K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2020

Theo kế hoạch của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp nhận, 12/10/1424 nghĩa quân tập kích đồn Đa Căng, sau đó hạ thành Trà Lân. Tiến đánh Khả Lưu =* Phần lớn Nghệ An được giải phóng.

8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình -Thuận Hóa

Trong 10thangs, nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị bao vây cô lập

9/1426 nghĩa quân chia 3 đạo tiến ra Bắc

Nghĩa quân đi đến đâu đều được nhân dân ủng hộ đã thắng nhiều trận lớn. Quân Minh rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai phản công

TL
20 tháng 6 2020

Vì sao Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”?

- Nhằm tập hợp dân chúng hưởng ứng, ủng hộ mình ( vì dân chúng rất căm ghét chính quyền họ Trịnh thối nát; chứng tỏ việc tiến quân ra Bắc của Tây Sơn không phải vì để chiếm ngôi vua mà là vì quyền lợi của nhân dân.) và nhiều người còn tưởng nhớ đến vua Lê.

20 tháng 6 2020

Sở dĩ Nguyễn Huệ lại sử dụng khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” khi tiến quân ra Bắc vì nhà Lê là vương triều phong kiến thịnh trị nhất trong lịch sử Việt Nam, uy tín của nhà Lê với dân Đàng Ngoài rất lớn, trong khi vua Lê lại bị chúa Trịnh tiếm quyền

=> “Phù Lê diệt Trịnh” thực chất là khẩu hiệu để tập hợp lực lượng lật đổ chúa Trịnh dễ dàng

TL
20 tháng 6 2020

Vì sao Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”?

- Nhằm tập hợp dân chúng hưởng ứng, ủng hộ mình ( vì dân chúng rất căm ghét chính quyền họ Trịnh thối nát; chứng tỏ việc tiến quân ra Bắc của Tây Sơn không phải vì để chiếm ngôi vua mà là vì quyền lợi của nhân dân.) và nhiều người còn tưởng nhớ đến vua Lê.

20 tháng 6 2020

Sở dĩ Nguyễn Huệ lại sử dụng khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” khi tiến quân ra Bắc vì nhà Lê là vương triều phong kiến thịnh trị nhất trong lịch sử Việt Nam, uy tín của nhà Lê với dân Đàng Ngoài rất lớn, trong khi vua Lê lại bị chúa Trịnh tiếm quyền

=> “Phù Lê diệt Trịnh” thực chất là khẩu hiệu để tập hợp lực lượng lật đổ chúa Trịnh dễ dàng

20 tháng 6 2020

Tên gọi Cù lao Phố dân dã là một danh xưng dễ quen, dễ nhớ về một địa điểm thuộc xã Hiệp Hoà, được mệnh danh “chốn đô hội“ của xứ Biên Hoà. Nhóm người Hoa của Trần Thượng Xuyên đã có công lớn trong việc tạo dựng thương cảng ở Cù lao Phố. Theo sử liệu, năm 1679, đựơc sự chấp thuận của chúa Nguyễn, nhóm người Hoa do Trần Thượng Xuyên đến sinh sống ở xứ Bàn Lân (tức Biên Hòa ngày nay). Trần Thượng Xuyên thấy địa hình này có ưu thế cho việc phát triển nông nghiệp, lại thuận tiện giao thông thủy, bộ; có lợi cho việc buôn bán nên đã xây dựng nơi đây thành một thương cảng. Đường xá ở Cù lao Phố được mở mang, phố xá được tạo dựng, chợ búa được thành lập, hàng hóa dồi dào, thường xuyên có nhiều tàu nước ngoài đến buôn bán.

Cảnh phồn vinh, sầm uất của Cảng thị Cù lao Phố được sử sách ghi chép: “Nông Nại đại phố ở đầu phía Tây Cù lao Đại phố được kiến thiết phố xá, mái ngói tường vôi, lầu cao quán rộng, dọc theo bờ sông liền lạc tới năm dặm. Chia vạch làm ba đường phố: đường phố lớn lót đá trắng, đường phố ngang lót đá ong, phố nhỏ lót đá xanh, đường rộng bằng phẳn”’ hay “phố chợ thương mại, giao thông với người Tàu, người Nhật Bản, Tây Dương, Đồ Bà (Java). Kẻ buôn tụ tập, ghe thuyền lớn ở biển và ở sông đều neo liên tiếp nhau, ấy là một chỗ đại đô hội...”.

