K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

* Nguyên nhân

- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân làm suy giảm mạnh tài nguyên sinh vật, đặc biệt là tài nguyên rừng.

- Chuyển đổi phương thức sử dụng đất do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, làm cho các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên bị thu hẹp diện tích hoặc chuyển sang các hệ sinh thái thứ sinh khác.

- Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, chảy rừng, hậu quả của chiến tranh,... làm suy giảm diện tích, chất lượng rừng, biển đổi các hệ sinh thái tự nhiên và suy giảm tính đa dạng sinh học.....

- Ngoài ra, còn các nguyên nhân gián tiếp làm suy giảm tài nguyên sinh vật như: sự gia tăng dân số, tỉnh trạng di dân, sự phát triển của các ngành kinh tế kéo theo nhu cầu và quy mô khai thác tài nguyên sinh vật ngày càng lớn,...., các hạn chế và sự thiếu đồng bộ trong công tác quản lí việc khai thác, bảo vệ và sử dụng tài nguyên sinh vật,....

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

* Sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta

Sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta thể hiện rõ qua sự suy giảm về diện tích và chất lượng rừng tự nhiên, đa dạng sinh học.

 - Về diện tích và chất lượng rừng tự nhiên:

+ Năm 1943, rừng tự nhiên chiếm 100% tổng diện tích rừng của nước ta, trong đó có khoảng 70% là rừng giàu.

+ Đến 2021, tổng diện tích rừng có xu hướng tăng lên nhờ mở rộng trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng tự nhiên, nhưng chất lượng rừng chưa phục hồi lại so với trước đây.

+ Rừng tự nhiên phần lớn là các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển và khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Phần lớn diện tích rừng trồng và rừng tái sinh tự nhiên là rừng nghèo, mới phục hồi nên chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.

 - Về đa dạng sinh học:

+ Nước ta có mức độ đa dạng sinh học cao, thể hiện ở số lượng loài, nguồn gen quý hiếm và các kiểu hệ sinh thái nhưng đang bị suy giảm do tác động của con người.

+ Số lượng cá thể của nhiều loài và số lượng loài sinh vật bị giảm sút rõ rệt, số loài bị đe doạ tăng lên, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (năm 2021 có hơn 800 loài). Các nguồn gen quý hiếm bị mất dần và rất khó có thể phục hồi.

22 tháng 3

Cánh đồng lúa ở Nghệ An
loading...
Rừng thông ở Nghệ An
loading...
Nuôi trồng thủy sản ở Nghệ An
loading...

22 tháng 3

Việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có ý nghĩa quan trọng đối với Bắc Trung Bộ vì:
(*)  Nông nghiệp:

- Lợi thế:
+ Diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước dồi dào.
+ Ngành nông nghiệp đóng góp quan trọng vào GDP của khu vực.
+ Cung cấp lương thực cho người dân, tạo việc làm cho lao động.
(*)  Lâm nghiệp:

- Lợi thế:
+ Diện tích rừng lớn, nhiều loại gỗ quý.
+ Ngành lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.
+ Bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.
(*) Thủy sản:

- Lợi thế:
+ Bờ biển dài, nhiều cửa sông, đầm phá.
+ Ngành thủy sản cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng.
+ Tạo việc làm cho lao động, phát triển kinh tế ven biển.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

Giải pháp:

* Sử dụng hợp lí tài nguyên

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả và bền vững tài nguyên.

- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thiết lập cơ sở dữ liệu các nguồn tài nguyên của đất nước. Hoàn thiện hệ thống quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên bảo đảm phân bổ nguồn lực tài nguyên hợp lí cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế quản lí, sử dụng tài nguyên phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.

- Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện và cơ chế giám sát, đánh giá việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật về quản lí tài nguyên.

* Bảo vệ môi trường:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường. phù hợp với tình hình phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

- Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng kĩ thuật, mạng lưới quan trắc và cơ sở dữ liệu về môi trường.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, chú trọng hợp tác với các quốc gia láng giềng về các vấn đề môi trường; hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thúc đẩy các mô hình điển hình về bảo vệ môi trường.

