K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 6 2018

bà Ba bán bánh bèo, bò bía bên bờ biển bị bọn Bỉ bắn bằng......bằng

10 tháng 6 2018

Bà Ba bán bóng bay bên bờ biển bị bom bắn bằng.. bằng... bằng

Chúc bạn học giỏi nha !

10 tháng 6 2018

trả lời

đêm đông đốt đèn đi đâu đấy đêm đông đốt đèn đi đại đội đêm đông

họk tốt

10 tháng 6 2018

muốn ma  mời mà ma muốn mời mo , mi , mu ,....  ma mời mênh mông . Mà ma muốn mít , mận , ....

10 tháng 6 2018

chịu

10 tháng 6 2018

Những câu thơ tiếp theo gợi lên hình ảnh bà mẹ hiền tần tảo, đảm đang, vừa địu con vừa giã gạo. Việc làm của mẹ thật cao cả: "Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội". Tình mẹ thương con mênh mông. Gối con thơ là vai gầy của mẹ. Nôi con nằm là lưng mẹ. Và tim mẹ đang cất lên lời ru tiếng hát. 

Còn cảm xúc của mik là :

Qua đoạn thơ trên , mik cảm thấy người mẹ rất hiền và luôn muốn con mik đc

1 cuộc sống ấm no , hạnh phúc . Và cũng qua bài thơ thì mik cũng thấy 1 điều rằng : " ko j có thể thay thế 

đc người mẹ và những tiếng hát ru của mẹ trong khi con mik đag còn bé . 

Còn hình ảnh những chú bộ đội thì cho ta thấy " Niềm hi vọng của mẹ cháy bỏng tâm hồn. Mẹ mong có nhiều gạo trắng thơm để nuôi bộ đội đánh giặc. Mẹ mơ ước con thơ sẽ lớn lên mang tầm vóc dũng sĩ "vung chày lún sân" như người anh hùng trong trường ca:

hok tốt nhé !

10 tháng 6 2018

Người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ.

Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại

10 tháng 6 2018

Gia đình chính là một tế bào,là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.

10 tháng 6 2018

Gia đình là một thành phần không quan trọng thể thiếu của mỗi chúng ta. Nó vừa là điểm khởi đầu cũng là nơi kết thúc của một đời người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Gia đình là tế bào của xã hội". Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước.

Trong quá khứ, tôi đã từng có một gia đình, nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tôi từ lúc mới lọt lòng. Tôi sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Tôi sống, sống trong sự quan tâm, sống trong sự chở che… Rồi dần dần, càng ngày tôi càng núp trong một cái bóng, cái bóng của chính tôi. Chẳng có gì tôi phải đụng tay đến, tôi chẳng được làm những gì mà mình thích. Tất cả phải theo ý bố mẹ…

đó phần mik gạch chân là câu trần thuật đơn có từ : là "

hok tốt

9 tháng 6 2018

bạn bè như be TC

10 tháng 6 2018

Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì,... Tùy nghề nghiệp, sở thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau,...

Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật.

"Bữa sáng là bữa của vua,...". Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để lấy sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt không hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì sợ không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng.

Một sáng nọ tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai.

Lại thấy hai sinh viên từ trong hẻm đi ra. Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một cậu hơi lúng túng: "Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?". Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng. Nhận thấy ổ bánh của mình, cậu nhanh nhẹn bẻ ra làm đôi và đưa một nửa cho bạn: "Chia đôi nhé! Hạt muối bé tí khi cần còn xẻ đôi được, huống chi ổ bánh to đùng này". Cậu nháy mắt, cười hồn nhiên.

Hai người, vẫn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy. Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đã gửi lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen bỗng hóa lạ lùng, tôi như vừa khám phá một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến.

Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng.

---< Bữa sáng ấm lòng >-----

9 tháng 6 2018

Tôi bước trên con đường quen thuộc. Trời hôm nay thật là đẹp. Trời xanh ngắt không một gợn mây. Ánh nắng vàng rải nhẹ xuống đường khiến tôi nhớ đến Mai biết bao nhiêu.

Người bạn đó không học cùng trường, cũng không học cùng lớp, mà tôi quen trong một trường hợp đặc biệt.

