K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2018

Nhà Hán (giản thể: 汉朝; phồn thể: 漢朝; bính âm: Hàn cháo; Wade–Giles: Han Ch'au; Hán-Việt: Hán triều; 206 TCN – 220) là triều đại kế tục nhà Tần (221 TCN - 207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280). Triều đại này được thành lập bởi Lưu Bang, một lãnh tụ khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Tần, được biết đến sau khi qua đời là Hán Cao Tổ (漢高祖). Triều đại nhà Hán bị gián đoạn bởi Vương Mãng, một ngoại thích nhà Hán, tự lập mình lên làm hoàng đế, thành lập nhà Tân (9 - 23). Sau đó, hoàng thân Lưu Tú đã khôi phục lại chính quyền nhà Hán, tiếp tục sự thịnh trị, được biết đến với tên gọi Hán Quang Vũ Đế (漢光武帝).

Chính việc này đã chia nhà Hán thành hai giai đoạn: Tây Hán (西漢; 202 TCN - 9) với kinh đô ở Trường An (長安) và Đông Hán (東漢; 23 - 220) với kinh đô ở Lạc Dương (雒陽).

Kéo dài 4 thế kỷ, nhà Hán được xem như là Triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc.[3] Cho đến ngày nay, nhóm dân tộc chiếm phần lớn dân số Trung Quốc cũng tự cho mình là người Hán, và chữ viết Trung Quốc cũng được xem là chữ Hán.[4]

Nhà Hán đặt ra các khu vực cai trị được quản lý trực tiếp từ trung ương, thường được gọi là quận và một số nước chư hầu. Tuy nhiên, những nước này đã dần dần bị loại bỏ, đặc biệt là sau Loạn bảy nước xảy ra dưới thời Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Năm 200 TCN, một quốc gia du mục ở miền Bắc là Hung Nô đã đánh bại quân đội nhà Hán. Sau khi thất bại, nhà Hán đã bắt đầu dựng lên một cuộc hôn nhân giữa công chúa nhà Hán với vua Hung Nô. Và thực sự, nhà Hán đã chịu thua kém Hung Nô. Mặc dù hai bên đã ký hòa ước với nhau, nhưng người Hung Nô vẫn thường xuyên tấn công biên giới phía Bắc nhà Hán. Đến thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt, ông đã phát động nhiều chiến dịch quân sự chống trả, và những chiến thắng trong những cuộc chiến cuối cùng đã khiến Hung Nô phải thần phục và hằng năm nộp cống cho nhà Hán. Những chiến dịch mở rộng cương thổ được thực hiện chủ yếu tại lòng chảo Tarim, Trung Á. Thành lập một hệ thống thương mại rộng lớn tới tận khu vực Địa Trung Hải mà người ta thường gọi là con đường tơ lụa. Nhà Hán chia Hung Nô thành hai nước đối lập nhau, Nam và Bắc Hung Nô qua sông Y Lê. Tuy đã ổn định biên giới phía bắc, nhưng nhà Hán vẫn gặp nhiều cuộc tấn công của người Tiên Ti.

14 tháng 1 2018

Bộ máy tổ chức nhà Hán thời bấy giờ : Đứng đầu châu là Thứ sử , đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự . những viên quan này đều là người nhà Hán . Dưới quận là huyện , các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.

11 tháng 1 2018

Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.
Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt..., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.
Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.

11 tháng 1 2018

cám ơn cậu nhiều nhahaha

10 tháng 1 2018

Trường em không tổ chức . Nên đưa vào hđ của liên đội

Cách làm :

_Ôn lại diễn biến cuộc chiến đấu của 2 bà trưng

_Công lao của họ

23 tháng 1 2018

Quê mình ở Hát Môn - nơi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Ở quê mình có đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm cứ từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch thì ở đây lại tổ chức lễ hội để tưởng nhờ hai bà. Trước cổng đền còn có 1 cây muỗm, tương truyền năm xưa, trước lúc ra trận, hai bà đã đến một quán nước ăn bánh trôi và 2 quả muỗm, sau vứt hạt muỗm ra và rồi nó thành cây. Một cây đã bị sét đánh còn một cây vẫn sống được đến bây giờ. Mình rất tự hào về quê hương mình - vùng đất gắn liền với lịch sử Hai Bà Trưng.

10 tháng 1 2018

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng khắp nơi:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.

10 tháng 1 2018

Ý nghĩa là : Thể hiện sự biết ơn đối với những người có công với đất nước . Qua đó cho thấy tục thờ cũng tổ tiên của nhân dân ta .

