K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

1/ Nội dung

- Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống , nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: xa rời danh lợi , hòa hợp với tự nhiên , giữ gìn cốt cách thanh cao , trong sạch .
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi , quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực .

2/Nghệ thuật .
- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật .

27 tháng 12 2017

1/ Nội dung

– Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống , nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: xa rời danh lợi , hòa hợp với tự nhiên , giữ gìn cốt cách thanh cao , trong sạch .
– Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi , quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực .

2/Nghệ thuật .
– Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật.

27 tháng 12 2017

Nói về vẻ đẹp của người phụ nữ, từ cổ chí kim, đời này qua đời khác, bao giờ người ta cũng đề cập tới hai phương diện: hình thức và tâm hồn. Điều này, thể hiện ước vọng về một vẻ đẹp hoàn hảo trong cuộc sống ở một đối tượng được cho là hiện thân của cái đẹp- người phụ nữ. Người xưa đã từng bày tỏ:

Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

Để lưu giữ tình cảm, ấn tượng trong lòng người khác, người con gái phải vẹn toàn như vậy. Sinh thời, nhà thơ Xuân Quỳnh đã khẳng định rạch ròi hơn: “Nhan sắc để người ta quen nhau. Đức hạnh để người ta sống với nhau”. Như vậy, cặp phạm trù hình thức và tâm hồn luôn song hành khi nói về người phụ nữ.

Tạo hóa đã ban cho người phụ nữ vẻ đẹp nhưng thể hiện nó như thế nào lại tùy thuộc vào quan điểm và nhận thức của mỗi người, mỗi thời đại. Với phụ nữ hiện đại, cái nết và cái đẹp cùng làm cho họ ngày một đẹp hơn, toàn diện hơn. Nội hàm của cái đẹp không chỉ là đức mà còn là tài năng trí tuệ, học vấn, phong cách, ứng xử… Người phụ nữ ngày nay không chỉ biết làm đẹp cho bản thân mà còn biết làm đẹp cho gia đình, cho xã hội, biết xây dựng đời sống văn hóa mới của cộng đồng bằng vẻ đẹp của chính mình.

2. Tuy nhiên, nói đến vẻ đẹp của người phụ nữ, trước hết phải đề cập tới vẻ đẹp bên ngoài, hay còn gọi là vẻ đẹp hình thức. Người xưa gọi vẻ đẹp của họ là dung. Theo đó, người phụ nữ đẹp là phải mang dáng vẻ dịu dàng, hiền thục, gương mặt phúc hậu, đoan trang, trang phục phải thật giản dị, nền nã và kín đáo. Đến bây giờ những chuẩn mực dung nhan ấy vẫn là những giá trị và là nguồn cảm hứng đa chiều của thi ca, hội họa.

Anh yêu áo trắng, áo hồng

Lại càng yêu đến vô cùng áo nâu!

(Áo nâu-Phạm Đình Ân)

Thướt tha áo trắng nói cười

Để ta thương nhớ một thời áo nâu

(Nguyễn Duy)

Trong thời đại mới, khi vai trò cá nhân được tôn trọng, bình đẳng giới được đề cao, người phụ nữ càng có cơ hội được thể hiện mình. Việc yêu thích thời trang và làm đẹp được chị em rất chú trọng. Vẫn biết phụ nữ vốn đẹp nhưng vẻ đẹp ấy sẽ càng được tỏa sáng hơn nếu bạn biết lựa chọn khéo léo, tinh tế trong trang phục. Trang phục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nó cũng được xem như một hình thức giao tiếp, một phong cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội bằng ngôn ngữ riêng, thông qua lăng kính chủ quan của chủ thể. Lăng kính đó chính là nhận thức, là thái độ sống, phong cách sống, là điều kiện và hoàn cảnh sống của mỗi người. Ở góc độ giá trị, trang phục không chỉ đơn giản là giá trị vật chất với áo quần, phụ kiện mà nó còn mang giá trị tinh thần lớn lao, đó là là khả năng truyền cảm hứng như một tác phẩm nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao. Giá trị tinh thần chỉ được tôn vinh khi giá trị vật chất được tạo dựng trên nguyên tắc phù hợp với môi trường, hoàn cảnh, công việc và cả đặc tính riêng của từng cá nhân. Như vậy, chúng ta hiểu, không phải cứ áo quần, phụ kiện đắt tiền, cầu kỳ thậm chí sang trọng nào cũng làm nên vẻ đẹp của người phụ nữ. Đa phần cái đẹp đều được công nhận từ sự giản dị, nền nã và hài hòa.

Với người phụ nữ, bất luận thời đại nào, vẻ đẹp hình thức bao giờ cũng gắn liền với đức hạnh. Đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện qua quan niệm sống, lối sống và đặc biệt qua đối nhân xử thế mà cụ thể là cách ứng xử, giao tiếp với môi trường tự nhiên và xã hội, gia đình, cộng đồng cũng như chính bản thân mình.

Người xưa đã từng nói một cách mạnh mẽ, cái nết đánh chết cái đẹp. Chúng ta bây giờ nói một cách công bằng hơn, cái nết tỏa sáng cái đẹp. Người phụ nữ vốn đẹp nhưng sẽ đẹp hơn nếu họ có một tâm hồn lành mạnh, một trái tim nhân hậu, một phong thái nền nã, dung dị và một phong cách giao tiếp, ứng xử lịch lãm, văn minh, hài hòa. Ứng xử thể hiện nghệ thuật sống của cá nhân. Cùng một tình huống, một hoàn cảnh nhưng mỗi người có cách ứng xử riêng. Giao tiếp là quá trình chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. Ứng xử và giao tiếp đều được thông qua hành động, phong thái, ngôn từ, cử chỉ và thậm chí cả trang phục của từng cá nhân. Quan niệm sống chi phối cách ứng xử. Thông qua cách ứng xử, người ta dễ dàng nhận ra nhân sinh quan của mỗi người. Nếu người sống lấy lợi ích cộng đồng làm chủ đạo thì mọi hành xử của họ đều hướng tới mưu cầu lợi ích cho cộng đồng. Theo đó, quyền lợi cá nhân có thể đặt sau. Bởi khi đã giải quyết được lợi ích chung tức đã có lợi ích của bản thân trong đó. Những người như vậy thường vị tha, nhân hậu, khiêm nhường. Họ biết lắng nghe, cảm thông và chia sẻ với nhau những vui buồn, thành bại. Ngược lại, đôi khi sự hơn thua cũng chi phối cách hành xử. Theo đó, đố kỵ, níu kéo nhau, tranh chấp, nói sau lưng thậm chí thị phi đã làm méo mó diện mạo con người. Đối với người phụ nữ, cách ứng xử như vậy đã lấy đi một phần vẻ đẹp vốn có của họ.

Trong quan niệm về nét đẹp của người phụ nữ, phải đề cập tới chữ Ngôn. Nội hàm của ngôn bây giờ không chỉ gói trong lời ăn tiếng nói mà nhìn rộng ra nó còn đề cập tới sự quảng giao của người phụ nữ hiện đại. Hiểu như vậy để có cách nhìn nhận người phụ nữ ngày nay chuẩn xác hơn. Tuy không nhất thiết lúc nào cũng phải nhỏ nhẹ, thẽ thọt nhưng lời hay, ý đẹp, âm và từ chuẩn xác, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng cùng với nụ cười thân thiện sẽ là bí quyết làm nên vẻ đẹp đặc trưng của người phụ nữ qua thời gian và đặc biệt giá trị trong thời đại hiện nay. Một phụ nữ có nụ cười rạng rỡ và một thái độ giao tiếp cởi mở sẽ là một trong những điều đẹp nhất của cuộc sống. Không ai biết nói những lời sâu sắc và êm ái cho bằng người phụ nữ. Êm ái và sâu sắc, đó chính là con người họ” (V.Hugo)

3. Hình ảnh người phụ nữ gắn liền với hình ảnh dân tộc. Phấn đấu gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của người phụ nữ nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng là một trong những mục tiêu hướng đến của Đảng và Nhà nước ta. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ đã khẳng định và tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Cuộc sống mới, yêu cầu mới đã nâng tầm người phụ nữ. Theo đó, vẻ đẹp của họ càng cần chuẩn mực và hoàn thiện hơn.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Thành phố Đà Nẵng luôn chú trọng đến lĩnh vực văn hóa, xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã nêu rõ : “Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao; trở thành một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống”. Theo đó, Thành ủy Đà Nẵng đặc biệt chỉ đạo thực hiện “Năm văn hóa, văn minh đô thị 2015”.

