K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2017

Câu 1: - Để có sức khỏe tốt chúng ta cần:

Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng... (chú ý an toàn thực phẩm); hàng ngày tập luyện thể dục, thể thao; phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi mắc bệnh phải tích cực chữa bệnh triệt để...

- Ý nghĩa:

+ Mặt thể chất: giúp chúng ta có một cơ thể khõe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với mọi sự biến đổi của môi trường do đó hc tập và làm việc có hiệu quả

+ Mặt tinh thần: thấy sảng khoái, sống lạc quan yêu đời.

28 tháng 12 2017

Câu 2: Siêng năng, kiên trì là:

  • Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện sự cần cu, tự giác, mệt mỏi, làm việc thường xuyên, đều đặn.
  • Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
  • Ý nghĩa:
  • Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống
  • Ca dao tục ngữ nói về.........:
  • - Có chí thì nên
    - Hữu chí cánh thành.( nghĩa như câu trên )
    - Có chí làm quan, có có gan làm giàu.
    - Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
    - Mưu cao chẳng bằng chí dày.
    - Thua keo này bày keo khác.
    - Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
    - Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
    - Ai đội đá mà sống ở đời.
    - Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già.
    - Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
    - Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.
    - Có cứng mới đứng được đầu gió.
    - Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.
    - Mảng lo khó, bó không chặt.
    - Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.
    - Kiến tha lâu đầy tổ.
    - Có công mài sắt có ngày nên kim.
    CA DAO:
    - Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
    Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
    - Dẫu rằng chí thiễn tài hèn
    Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.
    - Ai ơi giữ chí cho bền
    Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
    - Hãy cho bền chí câu cua,
    Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.
    - Người đời ai khỏi gian nan
    Gian nan có thuở thanh nhàn có khi.
    - Có bột mới gột nên hồ
    Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
    - Ai ơi giữ chí cho bền
    Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai.
    - Trời nào có phụ ai đâu
    Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
    - Non cao cũng có đường trèo
    Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.
    - Non cao cũng có đường trèo
    Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên.

Câu 1

Điểm giống nhau: Đều dựa vào kinh tế và quyền lực để phân chia giai cấp. Lấy ví dụ: Quyền lực của Vua là lớn nhất nên vua có đặc quyền về kinh tế, đặc quyền về lợi ích và do đó, Vua ở trên cao nhất trong sơ đồ giai cấp. Còn nông dân chỉ là những người lao động trên đất của Vua nên chỉ có những quyền lợi nhỏ hoặc không có, thậm chí còn chịu thiệt thòi.
Điểm khác biệt chính là ở phương Tây có sự xuất hiện của tầng lớp chủ nô và nô lệ. Phương Đông không xuất hiện giai cấp này do đặc thù lao động của họ

Câu 3

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Ai Cập ,Lưỡng Hà, Ấn Độ ,Trung Quốc

Câu 4 +5

- Về kinh tế:
+ Phương Đông: Là nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, có kết hợp với thủ công nghiệp nhỏ lẻ mang tính gia đình và buôn bán trao đổi đơn giản trong phạm vi hẹp.
+ Phương Tây: Nền kinh tế phát triển theo hướng thủ công nghiệp và thương mại là chính, mang tính "chuyên nghiệp".

Câu 7

Vẽ sơ đồ bộ máy Nhà nước Âu Lạc,Lịch sử Lớp 6,bài tập Lịch sử Lớp 6,giải bài tập Lịch sử Lớp 6,Lịch sử,Lớp 6

28 tháng 12 2017

Trả lời nhanh hộ mik vs huhu khocroi gianroi

28 tháng 12 2017

Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã..
>>>>Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, là ở vùng Đông Nam Á vì vùng này khí hậu ẩm và có điều kiện lí tưởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên gần đây, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á, những nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên. Còn ở Trung Quốc, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch>>> nó được chứng minh qua các câu chuyện cổ tích của Việt Nam và các quốc gia đông nam áz

28 tháng 12 2017

Vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước nữa. "Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn".
Giữa lúc đó, ở phương Bắc, nhà Tần thông nhất Trung nguyên. Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (hay Âu Việt), vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng, sử cũ Trung Quốc chép: “Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt... Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”.
Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.
Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu - Lạc Việt đã làm quân Tần như “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong". Sáu năm sau, “người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư”. Nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.