Cứ vào mỗi buổi chiều đi học về, tôi lại thấy một cô bé ăn mặc rách rưới đi bán bỏng ngô. Một hôm trời mưa to nhưng cô bé kia vẫn đi bán bỏng. Thấy cô bé bán bỏng quần áo ướt sũng,tôi liền đi sát lại, kéo áo mưa của mình che cho bạn. Hôm ấy, vừa đi tôi vừa hỏi:

-Bạn tên là gì? Tại sao ngày nào bạn cũng đi bán bỏng vậy?

Cô bé trả lời:

-Mình tên là Mai. Vì nhà mình nghèo quá nên mình phải đi bán bỏng để mua quần áo và đồ dùng học tập.

Thực ra nhà tôi cũng chẳng hơn gì nhà Mai. Bỗng, tôi chợt nhớ ra chiếc áo mà ông nội đã tặng mình năm ngoái. Không tần ngần gì nữa, tôi liền đem ngay ý kiến đó trao đổi với Mai, nhưng Mai lại nói:

-Cảm ơn bạn, nhưng mình muốn tự lao động để kiếm tiền mua các thứ.

Cũng kể từ ngày hôm đo,tôi không còn thấy Mai đi bán bỏng nữa. Rồi bất chợt một hôm,tôi gặp lại Mai trong một kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Tôi và Mai mừng rỡ ôm chầm lấy nhau, rồi hai đứa chạy ù vào trong phòng chuẩn bị thi. Tôi ngồi ngay dưới bàn của Mai. Sau một hồi, sáu tiếng trống vang lên báo hiệu bắt đầu giờ thi. Phần đầu bài thi thì tôi làm được rồi nhưng đến một bài toán khó thì tôi suy nghĩ mãi không ra. Tôi nhìn lên trên thấy Mai viết lia lịa trên tờ giấy thi. Trán tôi lấm tầm mò hôi.

Bỗng từ đâu một cục giấy vo tròn được ném thẳng tới trước mặt tôi. Tôi thấy Mai nháy mắt một cái như báo hiệu. Tôi hiểu ý Mai, định nhặt lên xem nhưng tôi lại nhớ có lần Mai đã nói:

-Cảm ơn bạn,nhưng mình muốn tự lao động để mua mọi thứ.

Vậy là tôi không giở ra xem nữa mà cố gắng đọc thật kĩ đề bài để tìm ra đáp án,và cuối cùng,tôi cũng tìm ra đáp án. Tôi liền viết một mạch. Vừa lúc hết giờ cũng là lúc tôi hoàn thành xong tất cả bài thi. Ra về, Mai tiến lại gần tôi, nói:

-Lúc nãy mình thấy bạn lúng túng nên mình muốn giúp bạn, bây giờ mình thấy thật sự ân hận.Tốt hơn hết là chúng mình hãy tự đi và lao động bằng đôi chân và trí óc của mình.

Tôi và Mai sánh bước bên nhau.Trời như trong và xanh hơn.

9 tháng 6 2018

Tôi được sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ bố mẹ tôi đã luôn dặn tôi rằng phải cố gắng học tập, không được thua bạn nào cả, có như vậy sau này tôi sẽ không khổ giống bố mẹ tôi bây giờ. Tôi đã làm theo lời bố mẹ, suốt ngày tôi chỉ học và đọc sách, tôi không muốn nói chuyện với ai vì tôi cảm thấy như vậy sẽ lãng phí thời gian. Trên lớp, ngoài thời gian học tôi lại ngồi đọc sách và đọc truyện, tôi không mấy khi quan tâm đến các bạn xung quanh tôi đang làm gì, họ hỏi gì thì tôi nói nấy. Vì vậy nên năm nào tôi cũng đứng nhất lớp và tôi không chơi với bạn nào cả. Nhiệm vụ chính của tôi là học tập, tôi đã nghĩ như vậy!

Cho đến một ngày, có một bạn mới chuyển vào lớp tôi. Lần đầu bạn ấy vào lớp cô giáo giới thiệu bạn ấy tên là Trang ở lớp A2 chuyển sang. Nhìn bạn ấy hiền quá, tôi thấy tò mò không biết bạn ấy học có giỏi không? Vì tôi không thích ai học giỏi hơn tôi cả. Thật bất ngờ khi cô giáo bảo bạn ấy ngồi gần tôi, cô dặn tôi phải giúp đỡ bạn ấy học tập.