Hưởng ứng chủ trương mang đầy tính nhân văn này, ở góc độ cơ quan tham mưu những vấn đề về phụ nữ, Hội LHPN thành phố cũng đã xây dựng và triển khai Đề án tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước với 4 phẩm chất “Tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang, đồng thời phát động phong trào Phụ nữ Đà Nẵng “Cử chỉ đẹp - sống văn minh”. Tinh thần chủ đạo các hoạt động này không ngoài mục đích xây dựng, củng cố hình ảnh người phụ nữ Đà Nẵng trong giai đoạn mới, có tinh thần yêu nước, có tri thức, có lối sống văn hóa, có tấm lòng nhân hậu, chung tay xây dựng thành phố giàu đẹp, văn minh.

Mảnh đất giàu truyền thống cần cù, yêu nước với một địa hình sông núi lung linh, hoành tráng nhưng đầy khắc nghiệt của thiên nhiên cùng với xu thế phát triển không ngừng đã tạo nên một vẻ đẹp riêng cho người phụ nữ Đà Nẵng. Đó là vẻ đẹp thuần khiết, mặn mà, chân thành nhưng không kém phần mạnh mẽ, năng động. Vẻ đẹp đó càng quý giá hơn khi cuộc sống có những lúc xô bồ, pha tạp, khi quan niệm về cái đẹp có nơi, có lúc bị nhạt nhòa, biến dạng. Tuy nhiên, cái đẹp không phải tự nhiên mà có và cũng không phải trường tồn vĩnh cửu. Cái đẹp rất cần nuôi dưỡng và chăm sóc. Hơn ai hết, chính người phụ nữ phải biết tạo cho mình vẻ đẹp và giữ gìn nó. Trước hết, họ phải tự khẳng định giá trị bằng chính sự nghiệp, tinh thần, khát vọng và ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Sau đó, phải biết nâng niu bản thân, chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vẻ đẹp và trau dồi tri thức cùng phép đối nhân xử thế chuẩn mực.

Cái đẹp là sự hài hòa. Tâm hồn, trí tuệ, sự duyên dáng trong phong cách và kỹ năng sống cùng với trang phục phù hợp sẽ làm người phụ nữ đẹp hơn trong mắt mọi người. Hình thức chỉ để người ta biết và quen nhau. Tâm hồn trí tuệ và sự quảng giao mới để người ta sống với nhau hoặc thương nhớ nhau đến trọn đời. Đấy là điều mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn và được mong muốn.

Cuộc sống hiện đại mở ra cho người phụ nữ nhiều cơ hội: học vấn, tiến thân, xây dựng mối quan hệ, nhan sắc và kiếm tìm hạnh phúc. Nhưng cũng chính môi trường đầy áp lực này cũng tạo ra cho họ những khó khăn, thách thức. Đó là, làm thế nào để vừa phấn đấu tiến bộ bản thân vừa bảo tồn và phát huy được vẻ đẹp của người phụ nữ.

Hy vọng, chị em phụ nữ nói chung, phụ nữ Đà Nẵng nói riêng sẽ nắm bắt cơ hội, tự tin hướng tới cái đẹp. Người phụ nữ với vẻ đẹp hoàn thiện sẽ làm xã hội đẹp hơn. Bởi vẻ đẹp của người phụ nữ góp phần điểm tô cho cuộc sống, cho đất nước, đúng như Bác Hồ đã ca ngợi : “ Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

27 tháng 12 2017

(1) Trang phục là người bạn đồng hành thủy chung với con người, đặc biệt nó quan trọng và có ý nghĩa nhiều hơn với người phụ nữ.
- Con người có nhiều nhu cầu trong cuộc sống, trong đó cơm ăn, áo mặc là nhu cầu thiết yếu nhất.
- Trang phục làm đẹp con người cả hình thức lẫn nội dung (thể hiện qua quan niệm và cách thức ăn mặc).
- Mỗi người đẹp làm tăng thêm vẻ đẹp của cộng đồng.
(2) Trang phục đẹp không thay thế được vẻ đẹp của tính cách, của tâm hồn:
- Dân gian từng nói “cái nết đánh chết cái đẹp”.
- Trang phục chủ yếu làm nên cái đẹp bên ngoài (dễ nhạt phai). Cái đẹp về tính cách, về tâm hồn tuy khó thấy nhưng nó có giá trị và vô cùng bền vững.
- Tuy nhiên cần phải thấy người ta đã “đẹp nết” lại cần phải học để “đẹp người” (cách ăn mặc).
(3) Cái đẹp trong trang phục cá nhân phải hài hòa với cái đẹp của cộng đồng.
- Đẹp không có nghĩa là chơi trội, lập dị, tách biệt (nh­ư một bộ phận trong giới trẻ hiện nay).
- Đẹp phải hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Cái đẹp phải tìm được sự ủng hộ và cảm mến ở mọi người.

24 tháng 12 2017

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...

Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:

Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn,Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:

Đông Ba, Gia Hội hai cầu

Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.

Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.

Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.

Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca đao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

Hơi dài 1 chút, bạn thấy câu nào hay thì lấy nhé. Chúc bạn học tốt

​ Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ Một phù thuỷ Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây Ai muốn mua gì cũng có!” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong Phù thuỷ ló ra nhìn: “Anh muốn gì?” “Tôi muốn mua tình yêu, Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn” “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!” (Tác giả:K. Badjadjo Pradip – Thái Bá Tân dịch) Câu 1: Xác định phương thức...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ

Một phù thuỷ

Mở quán hàng nho nhỏ

“Mời vào đây

Ai muốn mua gì cũng có!”

Tôi là khách đầu tiên

Từ bên trong

Phù thuỷ ló ra nhìn:

“Anh muốn gì?”

“Tôi muốn mua tình yêu,

Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn”

“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non

Còn quả chín, anh phải trồng.

Không bán!”

(Tác giả:K. Badjadjo Pradip – Thái Bá Tân dịch)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2: Câu nói “Mời vào đây – Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thuỷ?

Câu 3: Trong cuộc sống có phải ''Ai muốn mua gì cũng có''.Anh chị hiểu được thông điệp gì từ câu nói '' Hàng...bán''?

Câu 4: Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu-Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn” cho thấy vị khách là con người như thế nào?

Câu 5: Tại sao vị khách lại chỉ muốn"mua tình yêu-Mua hạnh phúc,sự bình yên,tình bạn"?

Câu 6: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở ba câu cuối văn bản?

Câu 7: Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của phù thuỷ ở ba câu thơ cuối bài không? Vì sao?

Câu 8: Qua văn bản, Anh/Chị nhận ra bài học cuộc sống nào?

Câu 9: Nếu được lựa chon một món hàng trong tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn. Anh chị sẽ lựa chọn điều gì?Và cần gieo hạt giống gì để có được điều đó?

