K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 7 2018

Con mà không bao giờ chết chính là sứa bất tử

12 tháng 7 2018

Sứa bất tử 

nhơs kết bn và tích nha 

#Quỳnh Anh

12 tháng 7 2018

ai tích mình mình tích lại cho

12 tháng 7 2018

Cây kia ăn quả ai trồng
Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu.


Hai câu ca dao thể hiện sự biết ơn, dùng hình ảnh cây và sông để chỉ hình ảnh “ai trồng” “dòng”, ý muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết ơn công lao của những người tạo ra thành quả cho chúng ta sử dụng.

12 tháng 7 2018

                                                         

                                                      công cha như núi thái sơn    

                                                  nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                                     một lòng thờ mẹ kính cha 

                                                  cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

11 tháng 7 2018

Cái hay cái đẹp của câu ca dao là:

1. Về nội dung: Bài ca dao nói lên nỗi vất vả, gian khó của nghề nông. Từ đó kêu gọi một thái độ cảm thông và biết ơn người làm ra của cải vật chất, sự trân trọng đối với thành quả lao động đó.

2. Về nghệ thuật:

-     Ấn tượng sâu sắc về sự vất vả là do cách lựa chọn đối tượng miêu tả:

      + Công việc làm đất nặng nhọc.

      + Thời điểm làm việc nóng bức, mệt mỏi.(ban trưa)

-     Việc sử dụng lối nói ngoa dụ trong so sánh: mồ hôi như mưa.

-     Sử dụng triệt để biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản: giữa làm và ăn (rộng ra là cống hiến và hưởng thụ); giữa bát cơm đầy và một hột, giữa dẻo thơm (một hạt) và đắng cay (muôn phần).

-     Cách dùng đảo ngữ, đại từ phiếm chỉ làm cho lời thơ uyển chuyển, lời nhắc nhở nhẹ nhàng, không nhằm vào người nào cụ thể mà thấm thìa cho tất cả.

11 tháng 7 2018

Viết ra bài văn cơ mà bạn

99 điểm nhé !!!

11 tháng 7 2018

thanks cậu

  • Cô nàng Thiên Bình dễ thương
11 tháng 7 2018

Trong bài thơ, tác giả đã diễn tả sâu sắc về cảm xúc của mình.Khát vọng tuổi thơ dào dạt dâng lên, "cháy mãi" trong tâm hồn tuổi thơ lũ trẻ mục đồng. Có thú vui nào say mê hơn cái thú nằm trên bãi cỏ "ngửa cổ" theo dõi những cánh diều "mềm mại như cánh bướm", bay lượn giữa "bầu trời tự do", lắng tai nghe tiếng sáo diều vi vu trầm bổng? Tạ Duy Anh cùng những đứa bạn nhỏ mục đồng vô cùng say mê "chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời". Cánh diều tuổi thơ cũng là cánh diều cổ tích của miền thơ ấu. Tiếng cầu xin của lũ trẻ mục đồng "tha thiết" vang lên: "Bay lên diều ơi! Bay đi!". Cánh diều càng bay cao, bay xa, tiếng sáo diều càng vi vu ngân vang, Tạ Duy Anh càng xúc động bồi hồi cảm thấy nỗi khát khao cháy bỏng tâm hồn mình đã "bay đi" cùng "cánh diều tuổi ngọc ngà"...

Qua đó cho ta thấy: tình cảm của nhà thơ với cánh diều thật thiết tha, những kỉ niệm thời thơ ấu bên cánh diều cùng bạn bè đọng mãi trong lòng tác giả.

12 tháng 7 2018

                                                                                                BÀI LÀM :

Sau khi đọc xong đoạn thơ trên, em cảm nhận được rằng tuổi thơ của tác giả mang đầy những khát vọng. Và những khát vọng đấy được thắp sáng lên từ những cánh diều. Trong đó, tác giả đã sử dụng một câu là : Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!". Còn có những từ ngữ thể hiện những ước mơ của tác giả nữa là : cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, chờ đợi, hi vọng, tha thiết, cầu xin, khát khao.

Qua đó thì em thấy rằng tác giả đã sử dụng những từ ngữ, câu nói sáng tạo để thể hiện lòng khát vọng mãnh liệt của tác giả trong thời thiếu niên của mình.

Trên đây là bài làm của mình, mình ko chắc chắn đúng 100% đâu nhé. Chúc bạn học giỏi.

11 tháng 7 2018

Tả cây nhãn :

Không biết cây nhãn có từ bao giờ. Chỉ biết rằng khi tôi sinh ra thì rặng nhãn đã xanh rì trước cổng, đầu thôn. Và không biết từ bao giờ, hình ảnh cây nhãn, tên gọi cây nhãn đã trở thành tình yêu trong tôi.

