K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không có trong quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986)? A. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.C. Không làm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.D. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp.Câu 18. Vì sao trong đường lối đổi mới đất nước (1986), Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng đổi mới kinh tế là trọng...
Đọc tiếp

Câu 16. Nội dung nào sau đây không có trong quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986)?

A. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.

C. Không làm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

D. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp.

Câu 18. Vì sao trong đường lối đổi mới đất nước (1986), Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng đổi mới kinh tế là trọng tâm?

A. Một số nước lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

B. Kinh tế phát triển là cơ sở để nước ta đổi mới trên các lĩnh vực khác.

C. Do hậu quả của chiến tranh kéo dài, kinh tế nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu.

D. Những khó khăn của đất nước đều bắt nguồn từ những khó khăn về kinh tế.

Câu 20. Nội dung nào không nói lên tình hình chính trị, xã hội miền Nam sau đại thắng mùa Xuân 1975?

A. Những di hại của xã hội cũ vẫn tồn tại.

B. Cơ sở chính quyền của Pháp vẫn còn tồn tại.

C. Cơ sở chính quyền thực dân mới vẫn tồn tại.

D. Chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương bị sụp đổ.

1
1 tháng 4 2022

Câu 16. Nội dung nào sau đây không có trong quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986)?

A. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.

C. Không làm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

D. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp.

Câu 18. Vì sao trong đường lối đổi mới đất nước (1986), Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng đổi mới kinh tế là trọng tâm?

A. Một số nước lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

B. Kinh tế phát triển là cơ sở để nước ta đổi mới trên các lĩnh vực khác.

C. Do hậu quả của chiến tranh kéo dài, kinh tế nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu.

D. Những khó khăn của đất nước đều bắt nguồn từ những khó khăn về kinh tế.

Câu 20. Nội dung nào không nói lên tình hình chính trị, xã hội miền Nam sau đại thắng mùa Xuân 1975?

A. Những di hại của xã hội cũ vẫn tồn tại.

B. Cơ sở chính quyền của Pháp vẫn còn tồn tại.

C. Cơ sở chính quyền thực dân mới vẫn tồn tại.

D. Chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương bị sụp đổ.

1 tháng 4 2022

Câu 14. Nội dung nào không nói lên ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất về mặt Nhà nước sau đại thắng mùa Xuân 1975?

A. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Mở ra khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.

C. Tạo những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.

D. Chứng tỏ sự ủng hộ to lớn của quốc tế với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của ta.

 

1 tháng 4 2022

Câu 7.  Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới?

A. Xã hội.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Chính trị.

Câu 8. Trong đường lối đổi mới đất nước (12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế

A. thị trường tư bản chủ nghĩa.

B. tập trung, quan liêu, bao cấp.

C. hàng hóa có sự quản lý của nhà nước.

D. thị trường có sự quản lý của nhà nước.

1 tháng 4 2022

refer

 

– Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:

+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).

– Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

– Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.

– Tính chất kháng chiến: trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến.

– Nhiệm vụ kháng chiến: “Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do…nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới”.

– Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

+ Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.

+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:

Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.

Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”.

Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.

Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,…

+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

+ Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía.  Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.

+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.

 
31 tháng 3 2022

REFER

- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

=> Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.

- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

31 tháng 3 2022

- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

 


 

31 tháng 3 2022

Tham khảo

Thời gian

Quá trình xâm lược của thực dân Pháp

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta

 

Ngày 1-9-1858

Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà , mở màn cuộc xâm lược Việt Nam

Triều đình lãnh đạo nhân dân chống trả quyết liệt .

Tháng 2-1859

– 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định

Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã .

– Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc

Tháng 2-1862

– Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa , Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên hòa -Vĩnh Long .

– Quân ta kháng cự m ạnh nhưng không thắng .

– Nguyễn Trung Trực đốt cháy Tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông ( 10-12-1861)

– Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa -Gò Công chuyển về Tân Phước .

– Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp .

 

Tháng 6-1867

Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh long , An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn

-Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến tre, Vĩnh Long , Sa Đéc .

– Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp .

-Nguyễn Hữu Huân ở Tân An , Mỹ Tho .

-Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông ( Rạch Giá )

-Dùng thơ văn để chiến đấu : như Nguyễn Đình Chiểu , Hồ Huấn Nghiệp , Phan Văn Trị .

Ngày 20-11-1873

Pháp đánh thành Hà Nội lần I .

-Pháp chiếm Hải Dương , Hưng Yên, Phủ Lý , Ninh Bình, Nam Định

Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình , nhưng thất bại , bị thương nhịn ăn mà chết .

– Con là Nguyễn Tri Lâm tử trận ở cửa ô Thanh Hà

-Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư một

Ngày 25-4-1882

Pháp đánh thành Hà Nội lần II .

-Pháp chiếm Hòn Gai , Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ .

Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành .

-Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư hai

Ngày 18-8-1883

18-8-1883 Hạm đội Pháp đánh Thuận An

Việt Nam là thuộc địa , nưả phong kiến của Pháp .

31 tháng 3 2022

cú tớ

 

3 tháng 4 2022

refer

Vẽ sơ đồ tư duy theo mẫu bên dưới về các thành tựu văn hoá

31 tháng 3 2022

sai bài

Kệ bố em, miễn sao trả lời đúng hộ chị :)

Nhanh nhá, mai thi rồi :')

31 tháng 3 2022

ủa, bn biết câu trả lời rồi thì cần gì hỏi?lạ nhỉ

31 tháng 3 2022

Nội dung : xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng,đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính,...

Đánh giá : đều xuất phát từ lòng yêu nước của mỗi người nhưng các nội dung còn riêng lẻ, chưa thống nhất, chưa giải quyết được mâu thuẫn trong xã hội.

31 tháng 3 2022

Nội dung:

 

- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

- Đinh Văn Điền (1868): đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chỉnh bộ máy quan ; phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

- Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo toàn đất nước.

Đánh giá: đều xuất phát từ lòng yêu nước, nhưng thất bại vì các lý do:

- Lẻ tẻ, rời rạc

- Triều đình bảo thủ

-Chưa giải quyết được các vấn đề cơ bản thời bấy giờ