0
21 tháng 12 2017

Lỗi lầm sẽ được chữa bằng gì? Có người cho rằng nó được chữa bằng những cố gắng nỗ lực, lại có người cho răng nó được chữa bằng sư làm lại từ đầu. nhưng đơn giản lỗi lầm đôi khi được chữa lành bằng chính sự vị tha của chính bản thân mình và từ người khác.

Sống vị tha là lối sống cần được phát huy trong cuộc sống hiện đại của con người. từ bấy lâu nay lòng vị tha như phương thuốc quý có thể chữa lành vết thương lòng và cứu rỗi một con người có ước muốn được làm lại và được sửa chữa những lỗi lầm của bản thân mình. Đó là một đức tính cao đẹp mà con người ngay từ bé cần được dạy dỗ bởi ông bà cha mẹ.

Cuộc sống này không đơn giản chỉ là mình muốn sống tốt và tất cả mọi người cũng sẽ ủng hộ. không đơn giản là sống thì mọi người sẽ chung tay góp sức và không đơn giản sống tốt thì sẽ không va vấp phải những lỗi lầm. Dù lớn dù bé thì lỗi lầm đó cũng khiến cho bản thân con người chúng ta không cảm thấy thoải mái.

Một khi chúng ta mắc lỗi, thì điều đầu tiên hãy biết tha thứ cho chính ban thân mình. Tha thứ cho bản thân mình chính là hiểu được tầm quan trọng của việc tha thứ lỗi lầm cho người khác. Bản thân mình có tĩnh tâm có hiểu thấu được cảm giác tội lỗi hay áy náy tới mức nào thì mới hiều được giá trị của lòng vị tha bao dung.

Cuộc sống vốn dĩ rất phức tạp cho nên những dòng đời đã vô tình đẩy con người tới những lỗi lầm khiến cho bản thân của mỗi người đôi khi không tự chủ được hành vi của chính bản thân mình. Con người muốn sống tốt trước hết phải biết tha thứ cho người khác. Một mối quan hệ không thể tốt đẹp hơn khi hai người sống trong mối quan hệ đó luôn luôn chăm chăm vào sự sai trái hay khiếm khuyết của nhau. Cũng như trong tình bạn tình yêu, tha thứ chính là chất keo mà khiến cho con người cảm thấy gắn chặt với nhau hơn bao giờ hết.

Con người là những động vật có tình cảm có lí trí và biết suy nghĩ. Lòng vị tha sẽ khiến cho cuộc sống này đong đầy tình cảm hơn bao giờ hết. chúng ta ghét chiến tranh chúng ta ghét đổ máu thì chúng ta càng phải biết sống vị tha. Con người sẽ dễ dàng nhận ra lỗi lầm và hứa với bản thân phải tự cố gắng khi mà được sống trong sự vị tha của người khác. Những lời nói cay nghiệt hay những sự xử sự không thông minh chỉ khiến đẩy người khác vào đường cùng không một lối thoát khiến người đó tuyệt vọng.

Sống vị tha luôn được đề cao kể cả trong thuyết phật giáo, con người không chỉ nên sống với bản thân mình và cái tôi của mình quá cao mà còn phải biết dung hòa và tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Chỉ khi người bên cạnh mình cảm thấy vui vẻ thì bản thân mình được vui vẻ gấp bội.



14 tháng 1 2018

Trước đây, mình từng nghĩ vị tha mang một ý nghĩa to lớn lắm. Người có thể tha thứ cho kẻ thù hay những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình thì mới có lòng vị tha. Người luôn sống và nghĩ cho mọi người, không màng tới lợi ích cá nhân, đó cũng là người có lòng vị tha. Nếu là như vậy thì người vị tha trong xã hội này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Giờ nghĩ lại thấy ý nghĩa của sự vị tha vốn gần gũi hơn rất nhiều. Chẳng cần bạn phải làm những điều lớn lao mà chính từ những điều nhỏ nhất, chúng ta cũng có thể thực hiện sự vị tha rồi.

Bản chất của con người là vị kỷ, chỉ thích sống cho mình, vì lợi ích của mình trước. Không phải tham ô, tham nhũng mới thể hiện sự vị kỷ đó. Chúng ta vị kỷ từ trong mỗi suy nghĩ nhỏ nhất, từ việc giành chiếc áo này của tôi, điện thoại này của tôi, cho tới việc thể hiện mình, thích kể chuyện của mình hơn là lắng nghe người khác. Vị tha chính là thái cực đối lập với vị kỷ, nghĩa là vì người khác, vì tha nhân chứ không phải vì cá nhân, bản thân mình. Bạn thấy đó, vị kỷ len lỏi trong từng suy nghĩ, hành động, lời nói hàng ngày của chúng ta. Như vậy, vị tha cũng có thể thiết lập trong từng điều nhỏ bé ấy.

Vị tha, đó là khi bạn biết suy nghĩ cho người khác, biết đặt mình vào vị trí của người khác. Có những khi đau khổ, bạn cũng muốn người khác hiểu được suy nghĩ của mình để đồng cảm với mình. Thậm chí, bạn còn đòi hỏi người ta phải đặt mình vào vị trí của bạn mà nghĩ. Chính vì không ai hiểu và cảm thông nên vô tình hay cố ý gây cho bạn đau khổ. Vậy bạn xem, khi mà chính bạn cũng chẳng bao giờ biết đặt mình vào vị trí của người khác thì biết bao lần bạn cũng reo rắc khổ đau cho mọi người? Bạn chưa vị tha sao lại đòi hỏi sự vị tha ở người khác?

Biết đặt mình vào vị trí của người khác, bạn mới có thể hiểu họ cần gì và cảm thấy như thế nào. Nếu đã hiểu, bạn sẽ biết cách để nhường nhịn, giúp người khác vui vẻ và tránh gây ra sự khó chịu hay một cảm xúc tiêu cực nào nơi họ. Nghĩ cho người, sống cho người đó chẳng phải là lòng vị tha hay sao? Những việc này đâu cần chúng ta phải làm gì to tát, lớn lao. Ta có thể thực hiện ngay từ mọi suy nghĩ, hành động nhỏ nhất của mình. Chap đang nghĩ cho sự an lạc trong tâm bạn mà viết nên những chia sẻ này. Các bạn vì Chap mà đón nhận nó trong sự bình thản, không phân biệt, không phán xét. Nếu có góp ý, bạn dùng sự chân thành để nói với Chap thay vì lên án hay xúc phạm. Như vậy là bạn đang nghĩ cho sự bình yên trong tâm Chap, không gợi nên đau khổ hay hận thù. Ấy là chúng ta đang thực hiện sự vị tha.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta chỉ mải quan tâm tới vấn đề của bản thân hay vì thỏa mãn cá nhân mà không để ý tới suy nghĩ, tâm tư của người khác. Ai cũng vì lợi ích của bản thân nên chẳng muốn mình bị thua thiệt, dù là với người thân yêu. Mọi sự tranh đua, ganh ghét cũng từ đây mà nổi lên. Nếu bạn có thể nhường nhịn người khác, dù chỉ là một câu nói, thì hẳn mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ thở hơn biết mấy. Thay vì cố gắng để tranh biện đến cùng, bạn thử một lần đặt mình vào đối phương xem họ có đang khó chịu hay tức giận. Bạn sẽ biết mình cần nói tiếp hay im lặng. Thay vì mải mê kể câu chuyện của mình, bạn quan sát xem người kia đang vui vẻ tiếp nhận nó hay lắng nghe một cách miễn cưỡng, họ có điều gì muốn nói hay không. Bạn sẽ biết dừng lại đúng thời điểm. Thay vì tỏ ra khó chịu trước quan điểm của người khác và thể hiện nó bằng cách nào đó, bạn hãy xem người ta sẽ có thái độ ra sao trước phản ứng của bạn, dễ chịu hay cũng khó chịu không kém. Bạn sẽ biết mình phải làm gì để không đưa căng thẳng lên cao. Tránh cho người khác những khó chịu, khổ đau không đáng có thì tự bản thân bạn cũng an lạc, nhẹ nhàng hơn phải không nào?