13 tháng 11 2018

- Các thành tựu văn hóa thời cổ đại rất phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ cao của con người hồi đó.

- Thành tựu của nền văn hóa cổ đại còn đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học và sự phát triển của văn minh nhân loại sau này.

10 tháng 1 2018

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã biểu thị tinh thần bất khuất của Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh.Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng thể hiện ý chí quật cường,bất khuất của nhân dân ta

10 tháng 1 2018

Nhận xét về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa : kiên cường, bất khuất, chiến đấu dũng cảm vì độc lập của dân tộc...

22 tháng 1 2018

Trả lời:

-Nhà Hán đã sử dụng một lực lượng gồm 2 vạn quân tinh , 2 nghìn xe thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công nước ta.

-Nhà Hán đã chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt: vũ khí, lực lượng quân xâm lược rất đông, tướng chỉ huy giỏi, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam nên có nhiều kinh nghiệm. Đây là 1 thách thức rất lơn đối vs quân và dân ta.

_Chúc bạn học tốt!!!_

10 tháng 1 2018

Trả lời:

- Bắt đầu làm được những dụng cụ đơn giản bằng đất nung để sử dụng hay buôn bán.

- Những công cụ hiện đại thời nay thời đó làm bằng những vật liệu đơn giản, dễ tìm.

10 tháng 1 2018

 

Việc tìm thấy chì lưới làm bằng đất nung cho ta biết thêm điều gì?

Trả lời:

- Bắt đầu làm được những dụng cụ đơn giản bằng đất nung để sử dụng hay buôn bán.

- Những công cụ hiện đại thời nay thời đó làm bằng những vật liệu đơn giản, dễ tìm.

27 tháng 1 2018

quá lố rồi bạn ơi lược bớt đi

10 tháng 1 2018

Đầy đủ nè:

Trong khối di sản của Chủ tịch Hồ Chí về xây dựng và bảo vệ tổ quốc có câu nói nổi tiếng: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cung nhau giữ lấy nước". Chỉ một câu nói chỉ gồm gần hai chục từ nhưng đã bao quát được nhiều vấn đề. Một mặt Bác khẳng định nước ta là một nước văn hiến có truyền thống dựng nước giữ nước lâu đời và công lao dựng nước thuộc về các Vua Hùng. Một mặt Bác khẳng định và động viên quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc và muốn thực hiện đwocj công việc thiêng liêng đó phải biết cùng nhau, tức là đoàn kết; lòng quyết tâm đó như là một lời hứa trước vong linh Quốc Tổ.

Câu nói trên được Bác nói vào sáng ngày 19/9/1954 tại cửa Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thau, tỉnh Phú Thọ trước cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong.
Đại đoàn Quân Tiên phong (nay là Sư đoàn 308) là Đại đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta (thành lập ngày 28/8/1949). Sau chiến thắng Điện Biên phủ, Đại đoàn được giao nhiệm vụ ở lại làm công tác Quân quản, thực thi việc trao trả tù binh. Thời điểm này, cuộc đàm phán ở Giơnevơ chưa kết thúc nên Trung ương, Quân ủy và Bộ Tổng tham mưu chủ trương mở chiến dịch mùa hè để gây sức ép trên mặt trận ngoại giao và Đại đoàn 308 được giao tấn công một số cứ điểm của Pháp còn lại nên Đại đoàn bàn giao nhiệm vụ Quân quản cho Đại đoàn 316 (thành lập 01/5/1951) và đi thực hiện nhiệm vụ đó. Khi có kế hoạch tiếp quản Thủ đô, Đại đoàn 308 lại vinh dự được Trung ương, Quân ủy chọn thực hiện nhiệm vụ này. Cán bộ Đại đoàn được tập trung huấn luyện, giáo dục chính trị tư tưởng, chuẩn bị mọi mặt.

