giả của bức thư, nên phải chủ động trong cách trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình và cố gắng diễn đạt vấn đềmột cách thuyết phục nhất.

Tại thời điểm này cũng là vừa tròn một năm thế giới phát hiện ra dấu vết ca nhiễm COVID – 19 đầu tiên và không lâu sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo “tình trạng khẩn cấp quốc tế” và công bố dịch viêm đường hô hấp cấp COVID – 19 do nhiễm virus SARS – CoV – 2 là “đại dịch toàn cầu”. Tại thời điểm này, thế giới đã có tới hơn 55 triệu ca nhiễm và hơn 1,25 triệu ca tử vong, tốc độ lây lan của đại dịch COVID – 19 vẫn rất nghiêm trọng và mọi quốc gia trên thế giới đều đang phải gồng mình chống dịch. Nói một cách khác, tại thời điểm này, các quốc gia nói chung và mỗi cá nhân chúng ta nói riêng đều đang có những “trải nghiệm” khác nhau về đại dịch COVID – 19.

Một cách chung nhất, trải nghiệm là sự cảm nhận, trải qua và đọng lại trong ý thức, suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân khi tham gia vào một hoạt động nào đó. Chúng ta đã và đang sống những ngày tháng đầy biến động và nhiều lo âu của “năm COVID - 19”. Nói một cách cụ thể hơn, đại dịch COVID – 19 đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới rộng lớn, làm thay đổi cuộc sống của mỗi chúng ta. Các em hãy gọi tên chính xác những “trải nghiệm” của mình về đại dịch này để viết trong bức thư của mình nhé. Đó là:

- Em đã hiểu về dịch bệnh này như thế nào; em đã trang bị những kiến thức cần thiết để biết cách tự bảo vệ bản thân mình và sống chung với nó hay chưa?

- Dịch bệnh COVID – 19 đã có những ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em, từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, việc học tập, việc gặp gỡ, tiếp xúc với những người xung quanh mình, việc đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng, tham quan, du lịch…

- Em đã từng sống ở một khu vực nào phải cách ly khi khu phố hay ngôi làng của em có người nhiễm COVID – 19?

- Trong gia đình em có những người tham gia trực tiếp vào công tác phòng chống dịch bệnh, thầm lặng đóng góp vào thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID – 19?

- Em có giấc mơ nào về việc tìm ra vắc xin phòng chống COVID – 19 và thế giới sẽ được bảo vệ trong “trạng thái bình thường mới”?

- Đặc biệt, là một công dân Việt Nam, em có những trải nghiệm đặc biệt như thế nào về đất nước mình, quốc gia có những thành tựu đáng tự hào trên mặt trận phòng chống dịch COVID – 19?

Mỗi năm, Liên minh Bưu chính thế giới UPU thường chọn một vấn đề hết sức nổi bật, những vấn đề mang tính toàn cầu và đầy tính nhân văn để đưa ra chủ đề của cuộc thi. Vì thế, khi tham gia cuộc thi, chúng ta không chỉ rèn kỹ năng viết văn mà còn được thể hiện những hiểu biết và tình cảm của mình về những vấn đề mang tầm vóc thời đại.

Đức Long Quân cho mượn gươm thần giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến tận xương tủy mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc nhưng thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua.  Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân chiến thắng quân giặc, mang lại cuộc sống hòa bình, yên ấm cho nhân dân nên đã cho mượn thanh gươm thần. SỞ dĩ cho mượn mà không tặng hẳn bởi vì Đức Long Quân như có ý nhắc nhở Lê Lơik không nên ỷ lại quá nhiều vào bảo vật của trời đất, đã là thuộc về cõi tiên thì cuối cùng cũng trong tay của thần, nó chỉ về đúng chỗ mà thôi. Hơn nữa Long Quân cũng muốn nhắc nhở Lê Lợi về việc khi đất nước lâm nguy thì dùng vũ khí đánh giặc còn khi đã thái bình rồi thì nên dùng đạo để bình dân chứ không phải vũ khí. Hơn nữa việc trả lại gươm đã giải thích cho tên gọi Hồ Gươm cũng như hồ Hoàn Kiếm.

21 tháng 1 2021

đánh dấu câu đc ko bn

Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm,...
Đọc tiếp

Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về

a) Đoạn văn trên miêu tả sự vật, hiện tượng gì?

b) Nhà văn đã miêu tả những phương diện nào và tả như thế nào để làm sự vật, hiện tượng đó hiện lên một cách sinh động?

1

Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về

a) Đoạn văn trên miêu tả sự vật, hiện tượng gì?

=>  Đoạn văn nói về vẻ đẹp trữ tình , nên thơ của dòng sông Đà

b) Nhà văn đã miêu tả những phương diện nào và tả như thế nào để làm sự vật, hiện tượng đó hiện lên một cách sinh động?

=> Sử dụng các biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa :  "Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về"