Nhiều người bực tức trước những điều không vừa lòng ở người khác. Họ thể hiện nó ra bằng những câu nói khiếm nhã. Họ gắn cho chúng cái mác rằng nói như vậy thì người kia mới hiểu ra được vấn đề. Họ không để ý xem người ấy có đang đau khổ trước những câu nói đó hay không. Đây là vì người khác hay vì sự thỏa mãn cho lòng sân hận nơi tâm họ? Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta nghĩ rằng mình làm điều gì đó là để người khác tốt hơn. Song thực chất, ta đang nhầm tưởng rằng mình vốn chỉ đang thỏa mãn cho nỗi bức xúc trong tâm mình mà thôi. Nếu biết nghĩ cho người khác thì bạn sẽ không làm cho họ đau khổ hay thất vọng và quên đi sự có mặt của mình trong đó. Bạn còn nghĩ rằng mình đang giúp ai đó thì chẳng qua là bạn chỉ đang giúp cho chính bạn mà thôi. Cũng giống như khi viết những dòng này, nếu Chap có nổi lên ý nghĩ rằng mình đang làm điều tốt đẹp cho mọi người thì đó là Chap đang vì niềm vui của bản thân. Sự vị tha đã không còn tồn tại nữa. Chân thành và tự nhiên mới giúp cho lòng vị tha được hiển lộ.

Không gây nên đau khổ cho người khác thì tự bản thân chúng ta cũng tránh được rất nhiều xung đột không đáng có. Bởi sự ích kỷ của con người, khi bị ai đó làm cho khổ đau thì phải tìm cách trả đũa khiến người kia cũng khổ đau như vậy, thậm chí còn lớn hơn thế. Khi bạn biết nghĩ cho người khác, đem đến niềm vui cho họ thì chẳng có cớ gì để người kia làm hại bạn. Nếu họ vẫn đối xử không tốt với bạn thì chắc hẳn sự vị tha của bạn chưa đủ. Bạn vẫn cần vị tha hơn nữa. Càng thực hiện lòng vị tha ấy, tâm bạn sẽ càng được tưới tẩm sự bình an và hạnh phúc, bởi bạn biết mình không làm gì hổ thẹn với bản thân và cũng không nắm giữ điều gì cho riêng mình để mà phải hối hận, tiếc nuối. Bạn vì người khác một thì bạn nhận về gấp nhiều lần. Có khôn ngoan hơn là khư khư giành phần hơn cho mình rồi lo lắng về những mất mát, hơn thua?

Thực hiện lòng vị tha, đơn giản thôi, chỉ cần ta đặt mình vào vị trí của người khác để nghĩ cho sự an vui nơi họ. Không khó để thực hiện cũng không cần chúng ta phải làm công to việc lớn nào đúng không bạn? Có thể vị tha từ những điều nhỏ bé, tích lũy mỗi ngày, từng chút một, thì ta mới có thể thực hiện được sự vị tha lớn, cho những ai làm hại ta, khiến ta đau khổ hay có thể vì cả nhân loại hi sinh bản thân mình mà phụng hiến. Tương lai không nói trước được điều gì, chỉ cần hiện tại, bạn làm gì, nói gì, nghĩ gì cũng đặt mình vào vị trí của người sẽ tiếp nhận, không để họ bị tổn thương, thiệt hại, là bạn có được lòng vị tha ấy rồi.

21 tháng 12 2017

Nguyễn Trần Lê Phước Đức

“Sống trên đời cần một tấm lòng.
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn bay đi”.

Tấm lòng mà cuộc đời cần lắm chính là sự vị tha, mở rộng tấm lòng trước cuộc đời. Có phải vì vậy mà bao đời nay lòng vị tha và tính ích kỉ – hai mặt đôì lập luôn tồn tại song song trong tính cách con người, là chủ đề của nhiều cuộc bàn luận sôi nổi, kịch tính?

Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hy sinh lợi ích của cá nhân mình. Như vậy lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng cao cả: tinh thần “một người vì mọi người”.

Ngược lại, ích kỉ là chỉ biết, chỉ vì lợi ích cho riêng mình mà khòng biết đến người khác. Tính ích kỉ bộc lộ bản chất hẹp hòi, nhỏ mọn của tiểu nhân.

Trong cuộc sống, để nhận diện người có lòng vị tha và kẻ tiểu nhân, ích kỉ không khó.

Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan tính toán khi giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. Trong lớp có học sinh kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà lại gần chia sẻ, giúp đỡ bạn ấy học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm phải điều sai trái, bạn không vì thế mà lên án gay gắt, không cho họ con đường quay lại. Ngược lại bạn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai,…

Trong những hoàn cảnh ấy, nếu bạn làm được như vậy, có thể khẳng định: bạn có lòng vị tha. Sâu rộng hơn, ta có thể nhìn vào hoạt động tình nguyện của thế hệ thanh niên đất nước mỗi khi mùa hè đến. Họ không quản ngại gian khó đi về với vùng cao, vùng gặp khó khăn,… để hòa mình với đồng bào, đồng cam cộng khố giúp đỡ họ vươn lên…

21 tháng 12 2017

“Sống trên đời cần một tấm lòng.
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn bay đi”.

Tấm lòng mà cuộc đời cần lắm chính là sự vị tha, mở rộng tấm lòng trước cuộc đời. Có phải vì vậy mà bao đời nay lòng vị tha và tính ích kỉ – hai mặt đôì lập luôn tồn tại song song trong tính cách con người, là chủ đề của nhiều cuộc bàn luận sôi nổi, kịch tính?


Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hy sinh lợi ích của cá nhân mình. Như vậy lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng cao cả: tinh thần “một người vì mọi người”.

Ngược lại, ích kỉ là chỉ biết, chỉ vì lợi ích cho riêng mình mà khòng biết đến người khác. Tính ích kỉ bộc lộ bản chất hẹp hòi, nhỏ mọn của tiểu nhân.

Trong cuộc sống, để nhận diện người có lòng vị tha và kẻ tiểu nhân, ích kỉ không khó.

Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan tính toán khi giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. Trong lớp có học sinh kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà lại gần chia sẻ, giúp đỡ bạn ấy học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm phải điều sai trái, bạn không vì thế mà lên án gay gắt, không cho họ con đường quay lại. Ngược lại bạn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai,…

Trong những hoàn cảnh ấy, nếu bạn làm được như vậy, có thể khẳng định: bạn có lòng vị tha. Sâu rộng hơn, ta có thể nhìn vào hoạt động tình nguyện của thế hệ thanh niên đất nước mỗi khi mùa hè đến. Họ không quản ngại gian khó đi về với vùng cao, vùng gặp khó khăn,… để hòa mình với đồng bào, đồng cam cộng khố giúp đỡ họ vươn lên…


Song cũng cần tỉnh táo để phân biệt lòng vị tha với sự ban ơn hay sự tính toán mưu cầu lợi ích riêng. Giúp đỡ người khác nếu không xuất phát từ sự vô tư mà khởi đầu từ lòng thương hại thì đó chỉ là sự ban ơn mà thôi. Mối quan hệ giữa người cho đi và người nhận về không hề bình dẳng. Đến với quỹ ủng hộ “Vì người nghèo”, có người mặt tươi cười đặt vào quỹ những đồng bạc lớn nhưng họ lại thầm cười khẩy trước mái nhà lụp xụp của một gia đình nghèo. Thâm tâm họ, những đồng bào kia chỉ là sự gia ơn bố thí. Mặt khác, lại có người giúp đỡ người khác vì một mục đích không tư lợi nào đó. Thực tế, đã có những ông to, bà lớn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cấp dưới làm việc, thăng chức chỉ để lấy lòng đồng nghiệp, chờ mong lá phiếu của họ dành cho mình trong kì bầu cử. Lòng vị tha trá hình còn đáng khinh bỉ gấp bội lần sự ích kỉ.

