K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2020

Câu 2:

Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của xương:

+ Đầu xương: Cấu tạo gồm sụn bọc đầu xương, mô xương xốp gồm các nan xương --> chức năng: Giảm ma sát trong khớp xương, phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ

+ Thân xương: Cấu tạo gồm màng xương, mô xương cứng, khoang xương --> chức năng: giúp xương phát triển to bề ngang, chịu lực, đảm bảo vững chắc, chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.

Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của cơ:
+ Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm rất nhiều sợi cơ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết. Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phán giữa phình to là bụng cơ.

+ Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ có 2 loại là to cơ dày và tơ cơ mảnh xếp song song và xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có máu sinh chất.

=> Chức năng: Trong cơ thể luôn có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm cơ, cơ co làm cho xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể.

5 tháng 11 2020

Câu 5:

- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

- Chức năng của các thành phần:
+ Hồng cầu: thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào
+ Bạch cầu: có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh
+ Tiểu cầu: dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu
+ Huyết tương: duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải, hoocmon, muối khoáng dưới dạng hoà tan



6 tháng 11 2020

Câu 1:

Ta sẽ rụt tay khi chạm tay phải những chiếc gai nhọn phản xạ không điều kiện vì phản xạ này chúng tay không cần qua quá trình học tập và rèn luyện mà từ khi sinh ra đã có.

Khi da tay chạm tay phải những chiếc gai nhọn thì sẽ có 1 xung thần kinh đi từ cơ quan thụ cảm (là da) bằng nơron hướng tâm đến cơ quan trung ương. Từ cơ quan trung ương đi ra bằng nơron li tâm đến cơ quan phản ứng. Giúp tay ta rụt vào khi chạm tay phải những chiếc gai nhọn

6 tháng 11 2020

Câu 2:

- Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.

- Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:

+ Màng sinh chất.

+ Chất tế bào (cỏ chứa các bào quan)

+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thế, nhân con.

- Dù ở cơ thể đơn bào hay đa bào, tế bào đều thực hiện được chức năng sống của mình: trao đổi chất, sinh trưởng, cảm ứng, sinh sản

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.



2 tháng 11 2020

Vì khi nhiễm bệnh suy giảm miễn dịch ( hội chứng HIV) thì trong đó virut HIV đã tán công trực tiếp đến các bạch cầu limphô T( lớp hàng rào phòng thủ cuối cùng) lm chết hết tất cả các limphô T và cơ thể ko sản sinh ra kịp nên các bệnh khác khi cơ thể bị nhiễm sẽ chếtvì ko còn hàng rào phòng thủ nào

2 tháng 11 2020

tốc độ truyền máu là Động mạch chạy nhanh nhất và chậm dần ở mao mạch và lại ăng lên ở tĩnh mạch

=> động mạch>tĩnh mạch>mao mạch

1 tháng 11 2020

Chức năng của các bộ phận trong tế bào

Hoạt động sống của tế bào - loigiaihay.com

Bài 2. Cấu tạo cơ thể người | Học trực tuyến

Các khớp xương - loigiaihay.com

Trình bày chức năng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu - Nguyễn Anh Hưng

Đông máu và nguyên tắc truyền máu - loigiaihay.com

Nêu chức năng của mỗi vòng tuần hoàn lớn và nhỏ - My Le

cậu chịu khó tra gg, có hết mà:)

8 tháng 11 2020

mik thi xong luôn rồi :))

2 tháng 11 2020

Vì trong nhóm máu O hồng cầu không có A và B huyết tương có cả alpha và beta vì thế khi truyền vào ng có nhóm máu A thì bth

A ko cho đc O vì trong A hồng cầu có A khi vào trong O sẽ gặp alpha gây kết dinhgs máu

31 tháng 10 2020

Cơ quang dưới đây không có trong khoang bụng là:

A. Dạ dày

B.Gan

C. Tim ( vì tim ở khoang ngực nha!!)

D. Cả A,B và C đều đúng

Chúc bạn học có hiệu quả!!

