K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7 2020

- Nghề gốm

- Nghề mây tre đan

- Sơn mài

- Khảm trai

-Chạm khắc đá

- Thêu ren

=> Có 1 số được lưu truyền tới ngày nay, trong đó có 1 số nghề đã trở thành mặt hàng không thể thiếu trên thị trường trong nước và quốc tế.

28 tháng 6 2020

Những cống hiến của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:

- Đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước .

- Ban hành nhiều cải cách tiến bộ nhằm phục hồi và phát triển kinh tế , văn hóa , giáo dục ( ban chiếu khuyến nông , chiếu lập học , chọn chữ nôm làm chữ viết chính thức ... )

- Củng cố quốc phòng , thi hành chính sách ngoại giao .

28 tháng 6 2020
Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã:
  • Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất ở kinh đô Phú Xuân. ...
  • Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long)
  • Chia nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên )
  • Củng cố quân đội gồm nhiều binh chủng.
28 tháng 6 2020

Hoạt động đối nội :
Thực hiện chính sách nhằm đoàn kết dân tộc và xây dựng nhà nước quân chủ vững mạnh của các triều đại Lý, Trần và Lê sơ, như :
+ Luôn coi trọng vấn đề an ninh của đất nước.
+ Quan tâm đến đời sống nhân dân : đắp đê chống lụt, quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
+ Chính sách "nhu viễn" đối với các vùng dân tộc ít người.
- Chính sách đối ngoại :
+ Thực hiện chính sách mềm dẻo, khéo léo nhưng kiên quyết giữ vững độc lập và chủ quyền đối với các triều đại phương Bắc (triều cống đầy đủ nhưng sẵn sàng kháng chiến nếu xâm phạm đến lãnh thổ Đại Việt).
+ Đối với các nước láng giềng phía tây và phía nam như Lan Xang, Cham-pa và Chân Lạp, nhà nước Đại Việt luôn giữ quan hệ thân thiện, mặc dù đôi lúc xảy ra chiến tranh

TL
28 tháng 6 2020

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

* Vì sao lại thực hiện như thế:

- Vì sợ tiếp xúc với các nước phương Tây,nguy cơ bị xâm lược cao nên khước từ tiếp xúc.


28 tháng 6 2020

Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc hiện nay.

- Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc.
- Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc.
- Tích cực học tập kiến thức quốc phòng – an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng.
- Tích cực tham gia các phong trào của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

Chúc bạn học tốt!

#ngocha14092k7

28 tháng 6 2020

Những thành tựu chủ yếu về văn học, nghệ thuật dân gian XVI - VIII là :

Văn học:

+ Chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh, có truyện Nôm dài 8.000 câu (Thiên Nam lục ngữ).

+ Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.

+ Sang thế kỉ XVIII văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú, có truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai…truyện Trạng Quỳnh, trạng Lợn…

Nghệ thuật dân gian:

+ Múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc.

+ Sân khấu chèo tuồng, hát ả đào….

=> Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển.

Bản thân em cần làm :

+ Tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân.

+ Cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.

25 tháng 6 2020

* Thời gian diễn ra chiến tranh Nam - Bắc triều : từ 1546 đến 1592

* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.


TL
25 tháng 6 2020

* Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều:

Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần Bốn Mươi trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.