Đi khắp quê hương tôi không nơi nào thiếu vắng bóng cây nhãn. Màu xanh của nhãn bao trùm khắp nẻo đường quê. Cây nhãn đã gắn bó với người dân quê tôi từ bao đời nay. Những buổi trưa hè nắng như đổ lửa, nhãn tỏa bóng mát cho người dân đi làm đồng về. Chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ, cây nhãn mang dáng dấp của người dân quê tôi. Và tôi rất thích cái cảm giác khi sờ tay vào cái lớp vỏ sần sùi, nâu nâu, gợn gợn của cây nhãn. Cảm giác ấy giống như sờ vào bàn tay chai sạn của bà, của mẹ. Cũng như người dân quê tôi, từ bao đời nay, nhãn cần mẫn chắt chiu những hạt phù sa mặn mòi từ trong lòng đất, để đơm hoa, kết quả đem lại nguồn thu nhập cho quê hương còn nghèo nàn và đầy gian khó.

Cây nhãn đã gắn bó với tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Mỗi lần tôi đến trường, cây nhãn xòe bóng rợp đường tôi đi. Mùa xuân, hoa nhãn nở khắp trời, tung cái màu vàng ươm mỡ màng phủ kín cả làng quê. Và cứ ngày nào cũng vậy trên đường đi học về, tôi lại đứng lặng dưới rặng nhãn, ngửa mặt lên, nhắm mắt lại, hít những hơi thật sâu để hương thơm của nhãn tràn cả vào lồng ngực. Một mùi thơm dịu mát khó tả. Tôi gọi đó là mùi của quê hương.  

Rồi khi nắng bắt đầu vàng vọt trên mỗi lùm cây, khi những tiếng sấm ầm ù báo hiệu những cơn mưa đầu hạ là lúc nhãn dồn những ngọt ngào từ rễ, từ thân, từ trên quả. Hạt bắt đầu chuyển sang màu đen bóng, cùi dày mọng lên để vỏ dần căng ra, mịn hơn. Để rồi đến tháng sáu, tháng bảy, đặt quả nhãn lên môi, dùng răng cắn nhẹ, vỏ nứt ra và một dòng nước ngọt ngào thấm dần lên miệng, vào tim, lan ra từng đường gân, thớ thịt. Một vị ngọt thơm, đậm đà rất riêng như chứa cả vị mặn mòi của phù sa từ sâu trong lòng đất quê hương.

Mỗi khi đi xa, nhớ về quê hương mình, hình ảnh đầu tiên toàn về trong tâm trí tôi bao giờ cũng là cây nhãn. Và dù đi đến đâu, thấy bóng cây nhãn là tôi thấy bóng dáng quê hương mình ở đó.

Tả mùa hè:

Những cơn mưa cuối cùng của tháng Ba kéo hạ đến vội vã, rạo rực trong mạch biến chuyển của thiên nhiên, đất trời. Hạ đến không một lời báo trước. Mới hôm qua còn se sắt gió, vậy mà hôm nay nắng đã ửng lên tự lúc nào. Nắng ngày càng vàng ươm, rực rỡ như rót mật xuống lòng đường. Bầu trời như rộng hơn, xanh hơn. Những cô mây trắng đang đuổi nhau vội vã. Thỉnh thoảng, các cô lại đứng lại nhìn ngắm cảnh vật đang thay da đổi thịt. Những chú chim nhỏ thức dậy rất sớm, hót ríu rít trên những tán bàng xanh mướt. Hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Những chú ve râm ran suốt cả ngày như một dàn đồng ca ngày hạ. Trong vườn, cây trái đâm quả ngọt trĩu, thỉnh thoảng lại cười rúc rích và khẽ đung đưa mỗi khi chị gió ghé đến. Mùa hè, học sinh được nghỉ học, lại được bố mẹ cho đi nghỉ mát. Ôi! Mùa hè thật là thú vị.

11 tháng 7 2018

Vừa định ra khỏi nhà đi học, tôi đã gặp Trang

- A chào, hôm nay đi học sớm thế 

- Ừ, cậu cũng vậy nhỉ

- Cậu đã làm bài tập cô giao chưa

- Rồi

11 tháng 7 2018

Tan học, tôi gặp Mai ở thư viện của trường:

- Chào Mai! Cậu đang làm gì vậy?
- Oh, chào. Mình đang tìm tài liệu cho bài luận cô giáo giao hôm trước đấy. Cậu làm chưa?
- Bài luận về Thiên Nhiên và Môi trường đúng không?
- Ừ, đúng rồi. 
- Mình đã làm rồi nhưng còn có vài chỗ còn rất thắc mắc. Cậu và mình cùng hợp tác để bài luận được hoàn thiện hơn được không?
- Đó quả là một ý kiến hay đấy. Bắt tay vào làm thôi!

25 tháng 7 2018

1. Theo em, người mẹ đang tâm sự với chính mình trong những dòng nhật kí. Cách viết này cho ta biết cammr xúc và suy nghĩa của ng mẹ một cách tinh tê

2.ko bik

11 tháng 7 2018

chim sâu đang bắt sâu trong vườn bị chó vồ đứt cánh , chim sâu hốt hoảng chạy, nhờ con chó giẫm phải rau  mà ngã xuống con mương bên cạch sau đố, chim sâu kb với rau ^_^ ha ha ha