K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2017

Các cụm từ "chiếc nôi xanh", "cái máy điều hoà khí hậu" đều biểu thị cây cối nhưng mang tính hình tượng và biểu cảm hơn. Chiếc nôi và cái máy điều hoà đều là những vật thể mang lại những lợi ích cho con người. Dùngchúng để biểu hiện cây cối khiến cho câu văn vừa mang tính cụ thể, hình tượng vừa tạo được cảm xúc thẩm mĩ.

4 tháng 5 2017

Trong câu tục ngữ, các từ "đứng" và "quỳ" được dùng với nghĩa chuyển. Chúng không dùng để biểu thị các tư thế của thân thể con người mà theo lối ẩn dụ để biểu hiện nhân cách, phẩm giá. "Chết đứng" là chết một cách hiên ngang, có khí phách. "Sống quỳ" là sống quỵ luỵ, hèn nhát. Phép chuyển nghĩa này đã cụ thể hoá những điều trừu tượng, vì vậy cách diễn đạt trở nên hình tượng và biểu cảm.

a/ Hãy phân tích và chữa lại những từ dung không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: -Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h30, tại km19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. -Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b/ Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ...
Đọc tiếp

a/ Hãy phân tích và chữa lại những từ dung không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:

-Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông:

Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h30, tại km19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.

-Trong một bài văn nghị luận:

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp.

b/ Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:

Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù: bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù.

Chú ý cách dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng… của Chí Phèo).

Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?

0
a/ Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau: -Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ. -Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình. b/ Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu sau: -Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn. -Ngôi...
Đọc tiếp

a/ Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau:

-Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.

-Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.

b/ Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu sau:

-Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.

-Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.

-Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.

-Ngôi nhà đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà.

c/ Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi  và chữa lại:

Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương.Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hoà thuận hạnh phúc với cha mẹ. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời.Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thuỳ mị. Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thuý Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.

1
12 tháng 3 2019

a. Phát hiện và sửa lỗi về ngữ pháp trong những câu sau

Câu đã cho

Phát hiên và sửa lỗi

Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.

Người viết không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ. Kiểu sai này có những cách chữa như sau:

+ Bỏ từ “qua” ở đầu câu;

+ Bỏ từ “của” và thay vào đó bằng dấu phẩy;

+ Bỏ các từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy.

Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.

Cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ các thành phần chính. Kiểu sai này có những cách chữa như sau:

+ Thêm chủ ngữ thích hợp, ví dụ: “Đó là lòng tin tưởng...”',

+ Thêm vị ngữ thích hợp, ví dụ “Lòng tin tưởng... đã dược biểu hiện trong các tác phẩm”.

b. Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu văn sau:

(1) Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.

(2) Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.

(3) Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.

(4) Ngôi nhà đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống của bà.

Câu (1) sai vì không phân định rõ thành phần phụ ở câu đầu với chủ ngữ, các câu sau đều đúng.

c. Xem đoạn văn mục 3c. SGK trang 66

Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi và chữa lại.

Cái sai của đoạn văn chủ yếu ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu. Sự sắp xếp các câu lộn xộn, thiếu lôgíc. Cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đoạn mạch lạc, phát triển hợp lý. Có thể sửa như sau:

Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm đềm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.

a/ Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau: -Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt. -Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng. -Số người mắc bệnh và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần. -Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt...
Đọc tiếp

a/ Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau:

-Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.

-Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.

-Số người mắc bệnh và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.

-Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

b/ Lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các câu sau:

-Anh ấy có một yếu điểm :không quyết đoán trong công việc.

-Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết.

-Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt.

-Bọn tôi đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm.

-Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói  đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú.

0
a/ Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết (chính tả); chữa lại cho đúng: -Không giặc quần áo ở đây. -Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi. -Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi. b/ Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng...
Đọc tiếp

a/ Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết (chính tả); chữa lại cho đúng:

-Không giặc quần áo ở đây.

-Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.

-Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi.

b/ Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân:

-Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại về nhà quê?

-À… chuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể. Dưng mờ… chẳng qua cũng là do cái duyên, cái số…Gì thế cháu?

-Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy.Trời bác nói là giời […]. Nhưng mà bác nói là dưng mờ. Bảo bác nói là bẩu.

-Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mờ, cháu…

0
10 tháng 5 2019

Hỏi đáp Ngữ văn

Hỏi đáp Ngữ văn

Hỏi đáp Ngữ văn

10 tháng 5 2019
I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Vị trí, nội dung

II. Thân bài

1. Lời nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều (12 câu thơ đầu)

a. Hai câu đầu: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều

* Lời lẽ trao duyên

- Cậy: + Là một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói >< nhờ, mong (thanh bằng)

+ Cũng mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ nhưng cậy còn mang thêm sắc thái hàm ý về sự hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng

- Chịu: Nài ép, bắt buộc, không thể không nhận >< nhận: mang tính tự nguyện

* Cử chỉ trao duyên

- Lạy, thưa:

+ Là thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.

