K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2018

Bài 1: Vì sao địa hình châu Á có nhiều núi và sơn nguyên cao?

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng với nhiều núi và sơn nguyên cao

Bài 2: Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với đời sống và sản xuất của nhân dân châu Á?

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :

Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...

Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:

Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

22 tháng 8 2018

cảm ơn bạn nhiều!!

-Tìm và đọc tên các dãy núi chính : hi ma lay a con luan ,.... và các sơn nguyên chính trung xi bia,tây tạng , a ráp ,i ran,đê can ... - Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng nhất từ rắn ,...,lưỡng hà , ấn hằng , tây xi bia , hòa bắc , hoa trung v.v... -Xác định các hướng núi chính Dựa vào hình 1.2 chúng ta có thể thấy : -Châu Á có nhiều hệ thống núi , sơn nguyên cao , đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế...
Đọc tiếp

-Tìm và đọc tên các dãy núi chính : hi ma lay a con luan ,.... và các sơn nguyên chính trung xi bia,tây tạng , a ráp ,i ran,đê can ...

- Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng nhất từ rắn ,...,lưỡng hà , ấn hằng , tây xi bia , hòa bắc , hoa trung v.v...

-Xác định các hướng núi chính

Dựa vào hình 1.2 chúng ta có thể thấy :

-Châu Á có nhiều hệ thống núi , sơn nguyên cao , đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

Các dãy núi chạy theo hai hướng chính : đông -tây hoặc gần đông -tây và bắc -nam hoặc gần bắc -nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp .

-Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vung trung tâm .Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm

b) Khoáng sản

Dựa vào hình 1.2 ,em hãy cho biết :

-Ở châu á có những khoáng sản chủ yếu nào ?

-Dầu mỏ và khi đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào ?

Châu á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn . Các khoáng sản quan trọng nhất là dầu mỏ ,khi đốt , than, sắt,crôm và một số kim loại màu như đồng , thiếc ,...

1
20 tháng 8 2018

Bài 1:

Dạng địa hình

Tên địa hình

Vị trí

Dãy núi

- Cooc-đi-e

- An-đét

- A-pa-lat

- Át lát

- Đrê-ken-bec

- An-pơ

- Xcan-đi-na-va

- Cap-ca

- Thiên Sơn, Hin-đu-cuc, Côn Luận, An-tai, Xai-an

- Hi-ma-lay-a

- Phía tây Bắc Mĩ

- Phía tây Nam Mĩ

- Đông nam Bắc Mĩ

- Tây Bắc châu Phi

- Nam Phi

- Tây Âu

- Bđ. Xcan-đi-na-va (Na uy)

- Phía bắc Bđ. A-rap (Tây Á)

- Lãnh thổ trung tâm của Trung Quốc

- Phía nam Trung Quốc (ranh giới Trung Quốc – Nê-pan)

Sơn nguyên

- Bra-xin

- Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi

- A-ráp

- I-ran

- Tây Tạng

- Trung Xi-bia

- Đê-can

- Ô-xtrây-li-a

- Phía đông lãnh thổ Nam Mĩ

- Phía đông châu Phi

- Khu vực Tây Nam Á (Bđ. A-rap)

- Trung Á

- Nội địa, trung tâm Trung Quốc

- Vùng trung tâm LB Nga

- Phía nam Ấn Độ (Nam Á)

- Phía tây bắc lục địa Ô-xtrây-li-a

Đồng bằng

- A-ma-dôn

- La-pla-ta

- Công-gô

- Đông Âu

- Tây Xi-bia

- Ấn Hằng

- Hoa Bắc

- Mê Công

- Phía bắc của Nam Mĩ

- Phía nam của Nam Mĩ

- Phía tây của khu vực giữa châu Phi

- Phía tây LB Nga

- Phía bắc Ấn Độ

- Đông Bắc Trung Quốc

- Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia,…)

17 tháng 8 2018

Có 1 chút nhầm lẫn trong đề bài của em nhé: Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử đơn vị phải là ‰

Mà tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình có đơn vị là % nên ta có công thức:

Tg=(S-T)/10

Trong đó: Tg là tỉ số gia tăng dân số tư nhiên
S là tỉ suất sinh
T là tỉ suất tử.

➝ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của Châu Á năm 2001 là: (20,9 - 7,6)/10 = 1.33 (%)

Đáp án C là chính xác nhé.

Chúc em học tốt!

17 tháng 8 2018

e cảm ơn ạ

24 tháng 8 2018

-Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
-Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam.
+Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
+Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.
-Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
-Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc-Đông Nam; ở Bắc Trung Bộ hướng tây – đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện
-Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
-Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….
*Thuận lợi: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp trên các cao nguyên, nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, sông ngòi có giá trị thuỷ điện.