Giờ ra chơi buổi học hôm ấy, vẫn thói quen cũ tôi ngồi đọc sách. Thật ngạc nhiên khi Trang cũng không ra chơi, cứ ngồi bên cạnh nhìn tôi một lúc lâu, thấy vậy tôi quay sang hỏi “bạn nhìn gì vậy”,Trang mỉm cười nói “đó là quyển sách tớ thích nhất, tớ đã từng ước mơ mình được đọc nó dù chỉ một lần”. Thì ra Trang rất thích quyển sách tôi đang đọc, tôi cũng rất thích nó. Tôi nói với Trang “nếu bạn thích thì đọc xong tớ sẽ cho bạn mượn”. Trang cười nhẹ “thật nhé!”. Cuối giờ tôi đưa sách cho Trang, bạn ấy cảm ơn tôi rồi phấn khởi cho sách vào cặp. Sáng hôm sau đến lớp Trang kể cho tôi nghe về quyển sách đó, rồi kể cho tôi nghe về gia đình Trang. Thì ra, Trang còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn tôi, bạn ấy không có bố mẹ và ở với bà nội. Sách vở bạn ấy có là do hàng xóm khuyên góp và tặng lại. Trang rất thích đọc sách nhưng lại không có tiền để mua. Nghe Trang tâm sự tôi thấy bạn ấy vừa đáng thương vừa đáng khâm phục.

Từ đó, tôi và Trang chơi rất thân với nhau. Chúng tôi cùng nhau học tập, tôi học giỏi nên tôi sẽ dạy cho Trang những kiến thức mà tôi biết, và cho Trang mượn những cuốn sách tôi đã đọc xong rồi. Cuối tuần được nghỉ tôi thường sang nhà Trang chơi và giúp đỡ bà nội của Trang nhổ tóc sâu. Chúng tôi hợp nhau đến từng sở thích về món ăn, đọc sách và nghe nhạc nữa. Đối với tôi, Trang là một người bạn tốt và vô cùng đáng mến. Thực sự thì chưa bao giờ tôi cảm thấy tâm trạng mình lại thoải mái đến thế, tôi đã lắng nghe nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn. Từ ngày có Trang là bạn, tôi không còn ngồi một mình một góc nữa. Đến giờ ra chơi, chúng tôi ra sân chơi nhảy dây, kéo co với các bạn rất vui. Trang đã làm cho tôi thay đổi, bạn ấy nói với tôi rằng “dù cuộc sống có khó khăn đến mấy thì chúng ta vẫn luôn phải cười vui vẻ”. Tôi đã thay đổi cách suy nghĩ từ khi chơi với Trang. Bạn ấy đã khiến cuộc sống của tôi thú vị hơn rất nhiều, tôi thấy mình sống thoải mái hơn và cười nhiều hơn. Cảm ơn Trang đã là bạn của tôi.

Trong cuộc đời, ai cũng có những người bạn. Gặp được người bạn tốt là niềm hạnh phúc lớn lao. Tôi luôn trân trọng tình bạn giữa tôi và Trang, và chúng tôi sẽ cùng nhau cố gắng học tập và gìn giữ tình bạn luôn vui vẻ, bền vững.

11 tháng 6 2018

Cái này mik ko viết liền nha ! 

– Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

- Những chị diều luôn được tung tăng trên bầu trời bao la .

- Diều ơi ! mình ước đc như bạn .

hok tốt

9 tháng 6 2018

ề thăm quê Bác làng Sen

Mấy gian nhà lá cài phên tre nhà

À ơi! Cánh võng ngày xa

Mẹ ru hồn Bác bay qua cổng trời

Lớn lên trí dũng tuyệt vời

Tìm đường cứu nước cho đời tự do

Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng cây bạch đàn xanh rì cao vút và phi lao thẳng tắp, đến làng Sen, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng) – quê hương của Hồ Chủ Tịch. Cái chất làng quên Việt Nam không lẫn vào đâu trong ngôi làng này, những con đường nhỏ quanh co, những mái nhà lợp ngói cổ kính khuất lấp sau vài bụi tre già. Tất cả trong lành và yên bình lạ.