22 tháng 3

1. Biểu hiện:

- Số lượng:
+ Tăng ở tất cả các loại gia súc, gia cầm.
+ Tỷ lệ tăng cao nhất: Lợn (25,0%), Gia cầm (79,1%).
+ Tỷ lệ tăng thấp nhất: Trâu (11,7%).
- Cơ cấu:
+ Chăn nuôi lợn vẫn là ngành chủ đạo.
+ Tỷ trọng gia cầm tăng, gia súc giảm.
2. Nguyên nhân:

- Nhu cầu thị trường: Nhu cầu tiêu thụ thịt, trứng, sữa ngày càng tăng.
- Chính sách hỗ trợ: Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi.
- Khoa học kỹ thuật: Áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nâng cao năng suất.
3. Hạn chế:

- Dịch bệnh: Thường xuyên xảy ra dịch bệnh, ảnh hưởng đến sản xuất.
- Ô nhiễm môi trường: Chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường.
- Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá cả biến động mạnh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

* Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài nguyên sinh vật: Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ; chuyển đổi phương thức sử dụng đất; ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, chảy rừng, hậu quả của chiến tranh,...

* Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài nguyên đất: Các biện pháp canh tác đất không hợp lí, sự suy giảm của tài nguyên rừng, biến đổi khí hậu, chất thải từ các ngành công nghiệp, các làng nghề, sinh hoạt, việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp không hợp lí

* Ô nhiễm không khí: Hoạt động giao thông vận tải, hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động xây dựng, hoạt dộng nông nghiệp, hoạt động làng nghề.

* Ô nhiễm nước: Sự gia tăng nguồn nước thải từ các ngành kinh tế và nước thải sinh hoạt; trình trạng khai thác quả mức tài nguyên nước, tác động của biến đổi khí hậu, sự phân mùa của dòng chảy làm cạn kiệt nguồn nước vào mùa khô, đặc biệt là ở các đồng bằng lớn....

22 tháng 3

Một số đặc điểm nổi bật về ngành thủy sản Bắc Trung Bộ:
(*)Nuôi trồng thủy sản: Phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Đặc điểm: Nuôi nhiều loại con:
+ Cá nước ngọt:
+ Cá rô phi,
+ cá trắm cỏ,
+ cá lóc,...
+ Cá chình,
+ cá mú,
+ cá bống mú,...
+ Tôm sú, cua, ghẹ,...
- Áp dụng nhiều mô hình nuôi trồng tiên tiến.
- Năng suất nuôi trồng ngày càng cao.
(*) Khai thác thủy sản: Nghề cá ven biển phát triển mạnh.
- Đặc điểm:
+ Hầu hết các tỉnh đều có đội tàu khai thác xa bờ.
+ Lượng khai thác thủy sản hàng năm cao.
+ Các sản phẩm khai thác chủ yếu là cá (Cá thu, cá ngừ, cá trích,...;Tôm, mực, ghẹ,...)

22 tháng 3

Diện tích rừng:

- Diện tích rừng lớn, đứng thứ hai cả nước.
- Rừng phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
- Đặc điểm: Rừng có nhiều loại cây gỗ quý như:
+ Giổi,
+ sến,
+ hương,...
- Rừng phòng hộ ven biển, chắn cát, chống xói mòn.
Sản phẩm lâm nghiệp:

- Gỗ:
+ Gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.
+ Gỗ xuất khẩu.
- Nhựa thông:
+ Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
+ Nhựa thông xuất khẩu.

22 tháng 3

Một số đặc điểm nổi bật về ngành nông nghiệp Bắc Trung Bộ:
(*) Ngành trồng trọt:

- Cây lương thực:
+ Lúa là cây trồng chủ đạo, với năng suất cao nhất cả nước.
+ Ngô, khoai, sắn cũng được trồng nhiều.
- Cây công nghiệp: Lạc, đậu tương, mía, bông,...
- Cây ăn quả: cam, bưởi, xoài, dứa,...
Đặc điểm:
- Vùng có nhiều vụ lúa trong năm.
- Áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
- Năng suất cây trồng cao.
(*) Ngành chăn nuôi:

- Gia súc: trâu, bò, lợn,...
- Gia cầm: gà, vịt, ngan,...
Đặc điểm:
- Chăn nuôi phát triển mạnh, nhất là chăn nuôi lợn.
- Áp dụng nhiều mô hình chăn nuôi tiên tiến.
- Chất lượng sản phẩm chăn nuôi ngày càng được nâng cao.