K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2021

Hội chợ hoa ngày Tết năm 2021 rất ít người đến do dịch bệnh Covid-19. Có thể  nói là nó rất vắng vẻ.

7 tháng 3 2021
Vắng vẻ k còn đông vui như năm trước
7 tháng 3 2021

Dế Mèn trong câu chuyện "Bài Học Đường Đời Đầu Tiên" trích trong "Dế Mèn Phiêu Lưu Kí" đã để lại trong em nhiều bài học sâu sắc.Dế Mèn một chàng dế cường tráng, khỏe mạnh. Anh ta luôn hà tiện với người khác và kinh biệt anh chàng Dế Choắt gần nhà. Thấy Dế Choắt nhìn trông như mấy thằng nghiện thuốc phiện, anh ta liền chế bai và quát Dế Choắt. Khi trêu chị Cốc, hắn ta đã không nghĩ tới hậu quả là Choắt mất. Sau khi Choắt mất, hắn rất ân hận vì tính cách hống hách và khinh người của mình. Bài học em học được sau câu chuyện này là không nên hống hách, khinh người nếu không mình sẽ bị đào thải hoặc thậm chí mất đi tính mạng của mình hay làm cho người khác mất đi tính mạng chỉ vì mình, như Dế Mèn trêu chị Cốc hại Dế Choắt mất.

Hình như cou lạc đề rồi á nguyentaitue

6 tháng 3 2021

Sau khi Dế Choắt chết do lỗi nghịch ngợm chọc phá trêu đùa chị cốc của Dế Mèn. Chú ta vô cùng ân hận“Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình.

Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay cũng may là thoát nạn nhưng không cố gắng mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn tôi sẽ cũng tự rước họa vào mình.

Sau cái chết của người bạn ốm yếu đáng thương Dế Mèn đã học được một bài học vô cùng lớn trong cuộc đời của mình. Nó là một bài học dù mãi sau này cũng chẳng thể nào quên

Trước khi xảy ra sự việc Dế Mèn thường coi thường Dế Choắt bởi cậu ta ốm yếu quanh năm, sức khỏe không có. Dế Mèn thường xuyên trịch thượng dạy khôn, nhìn Dế Choắt bằng nửa con mắt, chê bai, châm biếm sự yếu ớt của Dế Choắt và coi mình là người tài giỏi người có sức mạnh lớn lao không sợ gì cả.

Dế Mèn thường tự coi mình là đàn anh của Dế Choắt dù là con này bằng tuổi nhau. Dế Mèn thường nói “Chú mày có lớn mà không có khôn” thể hiện thái độ đàn anh hách dịch, hống hách, giọng kể cả lên lớp cho Dế Choắt.

Khi Dế Choắt tỏ ý muốn đào một cái ngách thông qua hang động của Dế Mèn thì Dế Mèn quát lớn “Hứt! thông ngách sang nhà ta?Dễ nghe nhỉ! chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được”

Sự ích kỷ của Dế Mèn trước một người bạn ốm yếu hơn mình, sự vô tâm của Dế Mèn thật là đáng trách. Dế Mèn tỏ ra là người ích kỷ, chỉ biết nghĩ tới lợi ích của bản thân mình, mà không quan tâm tới đồng loại xung quanh. Dế Mèn cũng là người không biết an phận, khiêm tốn mà luôn cao ngạo trịch thượng coi mình là vô địch trong thiên hạ. Đúng là kẻ “ếch ngồi đáy giếng”

Tuổi trẻ bồng bột Dế Mèn luôn muốn tỏ vẻ hơn người, để tỏ rõ uy lực của mình trước mộ Dế Choắt ốm yếu quanh năm. Dế Mèn nói để ta trêu chị Cốc xem như thế nào nhé.

Mặc dù Dế Choắt đã hết sức khuyên ngăn bảo Dế Mèn không nên đùa với lửa chẳng may chị Cốc nổi điên thì mất mạng. Nhưng những lời nói của Dế Choắt chỉ như đổ thêm dầu vào lửa là cho Dế Mèn điên rồ hơn. Hắn muốn chứng tỏ sự oai phong của mình nên tỏ vẻ hống hách nói lớn.