28 tháng 12 2017

* Nguyên nhân:

Sau khi tiêu diệt 6 nước Sơn Đông, thống nhất Trung Quốc và lên ngôi Hoàng đế, Tần Thủy Hoàng tiếp tục ý định mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam. Phía bắc, ông sai Mông Điềm mang 30 vạn quân đánh đuổi người Hung Nô, lập ra 44 huyện và xây Vạn Lý Trường Thành. Phía nam, từ khi diệt nước Sở năm 223 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thu phục một bộ phận Bách Việt, lập ra quận Cối Kêvà Mân Trung. Kế tục chủ trương "bình Bách Việt" của các vua Sở thời Chiến Quốc, Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía nam.

* Diễn biến:

Vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước nữa. "Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn".
Giữa lúc đó, ở phương Bắc, nhà Tần thông nhất Trung nguyên. Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (hay Âu Việt), vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng, sử cũ Trung Quốc chép: “Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt... Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”.
Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.
Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu - Lạc Việt đã làm quân Tần như “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong". Sáu năm sau, “người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư”. Nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.

* Kết quả:

Chiến tranh Việt-Tần là cuộc đụng độ lịch sử đầu tiên giữa người Việt và nước Trung Hoa thống nhất (không tính tới những cuộc chiến giữa nước Sở và người Bách Việt thời Chiến Quốc). Các sử gia hiện đại Việt Nam coi đây là cuộc chiến chống ngoại xâm đầu tiên củaViệt Nam. Lãnh thổ nhà Tần đã mở rộng về phía nam, bao gồm các quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà dời vài chục vạn người đến vùng Ngũ Lĩnh (Việt Thành, Đồ Bang, Manh Chữ, Kỵ Điền, Đại Dữu (thuộc Hồ Nam), Cần (Giang Tây), Việt (thuộc Quảng Đông) và Quế (thuộc Quảng Tây). Từ đây Lưỡng Quảngthuộc về Trung Quốc.

Cuộc chiến chống Tần của người Bách Việt kéo dài trong khoảng 10 năm, trong đó người Tây Âu và Âu Việt đụng độ quân Tần trong khoảng 6 năm (từ năm 214 TCN). Các tộc người Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt… đã bị chinh phục nhưng người Âu Việt và Tây Âu đã chiến thắng. Bước nam tiến của nhà Tần bị chặn lại sau thiệt hại nặng trong cuộc đụng độ này cùng cái chết của tướng Đồ Thư.

Sau khi Nhị Thế bãi binh, Trung Nguyên đại loạn, nhà Tần suy sụp. Triệu Đà đã làm theo kế của Nhâm Ngao, ly khai nhà Tần sắp mất mà hình thành ra nước Nam Việt.

Theo các sử gia Việt Nam hiện đại thì ở phía nam, gần như cùng thời điểm đó, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, thủ lĩnh người Việt là Thục Phán đã thay thế Hùng Vương và thành lập nước Âu Lạc vào khoảng năm 207 TCN.

Sau khi nhà Tần mất 4 năm, Lưu Bang diệt Tây Sở thống nhất thiên hạ năm 202 TCN, lập ra nhà Hán. Nhà Hán phải đối phó với Hung Nô phía bắc và các chư hầu mới, không tính tới việc thôn tính Nam Việt. Gần như toàn bộ đất đai nhà Tầnmới mở ở phương nam lọt vào tay Triệu Đà, nhà Hán tiếp quản Trung Nguyên nhưng không tiếp quản được vùng này mà dùng ngoại giao coi Nam Việt như chư hầu.