30 tháng 10 2020

Diện khớp giữa xương sọ và cột sống lùi về phía trước, giữ cho đầu ở vị trí cân bằng trong tư thế đứng thảng; xương chậu rộng.
+ Cột sống cong ở 4 chỗ, đảm bảo cho trọng tâm cơ thể rơi vào 2 bàn chân trong tư thế đứng thẳng; lồng ngực rộng về 2 bên.
+ Xương chi phân hoá: Tay có khớp linh hoạt hơn chân, vận dộng của tay tự do hơn, thuận lợi cho việc cầm nắm. Chân có xương lớn, khớp chắc chắn, xương gót phát triển, các xương bàn chân và xương ngón chân khớp với nhau tạo thành vòm để vừa có thể dứng và đi lại chác chắn trên đôi chân, vừa có thể di chuyên linh hoạt

30 tháng 10 2020

- hộp sọ phát triển

- lồng ngực nở rộng sang 2 bên

-cột sống cong ở 4 chỗ

- xg chậu nở, xg đùi lớn

-cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển

-bàn chân hình vòm, xg gót chân phát triển

- chi tên có các khớp linh hoạt, ngón cái dối diện vs các ngón còn lại

-cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển

chắc luôn nha. mk hỏi cô rồi =))

Câu 1: Nêu khái niệm: Mô? Cung phản xạ? Phản xạ? Lấy một ví dụ về phản xạ và phân tích đường đi của phản xạ đó? Câu 2: a. Nêu: Cấu tạo của xương và cấu tạo của xương dài? Các loại khớp xương? b.Sự mỏi cơ? c. Giải thích được ý nghĩa được một số biện pháp rèn luyện hệ vận động?(Tự tìm biện pháp và giải thích) Câu 3: So sánh các loại mạch máu? Nêu các nguyên tắc truyền máu Câu 4: Làm bài...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu khái niệm: Mô? Cung phản xạ? Phản xạ? Lấy một ví dụ về phản xạ và phân tích đường đi của phản xạ đó?

Câu 2: a. Nêu: Cấu tạo của xương và cấu tạo của xương dài? Các loại khớp xương?

b.Sự mỏi cơ?

c. Giải thích được ý nghĩa được một số biện pháp rèn luyện hệ vận động?(Tự tìm biện pháp và giải thích)

Câu 3: So sánh các loại mạch máu? Nêu các nguyên tắc truyền máu

Câu 4: Làm bài tập về truyền máu(Dựa vào nguyên tắc truyền máu để làm)

1.Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?

2.Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?

3.Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV, …) có thể đem truyền cho người khác được không? Vì sao?

4. Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? Thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu của cá nhân đó.

Câu 5: Liên hê thực tế về miễn dịch nhân tạo, miễn dịch tự nhiên trong đời sống ?

8
12 tháng 11 2020

Câu 3.

Sự mỏi cơ

- Định nghĩa: Mỏi cơ là hiện tượng biên độ co cơ giảm dần cho đến khi ngừng, khối lượng phù hợp thì công sản ra lớn nhất

- Nguyên nhân:do cơ thể ko cung cấp đủ oxi làm tích tụ axit lactic đầu độc cơ

- Biện pháp:

+ Để năng suất lao động cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra còn có tinh thần thoái mái vui vẻ.

+ Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.

+ Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

12 tháng 11 2020

Câu 5:

So sánh các loại mạch máu

Các loại mạch máu

Sự khác biệt về cấu tạo

Giải thích

Động mạch

Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch.

Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.

Tĩnh mạch

Thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch.

- Lòng rộng hơn của động mạch.

Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch

Nhỏ và phân nhánh nhiều.

- Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì.

- Lòng hẹp

Nguyên tắc truyền máu:

  • Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máu;
  • Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết;
  • Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợp;
  • Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “ hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền rất chậm;