K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2018

Câu 1:

Những khó khăn của nước ta ở đời Vua Hùng thứ 18 :

-xảy ra xung đột làm xã hội mất ổn định

-sự phân biệt người giàu

-người nghèo ngày càng tăng

-nghề trồng lúa nc ở quen sông gặp khó khăn

-lũ lụt,hạn hán ảnh hướng lớn đến thu hoạch

Khó khăn trở thành nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của đất nước là xảy ra xung đột làm xã hội mất ổn định vì như vậy có thể dẫn tới chiến tranh làm cho nc ngoài có nguy cơ xâm lược

10 tháng 1 2018

Cau2:

Các tầng lớp dân cư Âu Lạc là:

Vua, quý tộc

Dân tự do

Nô tì

nói chung là có 3 tầng lớp nha! Tin mình đi !Chắc chắn là đúng

10 tháng 1 2018

Cau 1:

vũ khí thời An Dương Vương dã có nhiều cải tiến so vs thời Hùng Vương củ thể là: có hình dáng rõ ràng hơn ,đẹp hơn , sắc bén hơn , ...

=>được sử dụng nhiều hơn, sản phảm làm ra nhiều hơn

10 tháng 1 2018

Câu 2:

Em có biết câu chuyện kể về thành Cổ Loa,Em thấy việc xây thành Cổ Loa diễn ra như thế nào,Hãy cho biết kết quả của việc xây thành Cổ Loa,Lịch sử Lớp 6,bài tập Lịch sử Lớp 6,giải bài tập Lịch sử Lớp 6,Lịch sử,Lớp 6

10 tháng 1 2018

Những thành tựu lớn của Trung Quốc thời phong kiến:

- Văn hóa:

+ Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội Trung Quốc thời phong kiến.

+ Văn học, sử học rất phát triển, đặc biệt là thơ Đường.

+ Nghệ thuật có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.

- Khoa học: Tứ đại phát minh: giấy viết, la bàn, thuốc súng, nghề in,...

- Kĩ thuật: Đóng tàu, khai mỏ, luyện kim,...

10 tháng 1 2018

* Văn hóa :

- Tư tưởng nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến

- Văn học, sử học rất phát triển có nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu

- Nghệ thuật hội họa, kiến trúc, điêu khắc ..phát triển với trình độ cao

* Khoa học kỹ thuật :

- Đạt nhiều thành tựu lĩnh vực hàng hải

- Có nhiều phát minh quan trọng trong nghề in, làm giấy, dệt, luyện sắt, làm la bàn, chế tạo thuốc súng

10 tháng 1 2018

Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

9 tháng 1 2018

Nơi tìm thấy : Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Nai, ...

Hiện vật : rìu đá, răng, ...

Thời gian : 40 - 30 nghìn năm

9 tháng 1 2018

1.

- Trưng Trắc được tôn làm vua ( Trưng Vương).
- Xây dựng nền tự chủ:
- Đóng đô ở Mê Linh.
- Phong chức tước cho những người có công.
- Lập lại chính quyền.
- Xá thuế 2 năm liền cho dân.
- Bãi bỏ luật pháp hà khắc và các thứ lao dịch.

9 tháng 1 2018

2.

Mã Viện là một viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai vạn quân tinh nhuệ), hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu. Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả rồi rút lui.
Mã Viện chiếm được Hợp Phô, liền chia quân thanh hai đạo thuỷ, bộ tiên vào Giao Chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biển, đẵn câv mỏ'' đường mà đi, chúng lẻn qua Quy Môn Quan (Tiên Yên - Quảng Ninh), xuống vùng Luc Đầu. Đạo quân thuỷ từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây, hai cánh quân thuỷ, bộ hợp lại ở Lãng Bạc. Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
Quân ta lùi về giữ cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (thuộc vùng Ba Vì - Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Cuối cùng, tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch), Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cẩm Khê.
Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11 năm 43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân trở về Trung Quốc. Quân đi mười phần, khi về chỉ còn bốn, năm phần.

Do yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm cùng với yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước trước nạn lũ lụt thường xuyên đe dọa, đã đẩy mạnh quá trình hình thành nhà nước. Quốc gia Văn Lang ra đời (vào khoảng thế kỉ VII TCN).

– Tổ chức nhà nước Văn Lang còn rất đơn giản, sơ khai. Đứng đầu đất nước là vua Hùng, giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước được chia làm 15 bộ. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. Dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản.

– Cuôi thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh xuông Văn Làng. Cuộc kháng chiến bùng nổ và kéo dởi từ năm 214 đến năm 208 TCN. Nhân dân Lạc Việt của nước Văn Làng và nhân dân Âu Việt (hay Tây Âu, sống ở phía Bắc nước Văn Làng) đã đứng lên chiến đáu chông quân xâm lược Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. Năm 208 TCN, cuộc chiến đáu kết thúc thắng lợi. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

– Bộ mấy Nhà nước Âu Lạc không có gì thay đổi so với thời Văn Làng. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lí đất nước được chặt chẽ hơn, lãnh thổ Âu Lạc được mở rộng hơn trên cơ sở sáp nhập Văn Làng và Âu Việt. Kinh đô cổ Loa được xây dựng kiên cô”, có quân đông, vũ khí tốt.

– Trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc, có ba tầng lớp là vua quan quý tộc, dân tự do và nô tì.

9 tháng 3 2022

Do yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm cùng với yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước trước nạn lũ lụt thường xuyên đe dọa, đã đẩy mạnh quá trình hình thành nhà nước. Quốc gia Văn Lang ra đời (vào khoảng thế kỉ VII TCN).