Cù lao Phố trở thành một trung tâm thương mại và giao dịch vào loại nhất của Nam Bộ vào thời bấy giờ nhờ có ưu thế của một cảng sông sâu trong nội địa, đầu mối tập trung nhiều loại hàng hoá. Vùng Cù lao Phố cũng là nơi hình thành sớm các ngành nghề thủ công: dệt chiếu, làm tơ lụa, làm gốm, mộc, đúc đồng, làm pháo hay chăn nuôi tằm, trồng mía, nấu đường... Ngoài nguồn hàng cung cấp tại chỗ, thương cảng Cù lao Phố còn tiếp nhận các nguồn hàng hóa từ nơi khác trên vùng Đồng Nai lúc bấy giờ như Phước Thiền, Bến Gỗ, Bến Cá...

Với vị thế của một thương cảng sầm uất, Cù lao Phố còn là nơi được xây dựng những kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng đồ sộ lúc bấy giờ. Chắc chắn, những công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ lịch sử bấy giờ không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tâm linh của cư dân tại chỗ mà còn cho các khách của vùng lân cận, vùng xa đến chiêm ngưỡng hay trong dịp mua bán hàng hóa. Thế nhưng, kiến trúc phong quang của Cù lao Phố bị ảnh hưởng và tàn phá nặng nề qua cuộc bạo loạn của thương nhân người Phước Kiến là Lý Văn Quang vào năm 1747; trong cuộc tranh chấp giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, đặc biệt vào năm 1776, Cù lao Phố bị tàn phá “...từ đấy chỗ nầy biến thành gò hoang, sau khi trung hưng, người ta tuy có trở về, nhưng dân số không được một phần trăm lúc trước”. Hầu hết đền, chùa, đình, miếu và phố xá ở Cù lao Phố thời còn là “xứ đô hội“ đã bị thời gian, chiến tranh tàn phá nặng nề.

Địa bàn vốn là thương cảng xưa nay trở thành một vùng cù lao xanh tươi giữa lòng thành phố Biên Hoà với cảnh trí nên thơ hữu tình, những vườn cây trái xum xuê, cánh đồng lúa trải dài, nước sông bốn mùa tươi mát. Hiếm có vùng đất nào với vị thế đơn vị hành chánh cấp xã ở Nam Bộ có mật độ của nhiều cơ sở tín ngưỡng như trên vùng đất Cù lao Phố. Cù lao Phố có đến 5 ngôi chùa, 3 tịnh xá và 11 ngôi đình, 1 biểu toà Cao Đài, nhiều ngôi miếu…Trong đó, có 4 di tích được nhà nước xếp hạng. Gắn liền với các thiết chế tín ngưỡng này là những di sản văn hoá phi vật thể vô cùng phong phú của những thế hệ tiền nhân thuở đầu khai phá vẫn còn được bảo lưu cho đến ngày nay. Trong quy hoạch tổng thể phát triển của thành phố Biên Hòa, làng Hiệp Hòa – thương cảng Cù lao Phố xưa với địa thế thuận lợi, thiên nhiên hữu tình sẽ phát triển trở thành khu du lịch sinh thái độc đáo trong lòng của thành phố công nghiệp Biên Hòa, giữa khu vực động lực kinh tế ở miền Đông Nam Bộ.

21 tháng 6 2020

Vì đây là câu trắc nghiệm nên chỉ cần trả lời ngắn thôi nha bạn.

20 tháng 4 2022

" Lấy của người giàu chia cho người nghèo"

20 tháng 6 2020

- Thế kỉ XVII đất nước mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc

- Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt. Kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

20 tháng 6 2020

Thanks nhìu nha !

20 tháng 6 2020

Nhà Nguyễn rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan.

Ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi.Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương. Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ.

Trong dân chúng, việc học tập có tính chất tự do hơn. Bất kỳ người nào có học lực kha khá cũng có thể mở trường tư thục để dạy học. Mỗi làng có vài ba trường tư thục, hoặc ở nhà thầy, hoặc ở nhà người hào phú nuôi thầy cho con học và cho con các nhà lân cận đến học. Do đó người đi học cũng nhiều, dù vậy, việc học tập càng lúc càng thoái hóa. Nhiều người học chỉ để ra làm quan.