Cùng bản chất với sự giúp đỡ kèm theo toan tính cá nhân song tính ích kỉ có hình thức ngược lại. Người ích kỉ có những hành động, việc làm chỉ chăm chăm nhăm mang lại lợi ích cho cá nhân mình, thậm chí bất chấp thủ đoạn giày xéo lên công bằng, đạo lí và lợi ích của người khác để có (tược mối lợi ấy. Đó là những kẻ tròng nguy nan một mình trốn chạy bỏ mặc bạn bè, là những kẻ làm ngơ trước nỗi đau của đồng loại mà ăn chặn từng gói mì cứu trợ đồng bào lũ lụt, mà buôn bán phụ nữ, buôn bán ma túy, hêrôin,… Gần gũi hơn trong đời sống học sinh, sự ích kỉ bộc lộ ngay trong hành vi cóp bài, gian lận khi kiểm tra thi cử. Những hành động sai trái ấy làm lợi cho một người nhưng tạo ra sự bất công đối với những nỗ lực của bao nhiêu người khác.

Có được lòng vị tha, con người sống ung dung thanh thản trước cuộc đời. Họ được mọi người yêu mến, quý trọng. Mặt khác những việc họ làm đã giúp cho xã hội thêm giàu đẹp. Không ai có thể kể hết giá trị của sự bình yên mà những chiến sĩ công an biên phòng đang từng ngày từng giờ thám lặng hy sinh cho đất nước. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc, lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp. Cuộc đời này cần đến những tấm lòng dù chỉ đê gió cuốn bay đi nhưng là bay di để gieo mầm, nở hoa trên đất lạ.

Đời sống kẻ ích kỉ thì ngược lại. Họ bị những toan tính chi ly, nhỏ mọn thường ngày giày vò, dằn vặt. Lúc nào cũng tính toán căng thẳng để làm lợi cho mình. Họ cô độc giữa thế giới tươi đẹp xung quanh, chẳng ai muốn làm bạn với con người nhỏ mọn. Thậm chí khi lòng ích kỉ biến thành tội ác, họ sẽ bị xã hội lên án, truy đuổi, là đối tượng nguyền rủa của con người. Tính ích kỉ ở mức độ nào cũng có hại cho tập thể. Đặc biệt khi nó phát triển thành chủ nghĩa cá nhân thì hậu quả sẽ khó có thể lường hết. Nguy hiểm hơn nữa khi tính ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân len lỏi bắt rễ vào tư tưởng của những nhà lãnh đạo, họ sẽ tạo nên những tội ác cho xã hội. Đó là trường hợp của tên độc tài Hit-le, Mut-xo-li-ni,…

Lòng vị tha mang đến cho xã hội những công hiến quý giá, tính ích kỉ lạ quen hưởng thụ quá đà, gây nguy hại cho đời sống.

Như vậy, xã hội muốn phát triển đi lên, ta cần nhân rộng lòng vị tha, xóa bỏ tính ích kỉ trong con người, vẫn biết trong mỗi chúng ta luôn có hai con người đối lập tồn tại: tốt và xấu, thiên thần và ác quỷ, vị tha và ích kỉ,… Nhưng “nhân chi sơ tính bản thiện”, mỗi chúng ta cần có ý thức đấu tranh để giành lại bản ngã lương thiện cho mình. Ta nên mở lòng trước tập thể, tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Nếu ta dám “Mình vì mọi người” thì chắc chắn mọi người cũng sẽ “Mọi người vì một người”. Đặc biệt ta cần chú ý xây dựng lòng vị tha và gạt bỏ tính ích kỉ thì sẽ rất lí tưởng cho sự phát triển nhân cách của các em sau này.

30 tháng 12 2017

Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ẩn; sống cuộc sống an nhàn, thanh thơi. Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ tiếng Hán "Bạch Vân am thi tập" và tập thơ tiếng Nôm "Bạch Vân quốc ngữ thi". Bài thơ "Nhàn "được rút trong tập thơ "Bạch Vân am thi tập". Bài thơ đựợc viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật, là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui, an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.

Xuyên suốt bài thơ "Nhàn" là tâm hồn tràn ngập niềm vui và sự thanh tịnh trong tâm hồn tác giả. Có thể xem đây là điểm nhấn, là tinh thần chủ đạo của bài thơ. Chỉ với 8 câu thơ đường luật nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang đến cho người đọc một cuộc sống an nhàn nơi đồng quê êm ả.

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đề rất mộc mạc:

Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Với phép lăp "một"-"một" đã vẽ lên trước mắt người đọc một khung cảnh bình dị, đơn sơ nơi quê nghèo, dù một mình nhưng không hề đơn độc. Hai câu thơ toát lên sự thanh tịnh của tâm hồn và êm đềm của thiên nhiên ở vùng quê Bắc Bộ. "Một cuốc", "một cần câu" gợi lên sự bình dị, mộc mạc của một người nông dân chất phác. Hình ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Đây có thể nói là cuộc sống đáng mơ ước của rất nhiều người ở thời kỳ phòng kiến ngày xưa nhưng không phải ai cũng có thể dứt bỏ được chốn quan trường về với đồng quê như thế này. Động từ "thơ thẩn" ở câu thơ thứ hai đã tạo nên nhịp điệu khoan thai, êm ái cho người đọc. Dù ngoai kia người ta vui vẻ nơi chốn đông người thì Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn mặc kệ, vẫn bỏ mặc để "an phận" với cuộc sống của mình hiện tại. Cuộc sống của ông khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Đến hai câu thơ thực tiếp theo càng khắc họa rõ nét hơn chân dung của "lão nông Nguyễn Bỉnh Khiêm".

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao

Đây có thể xem là tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông tự nhận mình "dại" khi tìm nơi vắng vẻ đến sống, nhưng đây là cái "dại" khiến nhiều người ghen tỵ và ngưỡng mộ. Ông rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, lột tả được hết phong thái của ông. Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người "khôn". Một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người. Tứ thơ ở hai câu này hoàn toàn đối lập nhau từ ngôn ngữ đến dụng ý "dại" –"khôn", "vắng vẻ" – "lao xao". Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về nơi vắng vẻ để ở có phải là trốn tránh trách nhiệm với nước hay không? Với thời thế như vậy giờ và với cốt cách của ông thì "nơi vắng vẻ" mới thực sự là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời. Một cốt cách thanh cao, một tâm hồn đáng ngưỡng mộ.

Hai câu thơ luận đã gợi mở cho người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của "lão nông nghèo". Mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy, tuy không có sơn hào hải vị nhưng những thức ăn có sẵn này lại đậm đà hương vị quê nhà, khiến tác giả an phận và hài lòng. Mùa thu có măng trúc ở trên rừng, mùa đông ăn giá. Chỉ với vài nét chấm phá Nguyễn Bỉnh Khiêm đã "khéo" khen thiên nhiên đất Bắc rất hào phòng, đầy đủ thức ăn. Đặc biệt câu thơ "Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao" phác họa vài đường nét nhẹ nhàng, đơn giản nhưng toát lên sự thanh tao không ai sánh được. Một cuộc sống dường như chỉ có tác giả và thiên nhiên, mối quan hệ tâm giao hòa hợp nhau.

