K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ững kỉ niệm đáng nhớ là những sự kiện, sự việc mà chúng ta đã từng trải qua và có những ấn tượng khó quên về nó, những kỉ niệm không nhất thiết phải là những câu chuyện vui, những lời khen ngợi mà đôi khi nó còn là những câu chuyện buồn, những sự cố không may xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Em cũng có những kỉ niệm như thế, đó là một kỉ niệm khi em không may mắn gặp...
Đọc tiếp

ững kỉ niệm đáng nhớ là những sự kiện, sự việc mà chúng ta đã từng trải qua và có những ấn tượng khó quên về nó, những kỉ niệm không nhất thiết phải là những câu chuyện vui, những lời khen ngợi mà đôi khi nó còn là những câu chuyện buồn, những sự cố không may xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Em cũng có những kỉ niệm như thế, đó là một kỉ niệm khi em không may mắn gặp phải sự cố trên đường đi học về. Tuy là câu chuyện không vui nhưng nó đọng lại trong kí ức của em rất nhiều những ấn tượng, có lẽ em sẽ không bao giờ quên.

Cuộc sống không chỉ là những niềm vui, niềm hi vọng mà đôi khi những biến cố, những khó khăn sẽ bất ngờ ập đến mà chúng ta chẳng thể nào lường trước được. Sự cố mà em gặp phải trên đường đi học có lẽ chẳng có gì lớn lao nhưng nó làm cho em thực sự sợ hãi, hoảng loạn khi nó xảy ra. Hôm ấy như bao ngày bình thường khác, em cùng các bạn đến trường bằng xe đạp, chúng em học chiều nên thời gian bắt đầu xuất phát ở nhà là vào tầm trưa. Đây là thời gian mọi người nghỉ ngơi nên đường khá vắng vẻ, bởi vậy mà chúng em thường dàn hàng hai, hàng ba để tiện cho việc nói chuyện, cười đùa.

Chúng em vẫn biết là nguy hiểm nhưng do thói quen nên không đứa nào chịu thay đổi. Nhưng sự cố ngày hôm ấy khiến cho em phải có những suy nghĩ lại, đúng đắn hơn về sự an toàn của bản thân, và hậu quả của việc dàn hàng trên đường. Hôm ấy em và một vài người bạn đi xe và dàn hàng ra như mọi khi, câu chuyện vô cùng vui vẻ khiến cho chúng em mất chủ quan với những thứ xung quanh, đột nhiên có một chiếc xe đạp lao nhanh tới, do không làm chủ được phanh xe nên đã lao ầm một cái vào đuôi xe của em. Do lực đâm quá mạnh nên khiến cho cả người lẫn xe của em lao nhanh xuống một bờ mương cạn bên đường.

Cú lao xe mạnh khiến cho em ngã sõng xoài xuống mặt đất, chân đau ê ẩm, không thể tự nhấc lên được. Xe của em lúc ấy thì cũng bị lực ngã mà vỡ tan tành lồng xe, cặp sách trong lồng bung ra. Lúc lao xe khỏi mặt đường, em đã vô cùng sợ hãi, đây là lần đầu tiên em gặp sự cố và trải qua chuỗi cảm giác kinh khủng như vậy, tuy không bị thương quá nặng nhưng cảm giác sợ hãi lúc ấy khiến cho em thực sự bị ám ảnh, khiến nhiều ngày sau đó em không dám đụng vào xe đạp, đến trường cũng là bố mẹ chở đến.

hay ko mấy bạn

0
19 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nha:

Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam. Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản Làng được sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với nhân vật chính là ông Hai - một lão nông hiền lành, yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến.

        Ông Hai cũng như bao người nông dân từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình. Ông yêu quý, tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .

        Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư, nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: “Cả làng Việt gian theo Tây”. Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư, ông tìm cách lảng về. 

       Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”, nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy”. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”. Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu, “chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”, lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh, day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi…

        Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng như tuyệt đường sinh sống ấy, ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.

        Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin vào Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa, đau đớn.

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:(1) Con người thường tìm lối tắt. Đó gọi là Hack. Và nếu bạn đến đây để tìm kiếm nó thì e rằng bạn sẽ không tìm được gì đâu. Lối tắt tựa như lời nói dối. Hack sẽ chẳng đưa bạn tới đâu cả. Nếu muốn đi trên một con đường không có chông gai thì những thứ bạn hằng mong đợi sẽ chẳng bao giờ tới. Mạnh mẽ hơn, thông minh...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

(1) Con người thường tìm lối tắt. Đó gọi là Hack. Và nếu bạn đến đây để tìm kiếm nó thì e rằng bạn sẽ không tìm được gì đâu. Lối tắt tựa như lời nói dối. Hack sẽ chẳng đưa bạn tới đâu cả. Nếu muốn đi trên một con đường không có chông gai thì những thứ bạn hằng mong đợi sẽ chẳng bao giờ tới. Mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, nhanh hơn, tốt hơn, lành mạnh hơn, và tự do… chẳng có gì trên đời tự nhiên mà có.

(2) Để đạt được những mục tiêu và vượt qua trở ngại, để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, công cuộc hoàn thiện bản thân chẳng thể nào chấp nhận lối tắt, hay chọn cách dễ dàng. Không có con đường nào dễ dàng cả. Chỉ có làm việc chăm chỉ, thức khuya dậy sớm. Không ngừng thực hành, tập luyện. Lặp đi lặp lại, liên tục học hỏi, chỉ có mồ hôi, máu, sự vất vả, tuyệt vọng và kỷ luật. Kỷ luật là gốc rễ của mọi phẩm chất tốt. Như một kẻ chèo lái mọi việc thường nhật. Là nguyên tắc cốt lõi giúp bạn vượt qua sự lười biếng, tính thờ ơ, cùng với những lời bào chữa vô căn cứ. Kỷ luật đánh bại các lý sự muôn thuở như: Không phải hôm nay, không phải bây giờ, tôi cần nghỉ ngơi tí, thôi để mai, cũng không quan trọng lắm đâu hay tôi bận rồi…

(3)Vậy làm thế nào để bạn trở nên mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, nhanh hơn khỏe hơn? Làm thế nào để trở nên tốt hơn, tự do hơn? Chỉ có duy nhất đó là KỶ LUẬT.

(Con đường duy nhất để bạn làm chủ cuộc đời mình - chính là Kỉ luật bản thân, Ts Lê Thẩm Dương)

a. Trong bài viết, vì sao tác giả khẳng định:“Kỉ luật là gốc rễ của mọi phẩm chất tốt”?

b. Theo tác giả bài viết, tính kỷ luật đem đến những điều tích cực gì cho chúng ta?

c. Nêu một vài biểu hiện của ý thức kỉ luật tự giác ở người học sinh.

0
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Đại dịch COVID-19 kéo dài từ cuối năm 2019 đến tận thời điểm năm 2021 sắp đến. Tại Việt Nam, trong thời điểm COVID hoành hành đã có rất nhiều người dân phải điêu đứng vì cảnh mất việc. Nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản, không thể tiếp tục duy trì hoạt động. Đời sống con người bị ảnh hưởng nặng nề khi liên tục nơm nớp...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

 Đại dịch COVID-19 kéo dài từ cuối năm 2019 đến tận thời điểm năm 2021 sắp đến. Tại Việt Nam, trong thời điểm COVID hoành hành đã có rất nhiều người dân phải điêu đứng vì cảnh mất việc. Nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản, không thể tiếp tục duy trì hoạt động. Đời sống con người bị ảnh hưởng nặng nề khi liên tục nơm nớp lo sợ trước tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng. Không chỉ vậy việc giải quyết bùng phát các ổ dịch hoặc tổ chức các đợt đưa người dân Việt Nam trở về nước cũng gây nhiều tranh cãi cùng quy trình vất vả để kiểm soát. […]

Khép lại một năm 2020 với nhiều người có lẽ là một năm đau thương, mất mát nhưng tin chắc rằng sẽ càng nhiều người nhận thấy được khoảnh khắc tình người ấm áp giữa màn đêm u tối này.

