K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2021

tham khảo

Chiến tranh đã rời xa, đất nước đã hòa bình được hai năm. Thế nhưng trong tâm trí tôi vẫn in đậm những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng đó. Biết bao kỉ niệm tràn về nhưng có lẽ nhớ nhất là những đồng chí đã cùng kề vai sát cánh bên tôi.

 

Năm 1945, chiến tranh nổ ra. Khắp nơi tràn đầy khói lửa chiến tranh. Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng những thanh niên trong làng hăng hái đăng kí tham gia kháng chiến. Từ một người nông dân chỉ quen cầm cuốc cầm cày, tôi rời quê hương đến với chiến trường khốc liệt, cầm trên tay cây súng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những người thân yêu, bảo vệ quê hương cùng những hạnh phúc giản dị nơi đây. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trong đơn vị hầu như là những gương mặt xa lạ từ bốn phương trời hợp lại. Thế nhưng bởi vì cùng là nông dân từ những miền quê nghèo đến, cùng chung hoàn cảnh xuất thân thế nên rất nhanh tôi và mọi người đã làm quen được với nhau. Đặc biệt, tôi rất thân với anh Dũng. Quê anh là ở một vùng chiêm trũng ven biển, đất chua rất khó trồng trọt. Còn làng tôi cũng là miền đất trung du đất cày lên sỏi đá, quanh năm khô cằn. Rất nhanh chúng tôi đã trò chuyện như quen thân từ lâu.

 

Chúng tôi đóng quân ở chiến khu Tây Bắc. Thời chiến tranh loạn lạc, hoàn cảnh thiếu thốn đủ thứ. Tôi vẫn nhớ những đêm ở đây với cái rét thấu xương, tôi và anh cùng chung nhau cái chăn mỏng, nằm sát bên nhau tâm sự. Tôi và anh chia sẻ với nhau nỗi nhớ quê nhà, nhớ người thân. Anh kể về căn nhà tranh tồi tàn bây giờ để không trải qua mưa gió, về mảnh ruộng nhỏ ra đi phải nhờ bạn thân trông coi hộ, về hình ảnh người thân trong phút chia li. Thế nhưng tất cả đều không ngăn được quyết tâm ra đi của anh. Chúng tôi đều chung một lí tưởng, một mục tiêu chung, mặc cho nỗi nhớ quê nhà vẫn vững tay súng bảo vệ quê hương. Những câu chuyện nhỏ như thế, những tâm sự từ đáy lòng chia sẻ với nhau làm chúng tôi càng thêm gắn bó, trở thành tri kỷ của nhau. Và rồi dần dần phát triển thành một tình cảm thiêng liêng hơn mà bây giờ tôi càng trân trọng: tình đồng chí.

 

Chiến tranh gian khổ thiếu thốn đã để lại cho tôi nhiều kỉ niệm đáng quý. Tại vùng núi lạnh lẽo ấy, ám ảnh nhất là những cơn sốt rét rừng. Cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi vẫn còn in sâu vào trong tâm trí tôi bây giờ, chỉ nghĩ lại đã thấy rùng mình. Khi ấy, chiến khu thiếu thốn thuốc men, chúng tôi phải tự mình chống chọi với cơn sốt rét đó. Chính những giây phút thiếu thốn đó mà chúng tôi càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Rồi cả những ngày đầu vô cùng khó khăn phải chờ sự viện trợ từ quốc tế, chúng tôi thiếu thốn đủ thứ. Cái áo thì rách vai, quần thì vá chằng chịt, thậm chí trong thời tiết lạnh lẽo như thế chúng tôi còn phải đi chân trần. Nhưng khó khăn như thế chúng tôi cũng không nản lòng. Nụ cười trong giá lạnh, cái nắm tay truyền hơi ấm là động lực tiếp thêm niềm tin, sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua tất cả.

 

Đặc biệt tôi nhớ nhất những lúc kề vai sát cánh cùng nhau. Những hôm phục kích địch, chờ đợi trong đêm tối, trong rừng hoang đọng lại cả sương muối, chúng tôi đứng bên nhau dưới ánh trăng. Ngắm nhìn ánh trăng, cùng chờ đợi giặc tới. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần, có lúc như treo trên đầu ngọn súng. Trăng khi ấy chính là minh chứng cho tình đồng chí keo sơn của chúng tôi.

 

Những ngày tháng kháng chiến thật khó khăn, nguy hiểm nhưng thật may mắn vì bên tôi luôn có những đồng chí đồng đội cùng kề vai sát cánh chiến đấu. Chính tình đồng chí keo sơn gắn bó đã truyền cho tôi sức mạnh tiếp tục chiến đấu, góp một phần sức lực tạo nên chiến thắng cho dân tộc.

 

 

5. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng: - Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt...
Đọc tiếp

5. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng: - Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán tới nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng ta làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy dều là chuyện cũ rành rành của triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quân huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn…

a. Nêu ngắn gọn nội dung chính trong lời dụ của vua Quang Trung trong đoạn trích trên.

b. Em hãy giải thích nghĩa của từ “lương tri, lương năng”

c. Qua đoạn trích em thấy vua Quang Trung hiện lên là người như thế nào?

d. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong đoạn trích.

e. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ Việt Nam hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?

0
25 tháng 10 2021

đoạn văn từ" kiều càng" đến" càng não nhân"