K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2018

a)Yeah,tuyệt vời quá!

b)Ôi,bạn này giỏi quá!

Đặt câu cảm cho tình huống sau :

a) Em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Bố thưởng cho em một kì nghỉ ở biển. Em hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự vui mừng.

......................................................................................................................................................................................

b) Một bạn lớp em đoạt giải Nhất trong cuộc thi Giao lưu Toán tuổi thơ do tình tổ chức. Em hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.
          Bài làm

a) Wow! Bố ơi,thích thật. Con sẽ cố gắng đạt nhiều thành tích hơn nữa.
b) Bạn giỏi thật đấy!
=))

19 tháng 4 2018

 bạn đã học chưa nếu học rồi thì báo cho mình mình nhé 

14 tháng 4 2018

Chủ nhật vừa qua, trên đường đi chơi cùng chị Hai em chợt gặp một cô gà mái dẫn đàn gà con đi tìm mồi, trông chúng thật dễ thương làm sao!

Ga Mai

Cô gà mái mơ có dáng vẻ bệ vệ, mập mạp. Cô nặng khoảng hai ký, cao bằng đầu gối em, bộ lông đen tuyền, bóng mượt. Đầu cô tròn, to bằng một quả chanh. Cặp mắt tròn xoe, đen lay láy, luôn liếc ngang liếc dọc để canh chừng lũ con bé bỏng đáng yêu. Chiếc mỏ màu vàng quặp xuống và rất cứng cáp. Cổ không cao lắm, gắn liền với thân mình và được phủ bên ngoài một bộ lông màu xám pha đen. Thân mình cô mập mạp, khỏe mạnh, da thịt rắn chắc và nở nang. Trên thân là đôi cánh như hai chiếc quạt nan, màu nâu pha đen. Tô điểm thêm vẻ đẹp của cô là chiếc đuôi khá dài, hơi vảnh lên, lông đuôi cũng sơ xác lắm rồi, có lẻ vì cô đã dốc sức để lo lắng chu đáo cho đàn gà con. Đôi chân hơi thấp được phủ lên một bộ da vàng như mái ngói, ngón chân nhọn, sắc bén dùng để bới giun, tìm mồi cho gà con. Đàn gà con bụ bẩm to hơn quả trứng gà một chút, con nào cũng được khoác một bộ lông tơ màu vàng óng trông thật đáng yêu! Sáng sớm tinh sương cô gà mái tục tục gọi đàn con đi kiếm mồi, cô rất thương lũ gà con, cứ vài bước cô quay lại xem những đứa con của mình có bị lạc đàn không. Tìm được con giun nào là cô gắp lên, cất tiếng kêu “Tục, tục !” gọi lũ gà con lại, trông chúng tranh nhau miếng mồi như những cuộn len màu vàng lăn lông lốc dưới bãi cỏ xanh. Chợt anh chàng chó hung hăng xuất hiện, cô liền cất tiếng kêu quang quác gọi đàn con lại, cô dang đôi cánh cho đám gà con kéo nhau chạy vào lòng mình để nhận được sự che chở. Ăn uống đầy đủ xong, mẹ con cô gà mái lại quây quần bên nhau thật ấm áp, thân thương.

Em cảm thấy lòng mình dâng lên tình yêu thương khi nhìn thấy cảnh mẹ con cô gà mái đi tìm mồi. Giá như em có được cô gà mái và đàn gà con này nhỉ! Em muốn góp một phần nhỏ để cho cô gà mái đỡ vất vả và đẻ thêm nhiều trứng, nở nhiều gà con.

14 tháng 4 2018

Chủ nhật vừa qua, trên đường đi chơi cùng chị Hai em chợt gặp một cô gà mái dẫn đàn gà con đi tìm mồi, trông chúng thật dễ thương làm sao!