+ Hành động của Kiều tạo ra sự trang nghiêm, thiêng liêng cho điều sắp nói ra

→ Qua cách nói thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều

→ Sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du

b. Mười câu tiếp: Lí lẽ trao duyên của Kiều.

* 4 câu thơ tiếp: Kể về mối tình với chàng Kim

- Thành ngữ: “ Giữa đường đắt gánh tương tư”

- Hình ảnh: “Mối tơ thừa”

- Hành động: “ Quạt ước, chén thề”

→ Bằng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều

* 6 câu thơ sau: Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em.

- Gia đình Kiều gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”

- Kiều buộc phải chọn 1 trong 2 con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình.

→ Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.

- “Ngày xuân em hãy còn dài”

→ Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước

- “Xót tình máu mủ thay lời nước non”

→ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều

→ Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời

⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

♦ Tiểu kết:

- Nội dung: 12 câu thơ đầu là diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều trong lúc nói lời trao duyên

- Nghệ thuật: Sử dụng các điển tích, điển cố, các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ tinh tế, chính xác giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

2. Kiều trao kỉ vật và dặn dò Vân (14 câu thơ tiếp theo)

a. Sáu câu đầu: Kiều trao kỉ vật

- Kỉ vật; Chiếc vành, bức tờ mây

→ Kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.

- Từ “giữ - của chung – của tin”

+ “Của chung” là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa

+ “Của tin” là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim – Kiều: mảnh hương, tiếng đàn

→ Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.

b. Tám câu thơ tiếp: Lời dặn dò của Kiều

* Kiều dự cảm về cái chết

- Hàng loạt các từ ngữ, hình ảnh gợi về cái chết: hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan

→ Dự cảm không lành về tương lai, sự tuyệt vọng tột cùng. Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận. Hồn không sao siêu thoát được bởi trong lòng đang nặng lời thề ước với Kim Trọng

→ Ta thấy được sự đau đớn, đầy tuyệt vọng của Kiều, đồng thời thể hiện tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim trọng của Kiều

* Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân

- “Đền nghì trúc mai”: Đền ơn đáp nghĩa.

- “Rưới xin giọt nước”: Tẩy oan cho chị.

→ Nỗi bứt rứt, dằn vặt trong lòng Kiều. Lúc này, Kiều như càng nhớ, càng thương Kim Trọng hơn bao giờ hết.

♦ Tiểu kết:

- Nội dung: 14 câu thơ tiếp là một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.

- Nghệ thuật: Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, độc thoại nội tâm.

3. Tám câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng

- Hình thức: Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại

- Tâm trạng: Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”

→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi

- Nghệ thuật đối lập: quá khứ >< hiện tại

→ Khắc sâu nỗi đau của Kiều trong hiện tại.

- Các hành động

+ Nhận mình là "người phụ bạc"

+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu

+ Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý

♦ Tiểu kết

- Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.

- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: Đây là trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại hiều xúc cảm nơi người đọc.

4 tháng 1 2018

Ở đây ạ :

==> Soạn văn bài: Tóm tắt văn bản tự sự sgk trang 120-122 - Văn 10 tập 1 - Tech12h.com

2 tháng 5 2017

Ý kiến thích hợp nhất là ý kiến d. Bởi các ý kiến khác đều không phù hợp lí giải cho hình ảnh “Tráp đựng kiếm có tiếng kêu”.

2 tháng 5 2017

Lối ghi chép của Ngô Sĩ Liên trong văn bản này rất đặc biệt, ông không ghi chép tuần tự theo thời gian như những tác phẩm lịch sử khác mà ông. Trong tác phẩm này, Ngô Sĩ Liên dùng thời gian với chức năng để dự báo : “ Tháng 6, ngày 24, sao sa”. Mốc thời gian này gắn liền với cái chết của Trần Quốc Tuấn, bởi theo quan niệm của người xưa, khi có sao sa là điềm báo xấu.

Sau khi trình bày thời gian cụ thể mang chức năng điềm báo trong tương lai thì Ngô Sĩ Liên lại quay về khoảng thời gian thực tại để kể chuyện về Trần Quốc Tuấn. Sau đó tác giả lại dẫn ra mốc thời gian “Tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất”,dẫn ra mốc thời gian, tác giả lại quay lại trình bày những công lao, đức độ của Trần Quốc Tuấn như một sự lí giải cho những danh hiệu cao quý mà ông được vua Trần phong tặng.
_ Cách kể chuyện mạch lạc, sáng ý vừa tái hiện lại bức chân dung của nhân vật vừa giữ được mạch truyện hợp logic.