Từ tháng 7 đến tháng 9/1954, trước khi về Hà Nội, Bác Hồ và cơ quan Trung ương chuyển từ xã Kim Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang về thôn Vai Cầy, xã Văn Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 18/9/1954, Bỏc đi từ Đại Từ (Thái Nguyên) trên chiếc xe Zep mang biển số KT- 032 (KT ký hiệu của Ban kiểm tra 12- Bí danh của Văn phòng Phủ thủ tướng) do đ/c Ngọc điều khiển. Cùng đi trên xe còn có đ/c Đinh Văn Cẩn (người phục vụ, nấu ăn), nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định, đ/c Dũng bảo vệ. Đến Đoan Hựng, Bác vào thăm đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam mới ở Lào về đúng ở xã xã Chân Mộng. Sau đó đến thị xã Phú Thọ, Bác dừng xe nói chuyện với hai thương binh rồi vào thăm Tỉnh ủy Phú Thọ đóng ở Thanh Hà. Tối hôm đó Bác đến Đền Hùng và nghỉ đêm ở Đền Giếng. Sáng 19/9/1954, Bác đi thăm khu vực di tích Đền Hùng. Đến cây Vạn tuế, trước cửa chùa Thiền Quang, Bác nghe đồng chí Song Hào (Chính ủy Đại đoàn Quân Tiên phong), đồng chí Thanh Quảng (Phó văn phòng Quân ủy Trung ương) báo cáo về tình hình Đại đoàn và kế hoạch đưa bộ đội về tiếp quản Thủ đô. Bác thăm Đền Trung, Đền Thượng và đọc bài Minh trên quả chuông treo ở cây Đại phía bên trái Đền. Người chụp ảnh kỷ niệm ở cửa cạnh Đền Thượng. Sau đó Bác xuống Đền Giếng chờ bộ đội.

Khoảng 9 giờ, có cán bộ của Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô), Trung đoàn 36, Trung đoàn 88 (Tu Vũ) và một số tiểu đoàn trực thuộc của Đại đoàn đi từ 5 hướng: Từ núi Thằn Lằn (Vĩnh Phúc), từ Gia Thanh (Phù Ninh), từ Trại Cờ (Hiệp Hòa, Bắc Giang), từ Đại Từ (Thái Nguyên) và từ Phùng (Hà Nội) đến hội tụ. Ngoài ra, còn có cán bộ văn công của Đại đoàn và nhà báo Nguyễn Khắc Tiệp- phóng viên báo Quân đội nhân dân. Bác ngồi trên cửa ngách bên phải Đền Giếng, đồng chí Song Hào và đồng chí Thanh Quảng ngồi trên bậc lát gạch cạnh Bác. Khoảng gần 100 các đồng chí cán bộ, chiến sĩ của Đại đoàn ngồi dưới sân Đền nghe Bác nói chuyện.

Trong hồi tưởng của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng thì vào thời điểm 9/1954 ông là Phó Chính ủy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 và là người có mặt trong buổi nói chuyện lịch sử ngày 19/9/1954 của Bác. Trong buổi gặp mặt đó Bác đã giảng giải: "Đền Hùng thờ các vua Hùng. Hùng Vương là người sáng lập ra nước ta, là Tổ tiên của dân tộc ta". Tiếp theo Người nói : "Bộ đội ta đánh giức giỏi nhưng làm sao chiếm được lòng dân. Không phải chiến thắng rồi muốn làm gì thì làm. Nắm lấy dân để dân tin cậy, đó là điều quan trọng. Các chú phải lo cho việc tiếp quản Thủ đô cho chu đáo, phải bảo vệ tài sản trong thành phố, bây giời thuộc về nhân dân chứ không phải thuộc về địch mà ta phá phách. Đối với kẻ thù, khi nó phá hoại, chống đối thì ta ra tay trừng trị, còn khi nó đã hạ súng quy hàng thì ta phải đối phó với nó nhân đạo. Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất ý nghĩa... Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đồng thời Bác căn dặn và giao nhiệm vụ cho đơn vị về tiếp quản Hà Nội và nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Cách mạng Việt Nam, của Quân đội.

Sau buổi nói chuyện đó Bác lên xe trở về căn cứ. Khi đến bến Bình Ca, xe Bác gặp đoàn đ/c Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng BCA, Bí thư Thành ủy Hà Nội trên đường về chuẩn bị tiếp quản Thủ đô. Đến 12/10/1954 Bác, Trung ương và Chính phủ rời Đại Từ về ngoại vị thị xã Sơn Tây. Nghỉ ở phố cổ Sơn Tây 2 ngày Bác về Hà

Còn tóm tắt:

Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trên đường từ chiến khu Việt Bắc trở lại Hà Nội, Hồ chí Minh đã đến thăm Đền Hùng. Đêm 18-9-1954, ông đã nghỉ lại tại Đền Giếng, một di tích trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng hiện nay. Tại đây, ngày 19-9-1954, trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn quân Tiên phong) trên đường về tiếp quản thủ đô Hà Nội vào năm 1954 đó, Hồ Chí Minh đã nói “các vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.