– Tổ chức nhà nước Văn Lang còn rất đơn giản, sơ khai. Đứng đầu đất nước là vua Hùng, giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước được chia làm 15 bộ. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. Dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản.

– Cuôi thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh xuông Văn Làng. Cuộc kháng chiến bùng nổ và kéo dởi từ năm 214 đến năm 208 TCN. Nhân dân Lạc Việt của nước Văn Làng và nhân dân Âu Việt (hay Tây Âu, sống ở phía Bắc nước Văn Làng) đã đứng lên chiến đáu chông quân xâm lược Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. Năm 208 TCN, cuộc chiến đáu kết thúc thắng lợi. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

– Bộ mấy Nhà nước Âu Lạc không có gì thay đổi so với thời Văn Làng. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lí đất nước được chặt chẽ hơn, lãnh thổ Âu Lạc được mở rộng hơn trên cơ sở sáp nhập Văn Làng và Âu Việt. Kinh đô cổ Loa được xây dựng kiên cô”, có quân đông, vũ khí tốt.

– Trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc, có ba tầng lớp là vua quan quý tộc, dân tự do và nô tì.

1 . Phân tích câu ' Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống ' ? 2 . Theo em , vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày , tháng , năm âm lịch ? 3 . Đời sống của người tinh khôn có những tiến bộ hơn so với người tối cổ ? 4 . Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ ? 5 . Theo em , những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay ? 6 . Gải thích sự tiến bộ của rìu...
Đọc tiếp

1 . Phân tích câu ' Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống ' ?

2 . Theo em , vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày , tháng , năm âm lịch ?

3 . Đời sống của người tinh khôn có những tiến bộ hơn so với người tối cổ ?

4 . Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ ?

5 . Theo em , những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay ?

6 . Gải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo ?

7 . Phân tích câu ' Dân ta phải biết sử ta , cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ' ?

8 . Hãy trình bày sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người thời kỳ này so với người thời Hòa Bình - Bắc Sơn ?

9 . Hãy nêu những dẫn chúng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn ?

10 . Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này ?

2
7 tháng 1 2018

1 . Phân tích câu ' Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống ' ?

Lịch sử cho ta biết tất cả những việc xảy ra trong quá khứ, cho chúng ta biết được tổ tiên ông cha ta đã sống và lao động như thế nào. Lịch sử như một người thầy khuyên nhủ ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó và biết quý trọng những gì mình đang có.

2 . Theo em , vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày , tháng , năm âm lịch ?

Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch :
Cơ sở tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.

3 . Đời sống của người tinh khôn có những tiến bộ hơn so với người tối cổ ?

So với đời sống của Người tối cổ, đời sống của Người tinh khôn tiến bộ hơn :
- Sống theo từng thị tộc, làm chung, ăn chung.
- Biết chăn nuôi gia súc, trồng lúa, trồng rau, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức... Đã bước đầu biết sản xuất, chinh phục tự nhiên,

4 . Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ ?

Xã hội chiếm hữu nô lệ :
- Là một trong hai mô hình của xã hội có giai cấp đầu tiên.
- Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
Trong đó :
+ Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ.
+ Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.

5 . Theo em , những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay ?

Thiên văn, lịch, chữ viết, chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...

7 tháng 1 2018

6 . Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo ?

- Rìu mài lưỡi, do tác dụng của mài nên lưỡi sẽ sắc hơn là được ghè đẽo.
- Nhờ đó hiệu quả lao động của rìu mài lưỡi sẽ cao hơn so với sử dụng rìu ghè đẽo.

7 . Phân tích câu ' Dân ta phải biết sử ta , cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ' ?

Con người phải biết cội , biết nguồn , gốc tích tổ tiên , dân tộc.Từ đó mới:
- Rút ra bài học xương máu về giá trị con người , đạo đức , lối sống...
- Thấu hiểu nỗi khổ của dân tộc và giá trị quý báu để có được như ngày hôm nay
- Có quyết tâm xây dựng,bảo vệ và kiến thiết nước nhà
- Phát huy được truyền thống quý báu và niềm tự hào dân tộc chính đáng của dân ta.

8 . Hãy trình bày sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người thời kỳ này so với người thời Hòa Bình - Bắc Sơn ?

Đạt được trình độ cao trong sản xuất, thể hiện ở:
- Công cụ sản xuất được cải tiến.
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Con người yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng.

9 . Hãy nêu những dẫn chúng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn ?

Những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hóa Đông Sơn :
- Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt công cụ, vũ khí đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên.. có hình dáng và trang trí hoa văn giống nhau ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
- Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.

10 . Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này ?

Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

7 tháng 1 2018

Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,58 km, vòng trong 1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4->5 m, có chỗ 8->12 m. Chân lũy rộng 20->30 m, mặt lũy rộng 6->12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn có đường kính 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê - Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Nhân dân cũng được điều tới khai phá rừng đa (Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)... thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo côn, kiếm, giáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, có thể dùng nỏ liên châu ở đây.

9 tháng 3 2022

Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,58 km, vòng trong 1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4->5 m, có chỗ 8->12 m. Chân lũy rộng 20->30 m, mặt lũy rộng 6->12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn có đường kính 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê - Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Nhân dân cũng được điều tới khai phá rừng đa (Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)... thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo côn, kiếm, giáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, có thể dùng nỏ liên châu ở đây.

7 tháng 1 2018

Đéo biết

7 tháng 1 2018

Sao bạn lại nói như vậy, ko biết thì thôi chứ đăng nx thứ linh tinh thế này à?