Hai biến động lớn nhất sau cuộc chiến Việt-Tần là sự hình thành nước Nam Việt của Triệu Đà (quốc gia có sự Hán hóangười Bách Việt ở lãnh thổ miền nam Trung Quốc ngày nay) và nước Âu Lạc của Thục Phán thay thế Hùng Vương nướcVăn Lang (trên lãnh thổ miền bắc Việt Nam ngày nay).

28 tháng 12 2017

- Vật chất:

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

+ Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

+ Cư dân Việt cổ có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình ; cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức. Thường ngày, nữ mặc áo, váy ; nam đóng khố.

- Tinh thần: Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực). Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ. Dần dần hình thành một số tục lệ : cưới xin, ma chay ; lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.


28 tháng 12 2017

Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...

28 tháng 12 2017

c thóc lúa chúc bạn học tốt nha

cam ơn bạn nhiều

27 tháng 12 2017

Đời sống vật chất:

- Nhà ở phổ biến ở cư dân Văn Lang là nhà sàn.

- Làng chạ: thường vài chục gia đình sống quây quần.

- Đi lại chủ yều bằng thuyền.

- Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá.

- Về trang phục: Nam đóng khố, nữ mặc váy có yếm trên ngực.

Đời sống tinh thần:

- Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: người quyền quý, dân tự do, nô tì.

- Sự phân biệt giữa các tầng lớp vẫn còn chưa sâu sắc.

- Họ thường tổ chức lễ hội, vui chơi.

- Họ thờ cúng các lực lượng tự nhiên, chôn người chết kèm theo công cụ lao động và đồ trang sức.

- Họ ăn trầu, gói bánh trưng, bánh giầy.

27 tháng 12 2017

Chia buồn với bạn.

Tôi................... Chịu

28 tháng 12 2017

Câu 1.Trải qua hàng chục vạn năm lao động, những Người tối cổ đã mở rộng dần vùng sinh sống ra nhiều nơi như : Thẩm Ồm (Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái), Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn).
Họ cải tiến dần việc chế tác công cụ đá, làm tăng thêm nguồn thức ăn. Vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây, họ chuyển thành Người tinh khôn.
Dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang,
Thanh Hóa, Nghệ An. Công cụ chủ yếu của họ là những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

28 tháng 12 2017

Câu 2:

- Đời sống kinh tế :

+ Ngành kinh tế chính là nông nghiệp ;

+ Biết làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.

+ Thu hoạch lúa ổn định hằng năm.

- Các tầng lớp xã hội : 3 tầng lớp chính :

+ Nông dân công xã, đông đảo thất và là tầng lớp lao động, sản xuất chính trong xã hội.

+ Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua, quan lại và tăng lữ.

+ Nô lệ là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc ; thân phận không khác gì con vật.

- Tổ chức xã hội :

Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu :

+ Vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, được coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian.

+ Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương : giúp việc cho vua, lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội

27 tháng 12 2017

Nhận xét tổ chức nhà nước Âu Lạc: Nhà nước đơn giản sơ khai chưa có luật pháp và quân đội nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước.

26 tháng 8 2018

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Văn Lang

HÙNG VƯƠNG

LẠC HẦU LẠC TƯỚNG

(TRUNG ƯƠNG)

LẠC TƯỚNG LẠC TƯỚNG

(BỘ) (BỘ) BỒ CHÍNH BỒ CHÍNH BỒ CHÍNH

(CHIỀNG,CHẠ) (CHIỀNG,CHẠ) (CHIỀNG,CHẠ)

Nhận xét :Nhà nước Văn Lang còn rất sơ khai nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nước ta sau này.

đây là ý kiến của mình

nếu hay, đúng thì cho xin 1 tick

7 tháng 1 2018

Đe tao.......giở sách đã!!!!