K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2023

- Ở 2 bài ca dao 1 và 2: Mỗi bài có 4 dòng và chia thành 2 cặp lục bát, dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng. 

19 tháng 12 2023

- Một số bài thơ viết về quê hương mà em yêu thích là: 

Quê hương (Đỗ Trung Quân) 

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con chèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay”…

Quê hương (Tế Hanh) 

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” …

Bài thơ Hắc Hải (Nguyễn Đình Thi) 

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

19 tháng 12 2023

- Với em, ……….. là quê hương yêu dấu. (Em có thể điền địa chỉ nơi em sinh ra và lớn lên: thôn, xã, huyện, tỉnh của em vào chỗ trống). 

Ví dụ: Với em, Vĩnh Phúc là quê hương yêu dấu. 

- Quê hương là những gì gần gũi, thân thuộc, thiêng liêng nhất với mỗi chúng ta; là cây đa, bến nước, sân đình, là con đường làng phủ đầy rơm rạ những ngày mùa, … Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm ấm áp, sâu bền nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim ta và là hành trang quý giá giúp ta khôn lớn trưởng thành. 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:THỜI GIAN LÀ VÀNGNgạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.[Tin nhắn đã thu hồi]Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

[Tin nhắn đã thu hồi]

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Thuyết minh

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Câu 2: Theo em văn bản trên thời gian có mấy giá trị?

A. 2 giá trị

B. 3 giá trị

C. 4 giá trị

D. 5 giá trị

Câu 3: Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho ai?

A. Cho bản thân

B. Cho xã hội

C. Cho bản thân và xã hội

D. Cho bản thân và gia đình

 

Câu 4: Câu “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.”  là câu mang luận điểm?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5: Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa.

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 6: Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

A. Bàn về giá trị của sự sống.

B. Bàn về giá trị của sức khỏe.

C. Bàn về giá trị của thời gian.

D. Bàn về giá trị của tri thức.

Câu 7: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên?

A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người.

B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người.

C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian

D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật.

Câu 8: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào?

A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.

B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.

C. Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống.

D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi.

Câu 9: Theo em, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được?

Câu 10: Bài học em rút ra được từ văn bản trên?

 

II. VIẾT (4.0 điểm)

        Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quý.

0
19 tháng 12 2023

Kỉ niệm trường em

Trường em giờ đã xa

Được 10 năm rồi đó

Vậy mà em vẫn nhớ

Những kỉ niệm trường em

Trường em với niềm vui

Trường như bao nỗi nhớ

Kỉ niệm đáng nhớ nhất

Là cách đây 10 năm

Ngày đầu tiên đi học

Em khóc, túm áo mẹ

Giữ chặt không muốn rời

Lúc ấy cô nhẹ nhàng

Đến bên lau nước mắt

Bàn tay cô mềm mại

Nhẹ nhàng và thân thương

Nơi đầy có bạn bè

Là những người học chăm

Đi xa em mãi nhớ

Ngôi trường tuổi học trò

Nhớ mãi về bảng đen

Bạn thân cùng cửa sổ

Chiếc ghế ngồi thân quen...

19 tháng 12 2023

tự vt 100% nhé

19 tháng 12 2023

* Truyện kể em yêu thích: “Gió lạnh đầu mùa” 

a. Xác định người kể chuyện: theo ngôi thứ ba.

b. Tóm tắt cốt truyện: 

Buổi sáng ấy, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thương, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đã mất từ nhỏ đem cho Hiên. Vú già biết chuyện. Hai chị em Sơn và Lan lo mẹ đánh đòn, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu, mãi đến chập tối mới dắt tay nhau khép nép về nhà. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đem áo đến trả và đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con. Bà không trách phạt hai chị em Sơn mà nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng và mắng yêu. Qua câu chuyện này, Thạch Lam đã ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn.

c. Phân tích đặc điểm nổi bật ở nhân vật mà em yêu thích.

Truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam có rất nhiều nhân vật trẻ em, trong đó em mến nhất là nhân vật Sơn. Sơn ở nhà với mẹ, với chị Lan, với vú già và cả em nhỏ… Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Không chỉ vậy em còn sống với bạn bè rất có tình người. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế khi mới thấy chị em Sơn đến cùng chơi đánh khăng, đánh đáo, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên vì nhà quá nghèo, không có đủ áo ấm để mặc. Sơn đã “động lòng thương”, nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình “ấm áp vui vui” khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tinh cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con. Sơn và chị Lan đã “cúi đầu lặng im” nhận lỗi. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết thương bạn như vậy. Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú như vậy. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn và mỗi bạn đọc chúng ta sao thấy ấm áp đến lạ kì !

19 tháng 12 2023

                           Văn bản 

Đặc điểm 

Cô bé bán diêm

Gió lạnh đầu mùa

Thể loại

Truyện ngắn

Truyện ngắn

Nhân vật

Cô bé bán diêm, bố, bà nội, những người đi đường, …

Sơn, Lan, em Sơn, mẹ, bà vú, Hiên, mẹ Hiên, những đứa trẻ nghèo bạn Sơn và Lan, …

Người kể chuyện

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ ba