13 tháng 8 2018
Khí hậu và hải văn của vùng biển Đặc điểm
Chế độ gió Gió theo hướng đông bắc chiếm ưu thế trong 7 tháng ; từ tháng 10 đến tháng 4 . Các tháng còn lại trong năm thuộc ưu thế của gió Tây Nam , riêng vịnh Bắc bộ chủ yếu là hướng nam. Gó trên biển mạnh hơn trên đất liền.
Chế độ nhiệt Mùa hạ mát hơn và mùa đông ẩm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ, nhiệt độ TB năm của nước biển tầng mặt là trên 22oC
Chế độ độ mưa Lượng mưa trên biển thường ít hơn trong đất liền , đạt từ 1100 →→1300 mm/năm
Dòng biển Cùng với các dòng biển còn xuất hiện các vùng nước trồi và nước chìm vân động lên xuống theo chiều thẳng đứng , kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
Chế độ thủy triều Chế độ nhật triều mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.
Độ muối Độ muối trung bình của biển Đông là 30 - 33 o/oo

22 tháng 8 2018

30-33o/oo là j zậy

đọc là j zậy

13 tháng 8 2018
thời gian Chứng cứ quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo VN
thế kỉ XVII gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Nhiều tài liệu cổ của VN như Toàn Tập Thiên Lam Tứ Chí Lộ Đồ Thư
1776 Phủ Biên Tạp Lục
1844-1848 Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên
1865-1875 Đại Nam nhất thống chí

2Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

3 Thuận lợi:
* Tự nhiên:
- Giao thông thuận tiện hơn, giao lưu giữa các nước dễ dàng hơn
- Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá tôm mực...
- Nguồn lợi về khoáng sản: dầu khí...
- Hình thành nhiều bãi biển đẹp: sầm sơn, nha trang....
* Xã hội:
- Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả
nước. Đời sống người dân cũng được cải thiện hơn nhờ vào nguồn lợi từ biển.
Khó khăn:

- Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây tổn thất về người và của
- Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam Bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất

13 tháng 8 2018

Tham khảo hình như đây là thuộc chương trình Vnen

- Thế kỷ XVII: Gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.
- Thế kỷ XVII: Nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư.
- 1776: Phủ Biên Tạp Lục
- 1844 - 1848: Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên
- 1865 - 1875: Đại Nam Nhất Thống Chí

- Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng...

- Năm 1951: Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Năm 1956: Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng.
- Từ những năm 50 của thế kỷ 20: Tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956
- Năm 1959: Quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
- Năm 1974: Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa.
- Năm 1975: Chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này.
- Ngày 14 - 3 - 1988: Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Thế mà theo wikipedia là thuộc Trung Quốc nên tin cái gì đây :V

23 tháng 7 2018

a) Diện tích, giới hạn
Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. 
Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.


b) Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

8 tháng 7 2018

Đơn giản lắm bản: Biểu hiện ở chỗ dân số tăng nhanh và có thể dẫn đến bùng nổ dân số

7 tháng 8 2018

dân số tăng nhanh\(\rightarrow\)có thể bùng nổ dân số

2 tháng 7 2018

Trước khi trả lời thì các em nên đọc kĩ yêu cầu của đề bài nhé.

Đề bài này yêu cầu chứng minh ĐỊA HÌNH nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa chứ không hỏi KHÍ HẬU. Vì vậy các bạn đều trả lời chưa chính xác.

Chúc các em học tốt!

2 tháng 7 2018

Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện:

* Ở vùng đồi núi, quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ:

+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rưả trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá; khi mưa lớn xảy ra hiện tượng đất lở đá trượt

+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxto với các hang động, suối cạn, thung khô

+ Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng

* Ở vùng đồng bằng, quá trình bồi tụ diễn ra mạnh mẽ tạo các đồng bằng (ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long, ĐB ven biển miền Trung) và các bãi bồi ven sông, ven biển

+ Các đồng bằng vẫn đang tiếp tục mở rộng ra biển đặc biệt là 2 đồng bằng châu thổ (trung bình mỗi năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét)

Chúc em học tốt!

30 tháng 6 2018

Tọa độ địa lí được hình thành bởi 2 thành phần là kinh độ và vĩ độ. Vị trí theo chiều Bắc -Nam của 1 điểm dc thể hiện bằng vĩ độ của nó, còn vị trí theo chiều đông -tây thì thể hiện bằng kinh độ

30 tháng 6 2018

Tọa độ địa lí được hình thành bởi 2 thành phần là kinh độ và vĩ độ. Vị trí theo chiều Bắc -Nam của 1 điểm được thể hiện bằng vĩ độ của nó, còn vị trí theo chiều đông -tây thì thể hiện bằng kinh độ