K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2018

- Sông ngòi Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn ( I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng….
- Các sông phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
- Các sông ngòi có giá trị kinh tế lớn
# Sự khác nhau về chế độ nước
+ Bắc Á:- Mạng lưới sông dày
- Về mùa đông các sông đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn.
+ Châu Á gió mùa: - Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn.
- Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, đầu xuân ( Mùa mưa).
+ Tây và trung á: ít sông, nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan

8 tháng 11 2018

- Dân cư Nam Á thường tập trung ở tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng châu thổ vì có đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa, cơ sở hạ tầng hiện đại…

- Dân cư thưa thớt ở vùng cũng hẻo lánh.

8 tháng 11 2018

* Các thành phố thường tập trung ở những nơi gần biển , ít thành phố trong lục địa , có những tuyến đường giao thông thuận lợi , có những bến cảng để tàu thuyền trao đổi hàng hóa , ở các vùng đất bằng phẳng thấp , có khí hậu thuận lợi ...

*Dân cư tập trung thưa thớt ở những khu vực miền núi, vì điều kiên ở đó thiếu thốn, cuộc sống không ổn định vì thiếu việc làm v..v

8 tháng 11 2018

3,

a) Dân cư

- Thuận lợi : dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

- Trở ngại : lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn…

b) Xã hội

- Thuận lợi :

+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

- Trở ngại :

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

8 tháng 11 2018

2,

  • Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
  • Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
  • Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm
  • 3,* Thuận lợi: thiên nhiên phong phú
    - Nhiều khoáng sản, phong phú trữ lượng lớn như dầu mỏ, khí đốt,than, sắt, crôm và 1số kim loại màu như đồng thiếc
    - Các tài nguyên khác như khí hậu,đất,nguồn nước,thực vật,động vật, rừng.....
    * khó khăn:
    - Địa hình núi cao hiểm trở,các hoang mạc rộng lớn, nhiều vùng khí hậu khắc nghiệt gây trở ngại cho giao lưu giữa các vùng và việc mở rộng diện tích
    - Các thiên tai như động đất, núi lửa, bão lụt.... xảy ra thường xuyên gây thiệt hại lớn về người và của
7 tháng 11 2018

Do vị trí địa lí kéo dài từ vòng cực bắc đến xíh đạo -> lượng bức xạ ánh sáng phân bố ko đều=> hình thành các đới khí hậu khác nhau
Do lãnh thỗ rộng lớn,ảnh hưởng địa hình núi cao chắc gió,ảnh hưởng của biển ít vào nội địa=>đới khí hậu=>nhìều kiểu khí hậu khác nhau

7 tháng 11 2018

-vì Lãnh thooe Châu Á rất rộng nên phân chia kiểu khí hậu gión m,ùa gần biển và khi hậu lục địa ở nội địa và còn do các dãy núi và sơn ngyên cao ngăn ảnh hưởng của gió biển vào đất liền

phù...... mỏi cả tay

7 tháng 11 2018

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

6 tháng 11 2018

Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử ...
_ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH - KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
_ Biết "len lách" xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
_ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.
_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
_ Truyền thống "tự lực, tự cường" của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.

6 tháng 11 2018

Thank you so much! Đag cần gấp, cảm ơn ak

7 tháng 11 2018

Hoạt động của gió mùa:

* Gió Tín phong:

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương thổi về Xích đạo.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Thời gian hoạt động: quanh năm

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60oB trở vào.

* Gió mùa mùa đông:

- Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta.

- Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam.

- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60oB ra Bắc.

- Đặc điểm:

• Vào đầu mùa đông ( tháng XI, XII, I): hạ áp Alêut hoạt động mạnh hút khối không khí lạnh xuất phát từ cao áp Xibia lúc này đang nằm ở trung tâm lục địa Á - Âu, thổi qua lục địa, có đặc tính lạnh, khô, mang lại thời tiết lạnh, khô cho miền Bắc.

• Nửa sau mùa đông, cao áp Xibia dịch chuyển sang phía đông, hạ áp Alêut suy yếu thay vào đó hạ áp Oxtraylia hoạt động mạnh lên, hút gió từ cao áp Xibia. Gió này thổi qua biển sau đó mới đi vào đất liền mang theo hơi ẩm từ biển gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc.

- Tính chất: Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất vào mùa đông, ở miền Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng. Khi di chuyển xuống phía Nam, loại gió này suy yếu dần bởi bức chăn địa hình là dãy Bạch Mã.

* Gió mùa mùa hạ ( Gió mùa Tây Nam):

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào nước ta.

- Hướng gió: Tây Nam

- Thời gian hoạt động: từ tháng V - X.

- Đặc điểm - tính chất:

Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng.

Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI): Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm

* Ảnh hưởng:

- Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.

- Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

Câu I.2a:

Tỷ trọng năm 2000: 65,09%

Tỷ trọng năm 2009: 51,92%

Có sự thay đổi trên vì:

- Năm 2009 kinh tế Việt Nam phát triển hơn so với năm 2000 dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu thành phần kinh tế => cơ cấu lao động thay đổi theo.