Đến hai câu thơ kết dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bình Khiêm:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Hai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thời gian ở ẩn. Đối với một con người tài hoa, có trí tuệ lớn như thế này thì thực sự phú quý không hề là giấc chiêm bao. Ông từng đỗ Trạng nguyên thì tiền bạc, của cải đối với ông thực ra mà nói không hề thiếu nhưng đó lại không phải là điều ông nghĩ đến và tham vọng. Với ông phú quý chỉ "tựa chiêm bao", như một giấc mơ, khi tỉnh dậy thì sẽ tan, sẽ hết mà thôi. Có thể xem đây chính là cách nhìn nhận sâu sắc, đầy triết lý nhất. Với một con người thanh tao và ưa sống an nhàn thì phú quý chỉ như hư vô mà thôi, ông yêu nước nhưng yêu theo một cách thầm lặng nhất. Cách so sánh độc đáo đã mang đến cho hai câu kết một tứ thơ hoàn hảo nhất.

Như vậy với 8 câu thơ, bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ đường luật kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cho đến bây giờ, ông vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ.

30 tháng 12 2017

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trưng Âm, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng, ông đỗ Trạng nguyên năm 1535 và ra làm quan dưới triều nhà Mạc. Ông đã để lại cho đời tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ca ngợi ý chí thành cao của kẻ sĩ và biểu dương quan niệm sống nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội đương thời.

Nhàn là bài thơ Nôm nằm trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhan đề bài thơ là do người đời sau đặt. Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ được cốt cách thanh cao, khí tiết cương trực, vượt lên trên những danh lợi tầm thường.

Hai câu thơ đầu phản ánh cuộc sống nhàn nhã, ung dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Quan Trạng về sống giữa chốn thôn quê nay đã giống như một “lão nông tri điền”, hằng ngày làm bạn với những công cụ lao động như mai để đào đất, cuốc để xới đất, cần câu để câu cá,.;., Cách dùng số từ tính đếm rành rọt cho thấy tất cả đã trở nên gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống của ông.

Câu thơ đưa ta trở về với cuộc sống chất phác đơn sơ của cái thời “tạc tỉnh canh điền ” (đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn) xa xưa. Quan Trạng đang áo mũ xênh xang, chức lớn, bổng lộc nhiều, ấy vậy mà bỗng dưng rũ bỏ tất cả để trở về với đời sống “tự cung tự cấp” thì cũng đã là: một sự ngông ngạo trước thói đời hám danh, hám lợi. Ngông ngạo mà không ngang tàng, cứ thuần hậu, nguyên thủy, chân chất nông dân:

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Hai chữ Thơ thẩn phản ánh một cách tài tình phong cách ung dung và tâm trạng thảnh thơi của con người tự cho mình là đã xa lánh cõi trần tục đầy tham, sân, si; trong lòng không còn vướng bận những âm mưu, toan tính bon chen. Niềm vui như hiện lên trong từng bước đi thong thả, nhàn nhã. Niềm vui chi phối cả âm điệu bài thơ, cứ nhẹ nhàng, lâng lâng, thanh thản một cách lạ kì. Cụm từ dầu ai vui thú nào còn nói lên lập trường kiên định của nhà thơ trước lối sống đã lựa chọn. Chữ ai vốn là một đại từ phiếm chỉ, được tác giả sử dụng trong câu thơ này với một nghĩa rất rộng, càng suy ngẫm càng thấy thú vị.

Nguyên Bỉnh Khiêm cáo quan, trở về quê nhà tức là trở về với thiên nhiên. Sống hòa hợp với thiên nhiên có nghĩa là đã thoát khỏi vòng tranh đua của thói tục, không còn bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị, để tâm hồn được an nhiên, khoáng đạt:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vè,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Nhân cách thanh cao Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với danh lợi như nước với lửa. Vắng vẻ đối lập với lao xao, ta đối lập với người. Tìm nơi vắng vẻ không phải là lánh đời mà là tìm nơi mình thích thú, được sống thoải mái, an nhiên, khác xa chốn quan trường hiểm hóc vinh liền nhục. Nơi vắng vẻ là nơi không có chuyện cầu cạnh, bon chen. Nơi vắng vẻ là nơi thiên nhiên tươi xanh, mang lại sự thảnh thơi cho tâm hồn. Chốn lao xao là chốn cửa quyền trống giong cờ mở, là đường hoạn lộ tấp nập ngựa xe… Đến chốn lao xao là đến chốn chợ lợi đường danh huyên náo, nơi con người chen chúc xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để giành giật quyền lợi, để vinh thân phì gia. Đây là nơi có nhiều nguy hiểm khôn tường.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bậc thức giả có trí tuệ vô cùng sáng suốt. Sáng suốt trong sự chọn lựa: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, mặc cho: Người khôn, người đến chốn lao xao. Sáng suốt trong cách nói đùa vui hóm hỉnh, ngược nghĩa: dại mà thực chất là khôn, còn khôn mà hóa dại.

Ở một bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:

Khôn mà hiểm độc là khôn dại,

Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.

(Thơ Nôm)

Như vậy là quan niệm dại, khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất phát từ trí tuệ, triết lí dân gian: Ở hiền gặp lành; ở ác gặp ác.

Cuộc sống của bậc đại nhân ở am Bạch Vân đạm bạc mà thanh cao biết mấy:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Hai câu thơ tả cảnh sinh hoạt giản dị mà không kém phần thú vị nơi thôn dã với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhà thơ nói về chuyện sinh hoạt hằng ngày như chuyện ăn, chuyện tắm,… tuy cực kì đơn sơ nhưng thích thú ở chỗ mùa nào cũng sẵn, chẳng phải nhọc công tìm kiếm về mặt tinh thần, cuộc sống giản dị như thế cho phép con người được tự do, tự tại, không cần phải luồn cúi, cầu cạnh kẻ khác, không cần phải theo đuổi công danh, phú quý, không bị gò bó, ràng buộc vào bất cứ khuôn phép nào.

Những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá… đều là cây nhà lá vườn, do mình tự làm ra, là công sức của chính mình. Ăn đã vậy, còn ở, còn sinh hoạt? Quan Trạng giờ đây cũng tắm hồ sen, tắm áo như bao người dân quê khác.

Là bậc triết gia với trí tuệ uyên thâm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nắm vững lẽ biến dịch, hiểu thấu quy luật của Tạo hóa và của xã hội. Theo ông, cái khôn của bậc chính nhân quân tử là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hòa hợp với thiên nhiên thuần khiết.

Nhãn quan tỏ tường và cái nhìn thông tuệ của nhà thơ thể hiện tập trung nhất ở hai câu thơ cuối. Nhà thơ tìm đến cái “say” là để “tỉnh” và ông tỉnh táo hơn bao giờ hết:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Quan Trạng khẳng định một lần nữa sự lựa chọn lối sống nhàn của mình. Cuộc sống nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ khác thường. Trí tuệ sáng suốt nhận ra rằng công danh, của cải, quyền quý chỉ tựa chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách, làm cho lập trường thêm kiên định để nhà thơ có đủ quyết tâm từ bỏ chốn quan trường lao xao danh lợi, tìm đến nơi thiên nhiên vắng vẻ mà trong sạch, thanh cao để di dưỡng tinh thần, giữ vững hai chữ thiện lương.

Nhàn là chủ đề rất phổ biến trong thơ văn thời trung đại. Nhàn là một nét tư tưởng và văn hóa rất sâu sắc của người xưa, đặc biệt là của tầng lớp trí thức. Sống nhàn hợp với tự nhiên, hợp với việc tu dưỡng nhân cách, có điều kiện dưỡng sinh, kéo dài tuổi thọ. Sống nhàn đem lại những thú vui lành mạnh cho con người, Biết sống nhàn, biết tìm thú nhàn là cả một học thuyết triết học lớn.

