K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2017

Bảng 43.1. Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt

Giải bài tập Sinh học 9 | Trả lời câu hỏi Sinh học 9

17 tháng 7 2018

Quan hệ cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau khi:

      + Ở khu vực sống có diện tích rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại, phát triển như kiếm mồi, chống lại kẻ thù, báo hiệu nhau nơi trú ẩn tốt….Khi nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện sống phù hợp thì chúng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sinh sản cao làm tăng nhanh số lượng cá thể trong đàn.

      + Khi gặp điều kiện bất lợi (môi trường thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành con cái…) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.

Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch? - Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp (hình 44.2). - Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa...
Đọc tiếp

Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch?

- Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp (hình 44.2).

- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

- Hươu, nai và hổ cùng sống trên một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.

- Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò.

- Địa y sống bám trên cành cây.

- Cá ép bám trên rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.

- Giun đũa sống trong ruột người.

- Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu (hình 44.3).

 

- Cây nắp ấm bắt côn trùng.

1
4 tháng 7 2017

- Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp (hình 44.2).

→ Quan hệ hỗ trợ (Cộng sinh).

- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

→ Quan hệ đối địch (Cạnh tranh).

- Hươu, nai và hổ cùng sống trên một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.

→ Quan hệ đối địch (Sinh vật ăn sinh vật khác).

- Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò.

→ Quan hệ đối địch (Ký sinh)

- Địa y sống bám trên cành cây.

-→ Quan hệ hỗ trợ (Hội sinh).

- Cá ép bám trên rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

-→ Quan hệ hỗ trợ (Hội sinh).

- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.

-→ Quan hệ đối địch (Cạnh tranh).

- Giun đũa sống trong ruột người.

→ Quan hệ đối địch (Ký sinh).

- Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu (hình 44.3).

→ Quan hệ hỗ trợ (Cộng sinh).

- Cây nắp ấm bắt côn trùng.

→ Quan hệ đối địch (Sinh vật ăn sinh vật khác).

1 tháng 3 2017

- Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật.

- Trong quan hệ đối địch, một bên là sinh vật được lợi còn bên kia bị hại, hoặc cả hai cùng bị hại.

3 tháng 12 2019

Câu trả lời đúng là : Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm khả năng cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt thức ăn trong rừng.

1 tháng 1 2020

- Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.

- Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn, phát hiện kẻ thù và bảo vệ nhau tốt hơn.

1 tháng 6 2017

      Trải qua quá trình tiến hóa, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho con người và sinh vật vì nó làm thay đổi số lượng và đảo lộn cách sắp xếp gen trên NST gây ra các rối loạn trao đổi chất hoặc bệnh NST, gây hại cho sinh vật.

      Ví dụ: Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.

29 tháng 9 2018

Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể tới NST. Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi cấu trúc NST là các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. Vì vậy, đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

6 tháng 6 2017

- Hình 22a: NST sau khi đột biến ngắn hơn NST ban đầu và bị mất đoạn H

- Hình 22b: NST sau khi đột biến dài hơn NST ban đầu và có 2 đoạn B,C

- Hình 22c: NST sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng đoạn B, C, D đã bị đảo vị trí.

- Hình 22a: là đột biến dạng cấu trúc dạng mất đoạn (đoạn H)

- Hình 22b là đột biến dạng cấu trúc dạng lặp đoạn (đoạn B, C)

- Hình 22c là đột biến dạng cấu trúc dạng đảo đoạn (đoạn B, C,D)

- Hình 22c là đột biến dạng cấu trúc dạng

- Đột biến NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.

9 tháng 1 2017

  Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. Các dạng đột biến cấu trúc NST:

     - Mất đoạn: một đoạn của NST bị đứt hai đầu và không nối lại được, làm độ dài của NST giảm đi so với ban đầu.

     - Lặp đoạn: một hoặc nhiều đoạn của NST bị lặp lại trên NST, làm độ dài của NST tăng lên so với ban đầu.

     - Đảo đoạn: một đoạn của NST bị đứt ra rồi nối lại nhưng lại xoay ngược 180o.

     - Chuyển đoạn: trường hợp chuyển đoạn tương hỗ là loại đột biến trong đó hai NST không tương đồng trao đổi đoạn NST cho nhau.