Cô gà mái mơ có dáng vẻ bệ vệ, mập mạp. Cô nặng khoảng hai ký, cao bằng đầu gối em, bộ lông đen tuyền, bóng mượt. Đầu cô tròn, to bằng một quả chanh. Cặp mắt tròn xoe, đen lay láy, luôn liếc ngang liếc dọc để canh chừng lũ con bé bỏng đáng yêu. Chiếc mỏ màu vàng quặp xuống và rất cứng cáp. Cổ không cao lắm, gắn liền với thân mình và được phủ bên ngoài một bộ lông màu xám pha đen. Thân mình cô mập mạp, khỏe mạnh, da thịt rắn chắc và nở nang. Trên thân là đôi cánh như hai chiếc quạt nan, màu nâu pha đen. Tô điểm thêm vẻ đẹp của cô là chiếc đuôi khá dài, hơi vảnh lên, lông đuôi cũng sơ xác lắm rồi, có lẻ vì cô đã dốc sức để lo lắng chu đáo cho đàn gà con. Đôi chân hơi thấp được phủ lên một bộ da vàng như mái ngói, ngón chân nhọn, sắc bén dùng để bới giun, tìm mồi cho gà con. Đàn gà con bụ bẩm to hơn quả trứng gà một chút, con nào cũng được khoác một bộ lông tơ màu vàng óng trông thật đáng yêu! Sáng sớm tinh sương cô gà mái tục tục gọi đàn con đi kiếm mồi, cô rất thương lũ gà con, cứ vài bước cô quay lại xem những đứa con của mình có bị lạc đàn không. Tìm được con giun nào là cô gắp lên, cất tiếng kêu “Tục, tục !” gọi lũ gà con lại, trông chúng tranh nhau miếng mồi như những cuộn len màu vàng lăn lông lốc dưới bãi cỏ xanh. Chợt anh chàng chó hung hăng xuất hiện, cô liền cất tiếng kêu quang quác gọi đàn con lại, cô dang đôi cánh cho đám gà con kéo nhau chạy vào lòng mình để nhận được sự che chở. Ăn uống đầy đủ xong, mẹ con cô gà mái lại quây quần bên nhau thật ấm áp, thân thương.

Em cảm thấy lòng mình dâng lên tình yêu thương khi nhìn thấy cảnh mẹ con cô gà mái đi tìm mồi. Giá như em có được cô gà mái và đàn gà con này nhỉ! Em muốn góp một phần nhỏ để cho cô gà mái đỡ vất vả và đẻ thêm nhiều trứng, nở nhiều gà con

14 tháng 4 2018

 Nghỉ hè năm ngoái, em và cả gia đình đã có dịp vào thăm Đà Lạt - vương quốc của những loài hoa. Em rất thích không khí trong lành và sự yên tĩnh của thành phố này. Lúc nào cũng vậy, Đà Lạt như chìm trong một không gian sương mờ bao phủ. Vạn vật như chuyển động hết sức chậm rãi. Ở Đà Lạt có những vườn hoa với đủ loại, đủ sắc: nào hồng, nào Tu-lip, nào hoa cúc...tạo nên một bức tranh đầy sức sống. Nếu có dịp em vẫn mong sẽ được trở lại Đà Lạt vào một ngày nào đó.

(trong này 'nghỉ hè năm ngoái' là trạng ngữ)

14 tháng 4 2018

Đã có lần em được cha mẹ cho đi chơi ở Đà Lạt. Buổi sáng sớm, không khí Đà Lạt mát lạnh. Xa xa, những khu đồi thông trở nên mờ ảo trong những lớp sương mù.

Càng gần trưa, khí hậu càng ấm dần lên, những vườn hoa Đà Lạt càng rực rỡ dưới ánh nắng xuân.

14 tháng 4 2018

câu "góc bãi cửa hang" nghĩa là:

những nơi đó không được đẹp và tốt cho lắm

k đúng cho mình ha

14 tháng 4 2018

khi chúng ta đi đâu đó chứng ta mới trải ngiệm được!!!

k cho mình nhé!!!

14 tháng 4 2018

có đi nhiều, có bươn trải nhiều

14 tháng 4 2018

CN một nguowid đường bệ.... thể dục .Đúng đó k nha

14 tháng 4 2018

một người đường bệ với các vòng tròn như vòng của các cô đồng diễn thể dục.

14 tháng 4 2018

Đúng đấy bạn, toàn ghi là câu hỏi hoặc câu trả lời cần đc duyệt mới đc hiển thị mà thực tế là ko bao giờ đc duyệt, nếu đc thì chỉ là số ít. Điều đó đã thể hiện sự vô trách nhiệm của Ad

14 tháng 4 2018

vd: con gà nhà bn thường lam gì, mỗi buổi sáng lại gáy, thường đi bắt sâu đất,ăn thóc,...

14 tháng 4 2018

 Mỗi sáng, khi mẹ em mở cửa chuồng là chú liền phóng ra ngoài, nhảy tót lên cành khế sau nhà. Chú rướn cổ lên, ưỡn ngực tới, vỗ cánh phành phạch mấy cái rồi ò ó o vang dậy cả một góc vườn. Chú chẳng biết nhường một ai. Từ cậu chó Mi - Mi, cô mèo Mun đến các anh gà trống lân cận, chú đều tung bộ vó của mình ra thị oai. Thế nhưng, mỗi lần tìm được một miếng mồi ngon nào, chú luôn mời các chị mái tơ đến đãi hết.
 