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải nhằm mục đích trốn tránh vất vả, cực nhọc về thể chất, quay lưng với xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân, ông cho rằng sống nhàn là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi mà ông gọi là chốn lao xao. Nhàn là sống hoà hợp với tự nhiên, về với tự nhiên để tu tâm dưỡng tính. Nguyễn Bĩnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm, lúc nào cũng canh cánh nỗi niềm thương nước lo dân. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến đương thời đã có những biểu hiện suy vi về đạo đức thì quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang nhiều yếu tố tích cực.

Chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện khá rõ nét qua bài thơ nhàn. Từ bức chân dung giản dị, mộc mạc ấy toát lên vẻ đẹp nhân cách caơ quý, vẻ đẹp trí tuệ tuyệt vời của bậc đại Nho mà tên tuổi lưu danh muôn thuở.

21 tháng 12 2017

Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.

Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thoát đến thế.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.

Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...

Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi.

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

“Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.

Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

11 tháng 1 2018

Đặt cho bài Bảo kính cảnh giới số 43, trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, cái tựa Cảnh ngày hè kể cũng phải. Phần lớn thơ thuộc chùm Bảo kính cảnh giới vẫn nghiêng về những gương báu tự răn mình, đúng như chủ đề chung của cả chùm. Trong khi đó, bài 43 này, dù không phải không có cái ý răn mình, nhưng lại nghiêng nhiều về tức cảnh. Toàn thi phẩm là tâm tình nồng hậu của ức Trai trước cảnh tượng hưng thịnh của ngày hè. Dù được viết cách nay đã hơn sáu thế kỉ, nhiều ngôn từ đã trở nên xưa xa đối với người hiện đại, thậm chí kèm theo luôn phải có cả một bản chú thích lê thê đến gần 20 mục, nhưng Cảnh ngày hè vẫn dư sức vượt qua khoảng cách thời gian dằng dặc, vượt qua rào cản ngôn ngữ rậm rịt để đến được với người đọc bây giờ. Điều gì đã khiến cho bài thơ có được sức sống này? Sự tài hoa của ngòi bút chăng? vẻ tinh tế của tâm hồn chăng? Tầm vóc lớn lao của một tâm lòng chàng? Có lẽ không riêng một yếu tố nào, mà là sự kết tinh của tất cả thành một chỉnh thể thi ca sống động, một kiến trúc ngôn từ cô đúc dư vang.

Cảnh ngày hè trước hết là một cảnh tượng rực rỡ và rộn rã. Nếu tuân theo nguyên lí "thi trung hữu họa", người đọc hoàn toàn có thể cảm thụ thi phẩm như một bức tranh. Một bức tranh được vẽ bằng ngôn từ. Một bức tranh nghiêng về gam màu nóng, theo lối phân loại của hội họa. Thật là gam màu đặc trưng của ngày hè.

Hai câu đề, với những nét bút đầu tiên, đã đưa ngay cái không khí hè đến với người đọc:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương"

Ngày hè hiện ra với một tâm thế, một thời gian, một không gian khá ăn nhập với nhau. Ba chữ Rồi hóng mát đã gợi ra hình ảnh một ức Trai trong dịp nhàn rỗi hiếm hoi nào đó đang hóng mát ngày hè. Nhưng ba chữ thuỷ ngày trường mới giàu sức gợi hơn. Ngày mà dài thì đúng là đã tóm được cai chênh lệch đêm ngắn, ngày dài khá đặc trưng của mùa hè. Nhưng có phải chỉ là chuyện thời lượng đơn thuần không? Hình như còn là chuyện tâm lí nữa. Khoảng thời gian nào mà lại có thể khiến một con người vốn ham gánh vác việc xã tắc giang sơn này cảm nhận là "thuở ngày trường?" Thời ông đang làm rường cột bận bịu với chính sự giữa cung đình của một vị quan đầu triều ư? Không thể. Khi ấy, người say sưa hành sự khó mà cảm nhận về "ngày trường". Vì thế, chữ "ngày trường" gợi ra những ngày nhàn cư mà chẳng thật thanh nhàn bên ngoài chính cuộc của ức Trai chăng? Mà đâu chỉ hiện trong nghĩa của chữ, tâm thế ấy như còn ẩn trong âm vang của lời. Chẳng phải thế sao? Câu khai mở đã gây một cảm giác lạ đối với người quen đọc thơ thất ngôn bát cú. Có một cái gì đó như là giao thoa của những cảm giác trái chiều: ngắn mà lại dài, mau mà lại khoan. Sao thế nhỉ? Có phải vì đó là một câu phá cách: lời chỉ có sáu tiếng (lục ngôn), tiết tấu chỉ có hai (3/3). Cả chuỗi lời thì ngắn, mỗi tiết tấu lại dài. Số nhịp thì dồn lại, mỗi nhịp lại trải ra. Sự co giãn này có hiệu quả gì đây? Hãy lắng nghe âm vang của nó:

"Rồi hóng mát/ thuở ngày trường"

Chẳng phải nó tao ra một ngữ điệu khá khác biệt, chứa đựng những tình điệu dường như cũng trái chiều: vừa hối thúc lại vừa thong dong? Thong dong mà hối thúc, nhàn cư mà bận tâm, chẳng phải là cái tâm thế thường trực ỏ ức Trai hay sao? Có lẽ sẽ không ngoa khi nói rằng chính tâm thê này đã ngầm tìm kiếm cho nó kiểu câu trúc ngôn từ như thế trong câu khai mở! Người nghiên cứu hiện đại có thể gọi đó là sự tham gia sáng tạo của vô thức chăng?

Kết hợp câu đề thứ hai với câu thực ta sẽ thấy một thiên nhiên dồi dào sức sống được hiện lên qua sắc độ rực rỡ của thảo mộc hoa lá:

"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên tri đã tiễn mùi hương"

Trật tự không gian trải từ cao xuống thấp, điểm nhìn của thi sĩ cũng di chuyển từ tầng không qua hiên nhà rồi xuống ao sen. Ở tầng nào của thiên nhiên, sức sống bên trong cũng như đang trào ra. Các tạo vật thiên nhiên không chịu tĩnh. Chúng động. Màu xanh lục lá hòe thì "đùn đùn" như cuộn lên từng khôi biếc, tán hòe thì "rợp giương" như cử lọng giương ô. Màu đỏ hoa lựu không lặng lẽ tô son điểm sắc, cũng không lập lòe dậy lên vài đốm lửa, mà nhất loạt phun trào thức đỏ, tựa pháo hoa hừng sáng cả hiên nhà. Từ dưới ao, hoa sen cũng hưởng ứng bằng sắc hồng chín ửng cùng mùi hương dậy lên bay tỏa không gian. Mật độ dậy của các động thái "đùn đùn", "rợp giương", "phun", "tiễn"... đã tạo nên một sự sôi động đằng sau mỗi loài thảo mộc tưởng chừng tĩnh lại. Như thế, động thái mạnh lại được cộng hưởng bởi độ gắt của gam màu, tất cả làm dậy lên sức sống của thiên nhiên đang kì toàn thịnh.

Chưa hết. Chúng ta còn thấy Nguyễn Trãi tinh tế hơn nhiều. Thi sĩ đã bắt được một nhịp vận hành vô hình hối thúc, xô đẩy tạo vật nữa. Chỉ cần chú ý một chút thôi sẽ thấy điều này: thảo mộc thì tiếp nối liên tục từ cao xuống thấp, động thái thì liên tiếp từ trong ra ngoài, lá - hoa - hương thì tiếp ứng nhau, nhất là cái nhịp độ khẩn trương: Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Loài này đang thì loài kia đã, hô ứng nhau, chen bước nhau gợi ra được không khí các tạo vật đang đua tranh phô sắc, khoe hương.