- Các ngành trong khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng => thu hút nhiều lao động hơn => lao động trong khu vực I giảm.

- Thiên tai xảy ra nhiều (hạn hán, lũ lụt ... ) => khai thác khó khăn hơn

- Cơ sở vật chất không được đầu tư nhiều

- Chính sách nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ.

- Tài nguyên thuỷ sản Việt Nam đang cạn kiệt nhiều do khai thác không hợp lý.

Câu II

Vẽ biểu đồ


Biểu đồ sự thay đổi có cấu giá sản xuất công nghiệp (từ 2005 – 2008)

Nhận xét:

Giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn luôn cao hơn thành phần kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước luôn thấp nhất

Từ năm 2005 – 2008 có sự gia tăng và biến động qua các năm:

Năm 2005: thành phần có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn:

- Thành phần nhà nước là: 43,7% - 25,1% = 18,6%

- Thành phần ngoài nhà nước là: 43,7% - 31,2% = 12,5%

Năm 2006: thành phần có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn:

- Thành phần nhà nước là: 44,2% - 22,4% = 21,8%

- Thành phần ngoài nhà nước là: 44,2% - 33,4% = 10,8%

Năm 2007: thành phần có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn:

- Thành phần nhà nước là: 44,6% - 20,0% = 24,6%

- Thành phần ngoài nhà nước là: 44,6% - 35,4% = 9,2%

Năm 2008: thành phần có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn:

- Thành phần nhà nước là: 44,4% - 18,5% = 25,9%

- Thành phần ngoài nhà nước là: 44,4% - 37,1% = 7,3%

Câu III. 1a:

- Biên Hoà: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40- 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt…

- Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu…

Câu III. 1b

Bảo vệ môi trường sinh thái

Vùng Đông Nam Bộ đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải có những nhìn nhận sáng suốt và thái độ kiên quyết trong quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, đảm bảo tính bền vững trong phát triển.

- Phải coi rừng là một thành phần cần thiết không thể thiếu của chất lượng môi trường sống toàn vùng. Trước mắt bằng mọi biện pháp phục hồi và bảo vệ 60 ngàn ha rừng ngập mặn Cần Giờ - Thị Vải. Phát triển trồng rừng trên đất trống đồi trọc và cây xanh ở khu vực đô thị để cải thiện môi trường, tăng tỷ lệ cây xanh che phủ; đảm bảo tiêu chuẩn 2m2 cây xanh trở lên/người ở khu vực đô thị.

- Bảo vệ nguồn nước sạch trên cơ sở có quy hoạch sử dụng nguồn nước của toàn vùng nhằm hạn chế xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, tiến hành các biện pháp xử lí nước thải trước khi xả ra sông.

- Xây dựng các định chế và thực thi việc kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm và bảo vệ môi trường đô thị.

Câu III . 2

Khí hậu của TDMNBB là cận nhiệt và ôn đới nên thuận lợi cho cây chè (ưa mát).

Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ ( ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh.....=> thuận lợi cho phát triển cây CN có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, điển hình là chè.

Người dân có kinh nghiệm sản xuất, chế biến và bảo quản các sản phẩm từ chè.

Nhu cầu của thị trường.

Chính sách phát triển của nhà nước.

* Hiện trạng phát triển:

- Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích & sản lượng cả nước, nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái.

Câu Iva:

Thuận lơi:

- Điều kiện TN và TNTN

+ Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiêp

+ Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.

+ Tùy thuộc vào địa hình, đất để có các hình thức canh tác khác nhau.

Khó khăn:

Thường xuyên phải chịu những thiên tai( bão, lũ lụt, hạn hán )sâu bệnh, dịch bệnh.

- Với việc đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nông nghiệp chúng ta có thể chưng minh rất dễ ràng đó là nước ta có rất nhiều sản phẩm từ cây lương thực như lúa gạo, ngô cho đến các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đỗ tương rồi các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều, cà phê, các cây ăn quả như bưởi, cam…

- Tuy nhiên với đặc điểm tự nhiên như vậy cũng đã ảnh hưởng lớn đến cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta.

Câu IVb:

Thuận lợi

Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Chính sách: có sự đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài.

Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…), đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 5, 2, 3, 6, 32, 18…tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; các sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng; các cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân…

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…

Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di t

Những hạn chế và khó khăn

Dân số đông, mật độ dân số cao (1.225 ng/km2 – cao gấp 4,8 lần mật độ dân số trung bình Việt Nam)gây áp lực lên tài nguyên:nước, rừng...
Thời tiết thất thường và thường có thiên tai: bão từ biển vào, lũ lụt do nước đổ về hạ lưu

Sông bị lấp đầy do phù sa

7 tháng 11 2018

m làm thừa nhiều bạn đọc tham khảo th

6 tháng 11 2018

Vị trí địa lí của khu vực Nam Á:

- Nam Á nằm ở rìa phía Nam của lục địa Á - Âu

- Giới hạn:

8o30'B - 37oB

62oĐ - 98oĐ

- Tiếp giáp: Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á

- Giáp vịnh Ben-gan, biển Arap

Chúc em học tốt!