“Cái Cò cái Vạc cái Nông

Ba cái cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông con mẹ Cốc cho tao

Tao nấu tao nướng tao xào tao ăn”

Vừa nghe có người nói động tới mình chị Cốc quắc mắt nhìn xung quanh tìm đối tượng, miệng hỏi lớn “Đứa nào trêu tao đấy?”

Dế Mèn thấy vậy chạy tít vào hang sâu của mình, chỉ có Dế Choắt ốm yếu đang lom khom ẩn mình trong chiếc hang nông bị chị Cốc mổ cho mấy cái xuyên thủng bụng chết.

Khi chị Cốc mổ xuống hang của Dế Choắt, Dế Mèn chỉ biết nằm im thin thít chờ cho chị Cốc đi xa mới dám chạy sang bên hang động nhà Dế Choắt để hỏi thăm.

Nhìn Dế Choắt nằm im thoi thóp Dế Mèn ân hận quỳ xuống nâng đầu Dế Choắt mà nói lời ân hận về hành động ngu dại của mình, vì mình mà Dế Choắt bị hại chết.

Cái chết của Dế Choắt đã thức tỉnh Dế Mèn biến Dế Mèn từ chú dế hung hăng, kiêu ngạo trở thành người hiểu chuyện và chín chắn hơn.

+ Ở đời sống không nên kiêu căng, xốc nổi, bắt nạt kẻ yếu. Tính kiêu ngạo, nóng vội của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời

+ Sống phải đoàn kết thân ái với mọi người

6 tháng 3 2021

 Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:

  • Lúc bắt đầu trêu:
    • Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !.
    • Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
  • Lúc trêu xong: sợ hãi, hèn nhát.
    • Chị trợn tròn mắt, giương cánh lên…Tôi chui tọt vào hang
    • Nép tận đáy mà tôi cũng chết khiếp, nằm im thin thít.
  • Lúc Dế Choắt bị chị Cốc đánh chết: Thì khóc thảm thiết hốt hoảng ăn năn, hối hận.
    • Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này.
    • Tối hối lắm! tôi hối hận lắm.

- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.

7 tháng 3 2021

Nếu như ánh lửa trong lều chỉ sưởi ấm cho các anh chiến sĩ ở đó thì ánh lửa trong lòng Bác có sức lan tỏa, có thể sưởi ấm lòng tất cả nhân dân Việt Nam , Và trong những ngày đầu kháng chiến đầy gian nan, thử thách thì Bác chính là nguồn tình cảm ấm áp nhất, là ngọn lửa thắp lên niềm tin cho toàn quan, toàn dân ta. Khổ thơ cuối đã khẳng định một chân lí bình dị mà lớn lao

                         Đêm nay Bác ngồi đó 

                        .................................

                         Bác là Hồ Chí MInh

Việc Bác ko ngủ vì lo cho bộ đội, lo cho dân công, lo cho dân tộc là một lẽ thường tình, một điều hết sức bình thường vì bác chính là Hồ Chí Minh. Bác là một vị lãnh tụ, một người Cha Già của dân tộc đã dành trọn đời mình cho dân, cho nước. Đây ko phải là đêm duy nhất Người ko ngủ và cũng ko biết đã bao nhiêu đêm Người ko ngủ như thế. Vì vậy việc Bác ko ngủ là một điề bình thường nhưng đó là cái bình thường của một bậc vĩ nhân mà chỉ khi ở bên Người ta mới hiểu được điều đó

6 tháng 3 2021

E cu daghtjuykazycfgdg

6 tháng 3 2021

a đù được của nó đấy

7 tháng 3 2021

Dế Mèn trong câu chuyện "Bài Học Đường Đời Đầu Tiên" trích trong "Dế Mèn Phiêu Lưu Kí" đã để lại trong em nhiều bài học sâu sắc.Dế Mèn một chàng dế cường tráng, khỏe mạnh. Anh ta luôn hà tiện với người khác và kinh biệt anh chàng Dế Choắt gần nhà. Thấy Dế Choắt nhìn trông như mấy thằng nghiện thuốc phiện, anh ta liền chế bai và quát Dế Choắt. Khi trêu chị Cốc, hắn ta đã không nghĩ tới hậu quả là Choắt mất. Sau khi Choắt mất, hắn rất ân hận vì tính cách hống hách và khinh người của mình. Bài học em học được sau câu chuyện này là không nên hống hách, khinh người nếu không mình sẽ bị đào thải hoặc thậm chí mất đi tính mạng của mình hay làm cho người khác mất đi tính mạng chỉ vì mình, như Dế Mèn trêu chị Cốc hại Dế Choắt mất.