Có lẽ cần dừng đôi chút về câu chữ ở đây. Trước hết, là chữ. Hiện có hai bản ghi khác nhau về câu thơ Hồng liên trì đã ... mùi hươmg và do đó có hai cách hiểu khác. Một bản ghép là "tin", nghĩa là hết mùi hương, diễn tả vẻ suy. Một bản chép là "tiễn", nghĩa là đưa tỏa mùi hương, diễn tả vẻ thịnh. Đi liền với chữ, là cú pháp. Cặp quan hệ từ "còn"... "đã" trong cặp câu thực biểu hiện quan hệ cú pháp nào? Không ít người chỉ thây chúng biểu đạt quan hệ suy giảm: "đang còn"... "dã hét". Từ đó đã dẫn tới việc hiểu nghĩa của chúng là Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/ Hồng tiên tri đã tin (hết) mùi hương. Hiểu thế có phù hợp không?. Để làm sáng tỏ, ngoài những căn cứ về văn tự Nôm, có lẽ cần phải có thêm căn cứ về văn bản thơ và các quy luật nghệ thuật nữa. Trong nghệ thuật, có quy luật: tiểu tiết phục tùng tổng thể chi phối tiểu tiết. Cảm hứng chung của thi phẩm là về sự sung mãn toàn thịnh của ngày hè. Cho nên các hình ảnh (cả thiên nhiên lẫn đời sông) tạo nên tổng thể ở đây cũng phải nhất quán, mỗi chi tiết đều phải góp mình làm nổi bật cái thịnh. Xem thế, chữ "tin" ít có lí. Nó nói cái suy. Tổng thể nói thịnh, tiểu tiết sao lại nói suy? Rõ ràng, "tin" sẽ lạc điệu, phá vỡ hệ thống. Trái lại, chữ "tiễn" nói cái thịnh, mới cộng hưởng được với vẻ toàn thịnh ấy. về quan hệ cú pháp cũng thế. Cặp phó từ "còn"... "đã"... đâu chỉ nói về loại quan hệ suy giảm: "đang còn"... "đã hết", mà nó còn dùng để chỉ loại quan hệ tăng tiến: "đang còn"... "đã thêm". Trong tổng thể này, quan hệ phải là tăng tiến thì mới àn nhập. Bởi vậy, nghĩa của hai câu thơ chỉ có thể là: Thạch lựu hiện còn phun thức đỏ/Hồng liên trì đã tiễn (đưa/tỏa) mùi hương. Hương sen, sắc lựu tiếp ứng nhau, chen đua nhau cùng hợp nên vẻ toàn thịnh của ngày hè.

Ăn nhập với thiên nhiên rực rỡ là một đời sông rộn rã. Theo đó, bức tranh ngày hè toàn thịnh vốn đã đầy màu sắc giờ lại tràn ngập cả âm thanh:

"Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

Nghĩ cũng thú vị, chợ là một hình ảnh vô cùng điển hình của cuộc sống này. Lúc đương đông buổi chợ là hình ảnh vui của một cuộc sống sầm uất đi lên. Còn khi chợ tan là hình ảnh rã đám của một cuộc sống đương đi xuống. Chỉ cần nhìn vào diện mạo chợ, cũng có thể thấy được âm vang của đời sống. Âm thanh "lao xao" từ chợ cá làng ngư phủ đã nói lên vẻ sầm uất của cuộc đời xung quanh. Cả hình ảnh bóng tịch dương nữa. Nắng tắt, bóng tối dâng lên vây phủ bốn bề, âm thanh sinh hoạt cũng dần dần thưa thớt. Lúc tịch dương thì dù đó là miền sơn cước hay chốn chương đài, cũng đều khó tránh khỏi không khí quạnh hiu cô tịch.

Nhưng không khí ấy ở đây đã bị xua tan bởi nhạc ve. Tiếng ve gióng giả inh ỏi như một bản đàn làm cho hoàng hôn cũng trở nên náo nhiệt. Phải là một tâm hồn mở, một điệu hồn náo nức thì mới có thể nghe tiếng ve inh ỏi thành tiếng đàn cầm ve như thế. Từ làng ngư phủ xa xa của dân nghèo lớp dưới, đến lầu son gác tía của người lớp trên, chỗ nào cũng rộn rã vui tươi. Cái nhìn khái quát đã thâu tóm được toàn, cảnh cuộc sống trong đôi nét bút tài hoa.Trước, vẽ thiên nhiên thì từ cao xuống thấp, giờ, vẽ đời sống lại trải từ thấp đến cao, từ xa lại gần. Lối viết đảo ngược cú pháp, đặt những âm thanh lao xao và dắng dỏi lên đầu mỗi câu khác nào như tạo nên những điểm nhấn. Ta ngỡ như người viết đang muốn phổ vào không gian cả một dàn âm thanh rộn rã. Cảnh hưng thịnh của ngày hè, nhờ thế, mà càng trở nên phồn thịnh hơn.

Nếu chỉ dừng lại ở cảnh không thôi, cũng đã phần nào thấy được lòng người vẽ cảnh. Phải, cảnh tượng ấy đâu chỉ nói với ta về sự tinh tế cùa một tâm hồn, đó còn là sự phấn chấn của một tấm lòng thiết tha với đời sống. Nhưng ta có hồn, đó còn là sự phấn chấn của một tấm lòng thiết tha với đời sống. Nhưng ta có dịp dược hiểu về tấm lòng ấy trực tiếp hơn qua chính lời ước ao bộc trực của thi sĩ:

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Giá chỉ có cây đàn của vua Thuấn, ta sẽ gảy khúc Nam Phong cầu cho dân giàu đủ khắp muôn phương. Cặp câu kết này hé mở cho chúng ta về chí của Ức Trai. Người dám mang trong mình ước nguyện kia phải là ai vậy? Một thi sĩ đơn thuần thôi sao? Một công thần khanh tướng thôi sao? Những kẻ ấy dám mơ đến việc cầm trong tay cây đàn của một quân vương sao? Không. Trong đời, về phận vị, Nguyễn Trãi là một công hầu. Nhưng trong thơ, trong cái thế giới của những khát vọng riêng tư nhất, ông đã bộc lộ khát khao lớn ngang tầm với những bậc quân vương vốn là thần tượng của lịch sử. Điều này có gì là không chính đáng đâu. Và, đó là khát khao tầm cỡ Nghiêu Thuấn.

Thêm nữa, Nguyễn Trãi muôn gảy đàn chỉ để ca ngợi cuộc sống phong túc hiện thời thôi sao? Không. Dù cảnh tượng bày ra nhỡn tiền kìa quả là hưng thịnh. Nhưng nó vẫn chưa khiến ông thỏa nguyện. Ông muốn cầm cây đàn vua Thuấn gảy khúc Nam phong để cầu mong cho dân tình phong túc hơn nữa. Ông mong muốn có một cuộc sống thực sự thái bình. Đó là khát khao sâu kín và cháy bỏng suốt một đời Nguyễn Trãi. Vì nó ông đã phải trả giá bằng cả sinh mạng và tôn tộc của mình. Chẳng thế mà ông cần phải đúc nó vào trong một câu lục ngôn, một câu đột nhiên ngấn lại, như để ghim sâu điều đau đáu của cõi lòng. Thì đó là khát khao Nghiêu Thuấn của một con người suốt đời "âu việc nước" chứ sao!

Và, cảnh ngày hè như thế, chẳng phải là sự hòa điệu tuyệt vời giữa tâm hồn và nét bút của một đấng tài hoa với tấm lòng của một bậc minh vương lương tướng ư?

26 tháng 12 2017

Có lẽ là nói về nghị lực lolang