Làm sao chúng ta quên được những y bác sĩ, tình nguyện viên trong đội ngũ y tế cả nước đã “căng mình” gồng gánh nước Việt bình an vô sự vượt qua mùa dịch cao điểm. Những con người không quản ngại mệt mỏi, liên tục tăng ca và dấn thân vào tuyến đầu phòng dịch để giúp giảm bớt số người mắc bệnh cũng như một cách trấn an lòng dân. Những chuyến “chi viện” cho Đà Nẵng ở đợt dịch thứ 2, những lần “xung trận” ở vùng sâu vùng xa với trang thiết bị thiếu thốn phải nhờ người dân đóng góp để vận chuyển đồ bảo hộ đến kịp thời. […]

Khi hoạn nạn qua đi, điều còn lại chính là tình người, giữa một bầu trời đêm âm u. Đây có lẽ chính là điểm sáng nhất của cả xã hội Việt Nam trong năm 2020. Phía cuối con đường luôn là ánh sáng, phải không?”

(Dấu ấn xã hội Việt Nam 2020: Sự tử tế lên ngôi và tình người lúc hoạn nạn, Khải Anh)

a. Trong đoạn trích trên, tác giả đã kể ra những khó khăn gì khiến người dân phải điêu đứng trong đại dịch COVID-19?

b. Tác giả đã chỉ ra những biểu hiện cụ thể nào của tình người ấm áp trong đại dịch?

c. Em có đồng tình với ý kiến của tác giả: tình người “điểm sáng nhất của cả xã hội Việt Nam trong năm 2020” không? Tại sao? Trả lời trong khoảng từ 4-6 dòng.

1
18 tháng 12 2021

câu 1 :mất vc lm,nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản,đời sống bị ảnh hưởng,mọi người sợ hãi vì đưa người dân VN trở về nc

câu 2casc y bác sĩ gồng gánh, các bác sĩ k quản ngại mệt, liên tục tăng ca, ở ĐÀ NẴNG đợi dịch thứ 2 người dân đóng góp .......

câu 3    em chx nghĩ ra ạ hic

viết 1 bài văn phân tíchPhân tích tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc qua đoạn trích sau: Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè...
Đọc tiếp
viết 1 bài văn phân tích
Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc qua đoạn trích sau: 
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

- Là con thầy mấy lị con u.

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

- À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần
0
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa...
Đọc tiếp

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân lang Việt gian. Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít". Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.

0
Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa ông lão đã bô bô: -Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết...cái chính là cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo...
Đọc tiếp
Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ. Chưa đến bực cửa ông lão đã bô bô: -Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết...cái chính là cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên. -Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả! Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. giúp em vs, em đang cần gấp🥺
0
Cho đoạn trích sau:“Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi,...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau:

Với lòng mong nhớ của anhchắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy  vào lòng anhsẽ ôm chặt lấy cổ anhAnh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con  giật mìnhtròn mắt nhìn ngơ ngáclạ lùngCòn anhanh không ghìm nổi xúc độngMỗi lần bị xúc độngvết thẹo dài bên  phải lại đỏ ửng lêngiần giậttrông rất dễ sợ.”

(Trích Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

Câu 1: Nhân vật “anh”  “con ” trong đoạn trích trên  những aiTại sao trong đoạn trích trênnhân vật con  còn “ngơ ngáclạ lùng” nhưng đến phần sau của truyện lại  sự thay đổi “ hôn tóchôn cổhôn vai  hôn cả vết thẹo dài bên  của ba  nữa”?

Câu 2: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này  ? Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên  phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này  ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện  bộc lộ chủ đề?

0