14 tháng 4 2018

Đảm nhiệm chức Cục trưởng Cục Quân giới trong điều kiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ là một thử thách không nhỏ đối với Trần Đại Nghĩa. Tuy nhiên, với vốn kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập ở nước ngoài, cộng với sự thông minh, trí sáng tạo, ông đã nhanh chóng bắt tay vào trực tiếp nghiên cứu và chỉ đạo nghiên cứu sản xuất vũ khí phục vụ cuộc chiến đấu của quân và dân ta.

Trong điều kiện khó khăn và thiếu thốn về nhiều mặt, ông cùng các đồng chí của mình đã chế tạo thành công súng và đạn bazoka, súng đại bác không giật (SKZ), bom bay - những loại vũ khí có trình độ hiện đại của thế giới lúc bấy giờ.

Ngày 3-3-1947 đã trở thành một mốc son của ngành Quân giới Việt Nam trong việc chế tạo khí tài, khi đạn bazoka góp phần bẻ gẫy cuộc tấn công của địch ở vùng Chương Mỹ, Quốc Oai (Hà Tây cũ). Trong chiến dịch Thu Đông năm 1947, bazoka còn bắn chìm cả tàu chiến Pháp trên sông Lô.

Sau đạn bazoka, những năm 1948 - 1949, Trần Đại Nghĩa và các đồng nghiệp trong Cục Quân giới bắt đầu nghiên cứu và chế tạo loại súng có sức công phá mạnh - súng không giật SKZ. Đây là dòng vũ khí hiện đại, mới xuất hiện lần đầu trong trận quân Mỹ đổ bộ lên đảo Okinawa của Nhật Bản hồi cuối chiến tranh thế giới thứ hai.

SKZ Việt Nam xuất trận lần đầu trong trận Phố Lu, đánh phá nhiều lô cốt địch. Năm 1950, tại chiến trường Nam Trung Bộ, trong một đêm, với loại súng không giật này ta đã loại bỏ 5 đồn giặc. Địch hoảng sợ tháo chạy khỏi hàng loạt đồn bốt khác.

Để có thể đánh đòn chí mạng vào các điểm co cụm của địch, Trần Đại nghĩa tiếp tục nghiên cứu và chế tạo thành công loại bom bay tương tự loại V1, V2 của Đức. Bom bay được cấp tốc đưa đến các vùng chiến sự khốc liệt, góp phần làm nên những thắng lợi quan trọng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược..

Trong cuốn sách “Chiến tranh Đông Dương” của Lucien Bodard, xuất bản 1963 tại Paris (Pháp), có viết: “Trước đây, người Việt chỉ có thể đột phá vào đồn bốt bằng cách lấy sức liều mạng. Nhưng bây giờ họ làm việc đó bằng bazoka hoặc SKZ (một loại đại bác không giật do Việt Minh chế tạo). Cái thứ gây khó khăn cho chúng tôi, cái thứ xuyên thủng bê tông dày 60cm là những quả đạn SKZ 8kg mà người Việt chế tạo ở Đông Dương. Chỉ cần vài quả là đủ tiêu diệt tháp canh của chúng tôi”.

Sự ra đời của những vũ khí mang tên Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học thế giới lúc bấy giờ.

Một đại trí thức, nhà khoa học anh hùng

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Trần Đại Nghĩa được Trung ương chuyển sang lĩnh vực dân sự và đặc trách các vấn đề khoa học.

Ông từng giữ chức Giám đốc đầu tiên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên Hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (nhiệm kỳ 1983 - 1988), đại biểu Quốc hội các khóa II và III.

Năm 1948, ông được phong hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên, được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lao động tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua lần thứ nhất năm 1952.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp to lớn vào các cuộc chiến chống B52, phá hệ thống thủy lợi của địch và chế tạo những trang thiết bị đặc biệt cho bộ đội đặc công.

Năm 1966, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.

Năm 1996, ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về các công trình chế tạo vũ khí bazoka, SKZ, bom bay. Các công trình nghiên cứu của ông được các nhà nghiên cứu quốc tế đánh giá cao, được quân đội nhân dân Việt Nam ứng dụng rộng rãi và là nỗi kinh hoàng cho quân đội đối phương.

Ông ra đi vào 16 giờ 20 phút ngày 9-8-1997 tại TP Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi

Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được ví như những trang sách, có thể ở trang cuối còn đang viết dang dở, nhưng sẽ được thế hệ mai sau viết tiếp. Nét chữ mới nối tiếp nét chữ cũ - như một dòng chảy mãi không ngừng.

Nguồn:TTXVN