Làng Kim Liên có những hồ sen hai bên đường làng. Đây có lẽ là một trong những nét đặc trưng nhất của ngôi làng này. Sen trong hồ trắng có, hồng có, đẹp e ấp dịu dàng chào đón du khách về với nơi đây. Từng bông sen vươn cao lên mặt nước, rung rinh trước nắng gió miền Trung, lá sen xòe rộng trên mặt nước kín cả mặt ao như những tấm vài tròn màu xanh. Hương sen thoang thoảng vấn vít khó quên, khách đi đường dừng chân ngắm nhìn, hít hà hương sen ngan ngát ấy.  Thỉnh thoảng lại có mấy cô thôn nữ nói tiếng Nghệ thật duyên chèo xuống ra hồ ngắt sen mang về.

Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác thật thơ : “Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.” Đoạn văn trên đã gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê hương Bác để ta thấy được vẻ đẹp trữ tình nên thơ của vùng đất nơi đây. Đâu chỉ có những con đường đất cỏ mọc đôi bờ, đâu chỉ có hồ sen thơm ngát bốn mùa, nơi đây còn có những cánh đồng xanh ngan ngát thơm mùi hương lúa, những hàng râm bụt đỏ au trên những hàng rào.

Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, năm gian, lợp tranh.  Đây là nơi gắn bó với thơ ấu của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và tư tưởng lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này. Đơn giản dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả nhà Người ở, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Cả hai nếp nhà đều thấp , nhỏ bé ,tiêu biểu cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước – gắn liền với không gian rộng rãi của thiên nhiên.

Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt giường thờ và là nơi tiếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình.  Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương , là nơi chứng kiến quá trình học tập , trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước rồi đây của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Con người nơi đây cũng nhẹ nhàng và dễ mến lạ thường. Họ niềm nở ngọt ngào chào đón những khách du lịch bằng tiếng Nghệ đặc trưng. Người con trai nơi đây thì chất phác hồn hậu, người con gái thì thanh khiết trong veo dịu dàng. Thỉnh thoảng đâu đó tôi lại nghe thấy một câu hò xứ Nghệ trong trẻo vang lên. Người ta vẫn bảo người miền Trung ngọt ngào lắm, mến khách lắm. Đến hôm nay tôi đã cảm nhận được điều này

9 tháng 6 2018

Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc, vô ngàn cảnh đẹp, những khu di tích lịch sử trải dài theo chiều dọc đất nước khiến lòng người ngưỡng mộ mê say, bạn bè quốc tế không ngớt lời khen ngợi. Một trong những địa điểm du lịch bổ ích với phong cảnh miền quê đẹp đẽ không thể không nhắc đến đó là quê hương Hồ Chủ Tịch kính yêu. Quê hương Bác Hồ thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời và sống những năm tháng niên thiếu cùng bà con nội ngoại thân thiết. Về thăm nơi đây, khách du lịch được tham quan phong cảnh miền quê Trung bộ với vẻ đẹp dịu dàng, thân thương.

Về thăm quê Bác làng Sen

Mấy gian nhà lá cài phên tre nhà

À ơi! Cánh võng ngày xa

Mẹ ru hồn Bác bay qua cổng trời

Lớn lên trí dũng tuyệt vời

Tìm đường cứu nước cho đời tự do

Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng cây bạch đàn xanh rì cao vút và phi lao thẳng tắp, đến làng Sen, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng) – quê hương của Hồ Chủ Tịch. Cái chất làng quên Việt Nam không lẫn vào đâu trong ngôi làng này, những con đường nhỏ quanh co, những mái nhà lợp ngói cổ kính khuất lấp sau vài bụi tre già. Tất cả trong lành và yên bình lạ.

Làng Kim Liên có những hồ sen hai bên đường làng. Đây có lẽ là một trong những nét đặc trưng nhất của ngôi làng này. Sen trong hồ trắng có, hồng có, đẹp e ấp dịu dàng chào đón du khách về với nơi đây. Từng bông sen vươn cao lên mặt nước, rung rinh trước nắng gió miền Trung, lá sen xòe rộng trên mặt nước kín cả mặt ao như những tấm vài tròn màu xanh. Hương sen thoang thoảng vấn vít khó quên, khách đi đường dừng chân ngắm nhìn, hít hà hương sen ngan ngát ấy.  Thỉnh thoảng lại có mấy cô thôn nữ nói tiếng Nghệ thật duyên chèo xuống ra hồ ngắt sen mang về.

Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác thật thơ : “Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.” Đoạn văn trên đã gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê hương Bác để ta thấy được vẻ đẹp trữ tình nên thơ của vùng đất nơi đây. Đâu chỉ có những con đường đất cỏ mọc đôi bờ, đâu chỉ có hồ sen thơm ngát bốn mùa, nơi đây còn có những cánh đồng xanh ngan ngát thơm mùi hương lúa, những hàng râm bụt đỏ au trên những hàng rào.

Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, năm gian, lợp tranh.  Đây là nơi gắn bó với thơ ấu của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và tư tưởng lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này. Đơn giản dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả nhà Người ở, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Cả hai nếp nhà đều thấp , nhỏ bé ,tiêu biểu cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước – gắn liền với không gian rộng rãi của thiên nhiên.

Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt giường thờ và là nơi tiếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình.  Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương , là nơi chứng kiến quá trình học tập , trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước rồi đây của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Con người nơi đây cũng nhẹ nhàng và dễ mến lạ thường. Họ niềm nở ngọt ngào chào đón những khách du lịch bằng tiếng Nghệ đặc trưng. Người con trai nơi đây thì chất phác hồn hậu, người con gái thì thanh khiết trong veo dịu dàng. Thỉnh thoảng đâu đó tôi lại nghe thấy một câu hò xứ Nghệ trong trẻo vang lên. Người ta vẫn bảo người miền Trung ngọt ngào lắm, mến khách lắm. Đến hôm nay tôi đã cảm nhận được điều này.

Một chuyến du lịch tới quê hương Bác Hồ đã cho ta thêm hiểu về một vùng đất nuôi dường con người kiệt xuất Hồ Chí Minh. Ở nơi đó có hững mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru à ơi của mẹ , có câu dân ca mênh mang cùng đồng đất núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vẫn luôn ngát hương tươi đẹp vẻ đẹp làng quê Việt Nam.

11 tháng 6 2018

Tuổi thơ chúng ta luôn được sống trong tình yêu thương của mẹ.Với tôi cha là người tôi yêu quý và kính trọng nhất.Cha nuôi dạy chăm sóc chị em tôi vì bố tôi luôn đi làm xa.
Hôm ấy ở lớp tôi cảm thây nhức đầu,người hơi lạnh nôn nao.Tôi cố gắng đi về đến nhà.Mọi ngày bước chân đến cửa tôi đã gọi:"Cha ơi"và chạy vào tìm cha.Hôm nay bước chân đến cửa tôi đứng không vững mặt tái đi.
Cha nhìn thây tôi như vậy liền chạy vội đến bên tôi dù rất mệt nhưng tôi vẫn nhận thấy khuôn mặt cha nhợt nhạt môi run run:"con ơi con làm sao thế này?"Cha dìu tôi vào giường.
Cha đắp chăn cho tôi xoa dầu cho nóng khắp người tôi.Đôi bàn tay mềm mại ấm áp như truyền hơi ấm cho tôi làm tôi bớt đi cảm giác ớn lạnh.Vừa xoa đầu cha vừa nói giọng xót xa:"Khổ thân con,đã ốm lại phải đi bộ về".Uống xong bát nước gừng nóng pha đường thấy người nhẹ hẳn thế rồi tôi thiếp đi. Bỗng tôi nghe thấy tiếng cha gọi:"con ơi dậy ăn bát cháo nóng đi".Lúc này tôi mới ngắm kĩ cha.Gương mặt cha tròn phúc hậu đã có những vết nám mờ mờ nhưng không làm mất đi vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ đã đứng tuổi.Đôi mắt cha mới âu yếm làm sao,trong đôi mắt ấy đầy nỗi lo âu và chan chứa tình yêu thương.Cha ngọt ngào dỗ dành tôi như tôi còn bé lắm.Cái miệng xinh xắn của cha thổi nhẹ từng thìa cháo.Tôi bỗng thấy người mẹ của tôi là người cha đẹp nhất trong tâm hồn tôi.Cả vết nám,cả đôi mắt thâm quầng...Tất cả đều đẹp.
Ơi! mẹ của con,người mẹ đã chịu bao vất vả nhọc nhằn lo toan chăm chút các con.cha là người cha tuyệt vời,con rất cần có cha ở bên. Khi vui và cả những lúc buồn đau ốm yếu như thế này.Con yêu cha nhất trên đời cha ạ! 

hok tốt