7 tháng 3 2021
 

Tác giả Tô Hoài đã đưa ra cho tuổi thơ một tác phẩm thật hấp dẫn. Nhân vật trung tâm của truyện là Dế Mèn. Quang cảnh diễn ra cùng với những hoạt động của Dế Mèn thật sinh động, tạo nên nhiều cảm xúc, suy nghĩ cho em ở ngay đầu cuốn truyện.

 

Đó là tháng ngày Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng. Thông minh, điều độ nên chóng lớn. Dế Mèn đã trở thành một thanh niên cường tráng, hung hăng, hống hách, nghịch ngợm, khoác lác. Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc và đổ tội cho Dế Choắt vốn là người gầy gò yếu đuối đã tôn Dế Mèn làm anh. Chị Cốc nổi giận trung trị Dế Choắt. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ kẻo rước họa vào thân. Nhờ vậy mà Dế Mèn thức tỉnh để trở thành người tốt sau này. Câu chuyện làm cho em cảm phục. Dế Mèn là chú dế thông minh, biết sống tự lực. Đức tính ấy thật đáng quí. Không an phận với những gì còn chưa chắc chắn. Dế Mèn đã biết lo xa, đào hang sâu, chia làm hai ngả phòng khi gặp nguy hiểm.

Em cảm phục cách sống của Dế Mèn bao nhiêu thì em lại ghét chú ấy bấy nhiêu. Với những cử chỉ làm dáng, quát mắng mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó và cách xưng hô với Dế Choắt cứ như là người lớn, khiến em buồn cười.

Em giận Dế Mèn lắm, vì Dế Mèn đã ức hiếp Dế Choắt. Người khỏe mạnh mà ăn hiếp kẻ yếu cịuốĩ và bệnh hoạn là kẻ hèn, càng hèn hạ hơn nữa khi người yếu biết thủ phận. Ay thế mà Dế Mèn đã hại Dê Choắt. Vì Dế Mèn mà Dế Choắt phải chết. Dế Mèn thật đáng ghét.

Tuy nhiên. Sự phục thiện của Dế Mèn đã làm em đổi từ ghét sang thương chứ. Bằng việc chôn cất Dế Choắt, đứng lặng giờ lâu, nghĩ về hài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn đã chứng tỏ cho em thấy chú đã biết ăn năn, hối lôi.

Với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, trong chương I của truyện, nhân vật Dế Mèn là mẫu người mới lớn biểu hiện ở những lời nói, cử chỉ đáng giận, đáng thương.

Gấp lại sách, dư âm và sự hấp dẫn của truyện còn đó. Một cốt truyện hay của một tài năng viết văn. Tô Hoài đã làm cho chúng em nghĩ đúng và cảm nhận đúng về tác phẩm. Đọc hết tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, càng về sau em càng thấy thương yêu chú dế tinh nghịch ấy.

5 tháng 3 2021

Nắng với mỗi người lại mang theo một vẻ đẹp rất riêng. Với em, nắng là những gì đẹp đẽ, la tinh hoa đất trời. Nắng khi dịu nhẹ, xinh tươi, ấm áp như người thiếu nữ, khi gay gắt, khi giận hờn mỗi trưa hè, mỗi chiều oi ả. Trên từng hàng cây, từng bông hoa, nắng xinh tươi nhẹ nhàng. Nắng xanh mơn mởn trên cỏ non, nắng đỏ rực trên chùm phượng vĩ và nắng vàng ươm cả cánh đồng. Nắng đi muôn nơi, nắng cả cánh đồng sao mà đẹp đến lạ, nắng chẳng nhăn nhó, chăng ngại ngần đuổi theo ta mỗi chiều. Nắng nhảy nhót muôn nơi, từng chút, từng chút hòa vang vào cuộc sống muôn màu bình yên. Nắng soi chiếu trong từng cảnh vật, khi là cây, khi là hoa, khi là chú ong, chú bướm.. Đâu đâu nắng cũng vàng dịu êm, cũng thơ thẩn và đẹp theo một cách rất riêng. 

                       CHÚC EM HỌC TỐT!!!

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:                   Cha lại dắt con đi trên cát mịn                   Ánh nắng chảy đầy vai,                   Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.                   Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:                   "Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,                    Để con đi,..."                   ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:

                   Cha lại dắt con đi trên cát mịn

                   Ánh nắng chảy đầy vai,

                   Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.

                   Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

                   "Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

                    Để con đi,..."

                                                            (Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Câu 1: Hãy xác định thế thơ.

Câu 2: Xác định 2 phương thức biểu đạt chính.

Câu 3: Chủ đề của đoạn thơ trên là gì? Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì, của ai với ai?

Câu 4: Phân biệt nghĩa từ "đi" trong đoạn thơ trên.

Câu 5: Xác định và phân tích biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.

1
5 tháng 3 2021

Câu 1: 7-5

Câu 2:

Trầm ngâm (láy vần)

Thầm thì (láy âm)

Câu 3: Hình ảnh những cánh buồm trắng là hình tượng thể hiện cho ước mơ, cho khát vọng được bay cao, bay xa của bao thế hệ. Đó là cánh thuyền chở những ước mơ của tuổi thơ đi đến một chân trời mới, một cuộc sống mới, một khát vọng mới.

Câu 4: Biện pháp ẩn dụ

Tác dụng: Biện pháp ẩn dụ của tác giả rất tinh tế và đặc sắc gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây và đặc quánh. Hai dòng thơ đã gợi cho người đọc cảm thấy như hình dung ra trước mắt họ cảnh hai cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. Câu thơ tuy ngắn nhưng rất hay và sinh động. Đây là bức tranh hài hoà, màu sắc rực rỡ lại chan hòa. Qua đó, cho ta thấy một lần nữa và khẳng định lòng yêu quê hương đất nước, nhất là với những cánh buồm tuổi thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:                   Cha lại dắt con đi trên cát mịn                   Ánh nắng chảy đầy vai,                   Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.                   Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:                   "Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,                    Để con đi,..."                   ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:

                   Cha lại dắt con đi trên cát mịn

                   Ánh nắng chảy đầy vai,

                   Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.

                   Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

                   "Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

                    Để con đi,..."

                                                            (Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Câu 1: Hãy xác định thế thơ.

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 3: Chủ đề của đoạn thơ trên là gì? Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì, của ai với ai?

Câu 4: Phân biệt nghĩa từ "đi" trong đoạn thơ trên.

Câu 5: Xác định và phân tích biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.

 

          

2

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:

                   Cha lại dắt con đi trên cát mịn

                   Ánh nắng chảy đầy vai,

                   Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.

                   Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

                   "Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

                    Để con đi,..."

                                                            (Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Câu 1: Hãy xác định thế thơ.

=> Đoạn thơ thuộc thể thơ 7/5

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính.

=> PTBĐ : Biểu cảm

Câu 3: Chủ đề của đoạn thơ trên là gì? Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì, của ai với ai?

=> Mạch cảm xúc dồi dào của hai cha con và ước mơ  của đứa con cũng như ước mơ thời thơi ấu của người cha nay lại được sống lại mãnh liệt trong khát vọng của đứa con trai yêu quý.

- Đoạn thơ thể hiện cảm xúc, khát vọng của đứa con dành cho người cha 

Câu 4: Phân biệt nghĩa từ "đi" trong đoạn thơ trên.

=>  "đi" thuộc nghĩa gốc

Câu 5: Xác định và phân tích biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.

=> BPTT : ẩn dụ

 Sự tinh tế và đặc sắc thấm đượm trong từng câu chữ gợi nên sự sinh động và nhiều ánh nắng tràn ngập tràn

8 tháng 3 2021

Thật ra thì thể thơ của đoạn thơ này là thể thơ tự do nhé!